Những bài học kinh nghiệm xử lý sau điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị xã hội đã được ổn định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị xã hội ở tỉnh bo kẹo nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 68 - 79)

chính trị - xã hội đã được ổn định

Bo Kẹo là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của đất nước có biên giới giáp với hai nước có chế độ chính trị khác nhau là Thái Lan và Miên Ma dài 243km. Là một tỉnh nhỏ, dân số ít, chỉ chiếm khoảng 3,96% của nhân dân trong cả nước. Là một tỉnh có tiềm năng chiến lược về quân sự, kinh tế và văn hoá xã hội. ở đây có nhiều tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác như là: vàng, nhôm, than, sắt, tôn, ngọc bích, đá quý... Do những đặc điểm và những tiềm năng chiến lược như trên, các thế lực thù địch bên ngoài và "nhóm người không tốt" đã móc nối cấu kết với nhau hoạt động chống phá tỉnh Bo Kẹo nói chung và các cơ sở chính trị ở cơ sở nói riêng, làm cho tỉnh Bo Kẹo không đủ thời gian để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và đưa mức sống của nhân dân từng bước tiến lên. Những năm gần đây, do sự kích động, lôi kéo của "nhóm người không tốt" họ đã gây ra những cuộc bạo loạn làm mất ổn định, trật tự an ninh xã hội mà ở tỉnh Bo Kẹo coi đó là ĐN. Qua việc xử lý ĐN đã nêu trên phần nào cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình là:

Một là: Sau ổn định được tình hình, sau ĐN chúng ta cần phải củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở nơi xảy ra ĐN mà trước hết là khả năng và vai trò hoạt động lãnh đạo của Đảng.

Một trong những nguyên nhân sâu xa của ĐNXH, ĐNCT-XH là sự mất đoàn kết trong nội bộ Đảng. Điều ấy đã làm tổn hại đến truyền thống lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm mất đi nguồn sức mạnh để "đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác cao hơn". Việc giữ vững được đoàn kết trong Đảng sẽ làm cho bộ máy của Đảng trong sạch vững mạnh, đủ sức thực hiện tốt vai trò tổ chức và lãnh đạo cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Vậy thì: "Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao

phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm như vậy thì dù công việc to lớn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi [17, tr. 31]. Các đảng viên, chi bộ phải tiếp tục sử dụng vũ khí sắc bén là phê bình và tự phê bình, coi trọng tự phê bình từ trên xuống và phê bình từ dưới lên. Chỉ có như vậy mới giải quyết được những mâu thuẫn trong nội bộ của Đảng. ở những nơi có khuyết điểm và mất đoàn kết nghiêm trọng thì cấp trên phải trực tiếp xuống chỉ đạo việc phê bình và tự phê bình, kết hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kết luận rõ những sai phạm và khôi phục lại đoàn kết nội bộ.

Giải quyết tốt vấn đề đấu tranh phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng sẽ làm cho Đảng giải quyết được những mâu thuẫn, tăng thêm sức chiến đấu của Đảng. Chỉ có xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì mới tăng cường được vai trò lãnh đạo của mình. Nội bộ tổ chức cơ sở Đảng đoàn kết là nền tảng, là nguồn sinh lực giải quyết mọi vấn đề làm mất ổn định ở cơ sở địa phương. Trên cơ sở củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh mới đảm bảo vững chắc cho sự ổn định chính trị - xã hội và đảm bảo được sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới mà Đảng, Nhà nước đề ra. Đây là một bài học sâu sắc nhất ở các ĐNXH, ĐNCT-XH ở tỉnh Bo Kẹo.

Sau việc củng cố khả năng và vai trò lãnh đạo của Đảng thì tiếp sau đó phải củng cố năng lực hoạt động lãnh đạo của chính quyền cơ sở. Trong hệ thống chính trị ở cơ sở thì cụm bản là một bộ phận nòng cốt. Cụm bản trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của nhân dân, gắn bó mật thiết với đời sống thực tế của nhân dân, có thể biết và nắm chắc quá trình hoạt động, sinh sống hàng ngày của dân. Vì vậy quyền lực, quyền và nghĩa vụ của nhân dân có được thực hiện, phát huy hay không, tình hình ổn định để phát triển có được đảm bảo hay không thì một phần lớn là phụ thuộc vào năng lực, vào hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở.

Trên thực tế, các tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở lại ít khi được quan tâm, do đó không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Hơn nữa, những hạn chế và yếu kém trong hoạt động lãnh đạo quản lý cũng như về mặt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở theo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng được bộc lộ. Đặc biệt ở

những nơi xuất hiện ĐN quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm, trật tự kỷ cương pháp luật lỏng lẻo, chính quyền cơ sở trở nên bất lực trước những diễn biến phức tạp nơi xảy ra ĐN. Để đảm bảo được yêu cầu trên, trước hết cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, làm cho chính quyền cơ sở không bị động, không ỷ lại và quá phụ thuộc vào cấp trên. Do vậy phát huy được tính chủ động, nâng cao được hiệu lực lãnh đạo của chính quyền cơ sở thì sẽ đảm bảo được vấn đề quốc phòng, an ninh của cơ sở, nhất là ở bản và cụm bản phát triển.

