Những bài học kinh nghiệm trong khi xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị xã hội đang diễn ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị xã hội ở tỉnh bo kẹo nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 62 - 68)

điểm nóng chính trị - xã hội đang diễn ra

Khi có ĐNXH, ĐNCT-XH thì tình hình lúc này rất căng thẳng, phức tạp, rối ren. Lúc này có thể có những hành động quá khích hướng vào những cán bộ, cơ

quan hữu quan và chính quyền địa phương. Để có thể nhanh chóng giải quyết - ổn định được tình hình, dập tắt được ĐN và không để cho ĐN bùng phát lớn hơn, tồi tệ hơn hoặc lan toả sang nơi khác thì chúng ta cần phải nắm vững tình hình và đưa ra những quyết sách thích hợp. Qua quá trình xử lý các ĐN đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào thì rút ra được những bài học kinh nghiệm cơ bản sau:

Một là: Khi xảy ra ĐN trước hết phải nhanh chóng nắm bắt được tình hình, xác định rõ các nguyên nhân, đánh giá đúng tính chất và thành phần tham gia chống đối.

Khi ĐN nổ ra, việc xác định đúng thực trạng của ĐN, chỉ ra đúng nguyên nhân, tính chất và thành phần tham gia chống đối là một vấn đề đầu tiên hết sức quan trọng mang tính quyết định sự thành bại trong quá trình xử lý. Chẳng hạn cả ba ĐN xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo xử lý không dây dưa kéo dài và giải quyết nhanh chóng kịp thời là do chúng ta nắm bắt được tình hình, thấy rõ được nguyên nhân phát sinh thành ĐN. ĐNCT-XH ở cụm 13 bản chúng ta đã nắm trước được khi tình hình xảy ra, trong đó có 3 phần tử lưu vong từ Thái Lan sang, 10 tên bọn "nhóm người không tốt" hoạt động bí mật ở địa phương và cùng với 33 người dân bị họ lôi kéo, lừa mị đi theo họ. Nắm được mục tiêu cuối cùng của họ là làm gì? Vì vậy việc xử lý giải quyết thực tế không đến mức khó khăn. Các ĐN khác cũng như vậy.

Như vậy, việc đề ra những chủ trương giải pháp xử lý có đúng không, có đủ căn cứ để giải quyết tốt tình hình hay không sẽ được quyết định bởi công tác nắm và xử lý thông tin, xác định và nhận rõ các nguyên nhân phát sinh ra ĐN. Việc thu nhận thông tin là một vấn đề hết sức quan trọng: thông tin phải được lấy từ nhiều hướng, nhiều nguồn; có thể là từ những báo cáo của các cấp uỷ, từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa phương và từ những ý kiến nguyện vọng phản hồi của dân chúng.

Nhìn chung các thông tin ban đầu của ĐN cần phải nắm bắt là số lượng tham gia chống đối là bao nhiêu? Các thành phần tham gia là có những bộ phận nào? Ai là người đứng đầu tổ chức đó? Cách thức tổ chức của họ ra làm sao? Những yêu sách của họ đưa ra là cái gì? Mục đích cuối cùng và ẩn dấu ở đằng sau có những gì?

Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp của ĐN là cái gì? Trên cơ sở đó có thể xử lý được tốt và có hiệu quả cao.

Hai là: Hình thành tổ chức, xác lập sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất cho phù hợp với đặc điểm và tính chất của ĐN.

ở CHDCND Lào, việc bảo vệ quốc phòng, bảo vệ an ninh đã được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cả nước. ở cấp Trung ương là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh, có văn phòng riêng, Trưởng văn phòng bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh là uỷ viên Trung ương Đảng, đồng thời là uỷ viên quốc hội nhưng người đó phải là quân đội hoặc là công an.

ở cấp tỉnh là Bí thư Ban Chấp hành Tỉnh uỷ làm Chủ tịch bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh, có Trưởng quân sự tỉnh và Trưởng công an tỉnh làm phó ban bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh. Có văn phòng riêng độc lập, Trưởng văn phòng và nhân viên bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh đều là người của quân đội và công an tỉnh. Chức năng hoạt động là nhân viên bên công an là nắm tình hình an ninh ở bên công an, nhân viên bên quân đội là nắm tình hình quốc phòng ở bên quân đội rồi báo cáo thống nhất cho Trưởng phòng bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh rồi Trưởng phòng bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh mới khái quát và báo cáo trực tiếp với Chủ tịch bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh cấp tỉnh, với trường hợp Chủ tịch không có mặt mới báo cáo cho Phó chủ tịch, đồng thời là báo cáo lên cấp Trung ương.