Hai là: Củng cố lại hệ thống tổ chức chính quyền địa phương. Sau ĐN tình hình còn bấp bênh lỏng lẻo, nhân dân còn sợ hãi, người làm sai thì càng im lặng, những người vốn là gương mẫu, tiên phong cũng không dám ăn nói ra làm sao vì sợ sự căm thù của những người không tốt. Người có trách nhiệm được cấp trên giao việc cũng không muốn hoạt động theo công việc được giao, có thể nói rằng lúc này mọi hoạt động của hệ thống tổ chức ở cơ sở là bị tê liệt.

Trước những tình hình trên các cơ quan hữu quan và ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị có thể đề nghị với cấp trên tổ chức Đại hội bầu lại Chủ tịch bản và các tổ chức đoàn thể quần chúng như là Mặt trận Lào It sa la, Hội phụ nữ, Thanh niên nhân dân cách mạng Lào và tổ Hoà giải ở mỗi bản trong cụm bản.

Trong trường hợp ở đó Chủ tịch bản hay các tổ chức đoàn thể quần chúng không có vấn đề, không dính dáng tới vấn đề của ĐN cũng có thể chờ đến thời hạn của nhiệm kỳ mở Đại hội để bầu cử theo pháp luật hành chính quy định 3 năm là một nhiệm kỳ [13, tr. 65]. Riêng Chủ tịch bản là không được quá 2 nhiệm kỳ (tức là 6 năm). Còn Trưởng đoàn của các tổ chức quần chúng là không giới hạn, nếu hết nhiệm kỳ vẫn có uy tín, được nhân dân tín nhiệm bầu cử thì vẫn tiếp tục làm.

Nếu trong trường hợp mà ở đó Chủ tịch bản hay các tổ chức đoàn thể quần chúng dính dáng với vấn đề ĐN hoặc có những vấn đề khác, không có uy tín với nhân dân thì có thể mở Đại hội để bầu cử, tuyển chọn lấy những người có trình độ đủ khả năng lãnh đạo, quản lý để đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch bản hay các Trưởng đoàn tổ chức quần chúng ở bản đó. Nhưng với trường hợp mà chưa đến nhiệm kỳ của Đại hội thì Ban chỉ dạo xây dựng cơ sở chính trị ở cụm bản đó có thể đề nghị

với cấp trên bổ nhiệm, nhưng phải trên cơ sở sự nhất trí của tập thể ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị ở cụm bản đó.

Cần củng cố các tổ chức đoàn thể quần chúng mà trước hết là Mặt trận Lào It Sa La. Mặt trận Lào It Sa La là một tổ chức có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở CHDCND Lào, "là nơi tập hợp sự đoàn kết và động viên các tầng lớp nhân dân các bộ tộc góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong các cơ quan tổ chức của mình" [12, tr. 3]. ở CHDCND Lào cho đến nay phần lớn nhân dân vẫn sinh sống theo truyền thống cộng đồng họ hàng, có tộc trưởng hay già làng là người có uy tín nhất trong làng, cho nên khi lựa chọn người phụ trách Mặt trận Lào It Sa La ở các bản thì người ta hay chọn lấy ông tộc trưởng hay ông già làng đó làm Mặt trận Lào It Sa La.

Trên thực tế cuộc sống của nhân dân ở các vùng nông thôn miền núi, việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân, việc giải quyết các vấn đề cho dân làng có khi ông Chủ tịch bản tuyên truyền, giáo dục dân chưa chắc sẽ bằng ông tộc trưởng hay ông già làng nói mấy câu. Sự kính trọng đối với già làng còn hơn các tổ chức đoàn thể quần chúng trong bản làng, vì vậy khi giải quyết các vấn đề trong bản làng mà gặp nhiều khó khăn thì thường hay nhờ đến ông tộc trưởng hay là ông già làng đó giúp đỡ.

Hiện nay, sau khi có Chỉ thị số 09/BCT ngày 8/6/2004 của Bộ Chính trị về xây dựng bản và cụm bản phát triển thì thêm vào các tổ chức quần chúng ở mỗi bản là một tổ hoà giải. Tổ hoà giải được tổ chức lên để giải quyết các vấn đề xảy ra ở trong bản như là: trộm cắp, mâu thuẫn tranh chấp, đánh nhau... Nếu cả hai bên mà không giải quyết được thì phải đến tổ hoà giải tiếp tục giải quyết.