ở cấp huyện là Bí thư huyện uỷ làm Chủ tịch bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh, không có văn phòng riêng, có Trưởng quân đội huyện và Trưởng công an huyện làm Phó chủ tịch và dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bí thư huyện uỷ. Còn ở cấp bản là do Chủ tịch bản chỉ huy trong đó có người phụ trách đội du kích và đội tự vệ. Riêng du kích thì ở mỗi cụm bản là có một đại đội du kích lưu động và một đại đội du kích thường trực.

Với một tổ chức mạng lưới quốc phòng - an ninh chặt chẽ như trên khi xảy ra ĐN hay bất cứ một tình huống chính trị nào cũng có thể chỉ đạo tổ chức chỉ huy được kịp thời và được thể hiện trong việc giải quyết hai ĐNCT-XH ở tỉnh Bo Kẹo nói trên. Trong khi xử lý giải quyết ĐNCT-XH ở cụm 13 bản cái đặc biệt quan trọng hơn nữa là chúng ta biết sử dụng cán bộ dân tộc vì khi "nhóm người không tốt" tiến hành gây ra ĐN thì họ không nói tiếng phổ thông nữa mà họ chỉ nói bằng tiếng dân tộc họ, cho nên việc sử dụng người cán bộ dân tộc cũng là một nghệ thuật quân sự và là một bài học nên giữ gìn.

Ba là: Về phương thức giải quyết các ĐN xảy ra chủ yếu nên dùng phương pháp tuyên truyền giáo dục là chính.

Các ĐN mặc dù xảy ra ở chỗ nào và bất cứ là loại hình ĐN nào khi giải quyết cần phải sử dụng các phương pháp nghệ thuật mềm dẻo hơn đó là việc tuyên truyền, giáo dục thuyết phục cho nhân dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, những thiệt hại có thể mất mát xảy ra, dùng tuyên truyền thuyết phục tốt hơn việc sử dụng lực lượng vũ trang. Chỉ bằng con đường đối thoại thì Đảng và chính quyền mới làm tốt công tác dân nguyện. Người cán bộ xuống trực tiếp đến tận dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư của dân để thấu hiểu hết nguyện vọng của dân, nghe được những yêu cầu, những bức xúc do chính người dân nói ra đồng thời là trả lời, giải thích cho dân hiểu là vấn đề quan trọng cần thiết.

Công tác tuyên truyền, dân vận là một việc làm cần thiết và thường xuyên, nhưng khi ĐN xảy ra thì việc tuyên truyền, dân vận quần chúng nhân dân là càng được tăng cường hơn bao giờ hết. "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (...) đều phải phụ trách dân vận" [15, tr. 699].

Việc tuyên truyền, dân vận không những là để giải quyết những vấn đề của ĐN mà nó là nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày của cán bộ đảng viên của chúng ta, nhất là trong giai đoạn xây dựng cơ sở chính trị ở cơ sở địa phương. Việc tuyên truyền dân vận là một việc đưa đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước đến nhân dân, làm cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng theo đường lối chính sách, tạo

điều kiện để nâng cao mức sống của dân ngày một khấm khá lên. Mặt khác, người cán bộ đảng viên được giao nhiệm vụ xuống xây dựng cơ sở chính trị ở cơ sở địa phương cũng phải thấu hiểu, biết tổ chức thực hiện công việc thực tế, có trình độ và khả năng tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đồng thời là tôn trọng những phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc ở địa phương, không làm những gì sai trái pháp luật, sai trái với phong tục tập quán của nhân dân. Cán bộ đảng viên xuống cơ sở phải là gương mẫu, tiên phong "ở với nhân dân làm cho nhân dân thương yêu, khi ra về làm cho nhân dân nói đến, nhớ đến".

Bốn là: Sau khi "rút ngòi nổ" điểm nóng được dập tắt phải khẩn trương thanh tra, xác minh, kết luận được sự việc làm nảy sinh ra ĐN.

Sau khi ĐN được dập tắt, tình hình bắt đầu ổn định trở lại, vấn đề trước mắt của Ban bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh phải làm là tổ chức, thành lập nhanh chóng một đoàn thanh tra để kịp thời điều tra sự kiện, tìm ra những mâu thuẫn, những nguyên nhân cơ bản hình thành và phát sinh ra ĐN. Thanh tra vốn là một nhiệm vụ thường xuyên của các cán bộ đảng viên và các tổ chức xã hội, khi tình hình bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột chống đối do những mâu thuẫn chủ quan hay khách quan là càng trở nên cần thiết đối với công tác thanh tra. Hồ Chủ tịch có nói "Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn đời của dưới" [16].