Ba là: Công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy rõ âm mưu phá hoại của địch và giáo dục ý thức pháp luật, ý thức làm chủ của nhân dân.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và ý thức làm chủ thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là một vấn đề quan trọng sau ĐN đã được ổn định. Lúc này hơn bao giờ hết tư tưởng của nhân dân nơi xảy ra ĐN còn bị

phân hoá, rệu rã, do đó rất cần thiết làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân. Công tác giáo dục trước hết phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu rõ về âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, thấy rõ ai là kẻ thù cơ bản? Ai là kẻ thù trực tiếp ? Âm mưu chính của họ là cái gì? Những âm mưu phá hoại của họ từ ngày đất nước được giải phóng cho đến nay thì họ làm được những gì? Sự kiện ĐN mà họ gây ra thì họ được những gì và ta mất mát những gì? Những vấn đề trên phải được giáo dục, giải thích rõ cho nhân dân hiểu. Chẳng hạn ở ĐNCT-XH cụm 13 bản biên giới đất liền của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo, ĐN mà họ gây ra lực lượng chủ yếu vẫn là nhân dân ta, là con cháu của dân ta, họ ném lựu đạn, ném bộc phá làm chết tại chỗ cũng là nhân dân ta, trong khi đó lực lượng thù địch từ bên ngoài vào là không có, cuối cùng là dân ta giết dân ta, con cháu ta giết họ hàng ta... Tình hình lúc này chúng ta phải kiên trì tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho dân, tuyên truyền dân vận chuyển hoá tư tưởng của dân từ bắt tay địch, hoạt động phục vụ địch chuyển hoá thành sự căm ghét, căm thù với địch, tích cực tham gia sản xuất nâng cao đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Cùng với việc tuyên truyền giáo dục cho nhân dân thấy rõ những âm mưu và thủ đoạn phá hoại của kẻ địch thì đồng thời cần phải tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, kỷ cương pháp luật của Nhà nước cho nhân dân.

Công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, kỷ cương pháp luật của Nhà nước không những chỉ được tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức nhà nước mà còn phải được tăng cường giáo dục tốt ở quần chúng nhân dân. Quá trình tuyên truyền giáo dục làm sao cho nhân dân thấy được những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thấy được những thành tựu qua 20 năm đổi mới của Đảng, Nhà nước ta, cho nhân dân nhận thức, so sánh xem trước những năm đổi mới sự phát triển của đất nước như thế nào, trong quá trình đổi mới cho đến nay sự phát triển của đất nước như thế nào, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân ra làm sao? Đường xá, y tế, trường học, viễn thông... như thế nào? Nhân dân hiểu rõ được đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước thì họ mới nhận thức tham gia mọi hoạt động trong xã hội, tránh được sự kích

động lôi kéo của bọn "nhóm người không tốt" và những người lưu vong ở nước ngoài.

Ngoài tuyên truyền giáo dục về đường lối chính sách của Đảng thì mọi cán bộ đảng viên còn tăng cường giáo dục ý thức pháp luật của Nhà nước, làm cho nhân dân quen sống dần với pháp luật. Việc ý thức thực hiện pháp luật và sống theo pháp luật không những góp phần bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn xã hội mà còn tạo môi trường, điều kiện sống, làm việc cho bản thân mình. Pháp luật bảo đảm cho sự sống và mọi hoạt động của con người trong xã hội, con người sống và đấu tranh bởi lẽ phải là góp phần cho xã hội phát triển và văn minh.

Bốn là: Định hướng để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.

Trong xã hội, bất cứ ở vùng nông thôn nào cũng vậy, nếu đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nền kinh tế thị trường tự do ngày một phát triển, sự phân hoá giàu nghèo ngày một thấy rõ, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội ngày một tăng... Những vấn đề trên, nếu người lãnh đạo quản lý, các cơ quan hữu quan không có biện pháp giải quyết hợp lý thì dễ bị các thế lực thù địch và bọn "nhóm người không tốt" kích động, lôi kéo đi theo họ hoạt động chống đối ta, gây ra những bất ổn và trở thành ĐN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung các ĐN xảy ra đều có những đặc điểm, tính chất và nguyên nhân khác nhau, do đó về phương thức định hướng để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cũng khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng địa bàn, nhưng nhìn chung theo kinh nghiệm thực tế của tỉnh Bo Kẹo có thể khái quát thành nhiệm vụ chiến lược để phát triển trong từng bước, với thời gian lâu dài theo hướng xây dựng bản và cụm bản phát triển và có nội dung cụ thể về các mặt sau:

Về chính trị: ở mỗi bản phải có một hệ thống chính trị mạnh mẽ như là: phải có một tổ đảng lãnh đạo, tổ đảng đó phải là tổ mạnh, biết lãnh đạo toàn diện hoặc đang trong giai đoạn xây thành tổ đảng mạnh, biết lãnh đạo toàn diện. Có chính quyền bản mạnh mẽ, có các tổ chức đoàn thể quần chúng đầy đủ như là: Mặt trận

Lào It Sa La, Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội phụ nữ Lào và một tổ hoà giải của bản.

Nhân dân được sự giáo dục, huấn luyện và học tập thường xuyên về đường lối, chính sách của Đảng, kỷ cương pháp luật của Nhà nước và nhiều quy định chung của bản làm cho mọi người dân có trình độ chính trị ngày một cao lên. Có sự đoàn kết thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới nam - nữ ở trong bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị xã hội ở tỉnh bo kẹo nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 68 - 79)