Tư tưởng trên thật đúng và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Trên thực tế bất cứ một công việc nào dù công việc đó sẽ là của tư nhân hay nhà nước, cá nhân hay tập thể, việc riêng hay là việc chung cũng đều phải cần đến công tác thanh tra để kiểm tra, theo dõi những công việc mình đã làm đó đúng hay sai, làm được những gì và vẫn còn những việc gì để có những biện pháp tiếp theo. Trong công tác thanh tra, việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của thanh tra thì Đại hội Đảng NDCM Lào cũng đã khẳng định "chỗ nào có sự lãnh đạo của Đảng thì chỗ đó phải có công tác thanh tra, nếu chỗ nào không có công tác thanh tra thì chỗ đó coi như không có sự lãnh đạo của Đảng" [11, tr. 77].

Qua việc tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra phải có kết luận kịp thời để giải quyết những yêu cầu thích đáng của nhân dân, khẳng định tính chất, mức độ sai

phạm, con người sai phạm là rất cần thiết để có hướng giải quyết đúng. Công tác thanh tra phải thực hiện đúng theo quy trình, được tiến hành công khai, dân chủ, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục pháp lý, tính khoa học, cụ thể, khách quan, chính xác. Nếu kết luận của thanh tra mà không chính xác, sai sự thật hoặc bao che vì lý do hối lộ, tham nhũng nào đó thì việc quyết định giải quyết các vấn đề của cấp trên cũng sẽ sai, không đúng sự thật.

Việc giải quyết sai vấn đề nó sẽ dẫn tới sự mất uy tín của người quản lý lãnh đạo. Khi mất uy tín lãnh đạo của Đảng, của người cán bộ thì càng là một thời cơ cho các thế lực thù địch, cho những "nhóm người không tốt" tuyên truyền đảo ngược đường lối, chính sách, tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước ta, từ đó kích động, lôi kéo nhân dân hoạt động chống phá cách mạng, chống phá chính quyền địa phương của ta...

Cùng với việc thanh tra, vấn đề còn lại là xử lý các nội dung đã được thanh tra kết luận công khai, minh bạch. Có những gì mà qua kết quả thanh tra cảm thấy phải được giải quyết trước mắt, khẩn cấp thì nên giải quyết cho nhanh, kịp thời. Chẳng hạn ở ĐNXH trong việc khai thác "ngọc bích" ở huyện Huội Sài, qua kết quả thanh tra của đoàn thanh tra Trung ương thấy rằng: việc làm sai trái không đúng theo hợp đồng pháp lý của Công ty đã vi phạm đến lợi ích của nhân dân. Ngoài ra các khoản nợ nần giữa Công ty khai thác "ngọc bích" với các công ty khác và với nhân dân là quá lớn. Trước những tình hình đó Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 07/TT, ngày 17/7/2000, giao cho tỉnh Bo Kẹo tạm thời cho Công ty Trêm May Ninh ngừng hoạt động và cai quản, quản lý công trình đó [23, tr. 1]. Ngoài ra còn tạm thu tất cả các phương tiện, vật tư, vật liệu và các loại máy móc vào kho để chờ đợi cấp trên giải quyết.

Còn ĐNCT-XH ở cụm 13 bản biên giới đất liền, vì có tính chất đối kháng cho nên ĐN ở đây phải dùng lực lượng quân đội. Mặc dù dùng lực lượng quân đội nhưng cũng chỉ là hình thức, không có sự va chạm, vì bọn "nhóm người không tốt" sau khi họ gây ra tiếng nổ và làm họ chết tại chỗ 3 tên thì họ đã tự bỏ chạy hết. Sau giải quyết khẩn cấp ĐNCT-XH ở cụm 13 bản biên giới đất liền thì vấn đề cấp bách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần phải làm là phải bắt giữ 3 tên bọn lưu vong từ Thái Lan sang, 6 tên bọn "nhóm người không tốt" hoạt động bí mật ở địa phương và tạm giữ 30 người dân bị họ kích động, lừa mị, lôi kéo về trại giam để cải tạo, giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị xã hội ở tỉnh bo kẹo nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 62 - 68)