giữa sông Mê Kông biên giới giáp với Thái Lan
Tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào và Chăng Vắt (tỉnh) Chiềng Rai vương quốc Thái Lan là hai tỉnh thuộc hai nước láng giềng có chế độ chính trị khác nhau. Mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về lối sống, truyền thống văn hoá có những nét tương đồng nhau, thậm chí có những cái giống nhau như là ăn cơm nếp, mặc váy, các phong tục tập quán như ăn hỏi, lễ cưới, lễ "thăm U Su Khuôn" (lễ buộc chỉ cổ tay), nói với nhau không cần phiên dịch, đạo Phật là quốc đạo... Nhân dân theo dọc hai bờ sông đều có họ hàng ở bên này, bên kia, có gia đình bố mẹ nhà cửa ở bên này và có anh chị hoặc em ở bên kia. Do đó mối quan hệ đi lại hỏi thăm lẫn nhau là khó có thể tránh khỏi.
Trên thực tế của đời sống xã hội, nhân dân hai tỉnh Bo Kẹo và Chiềng Rai nói chung và hai bờ theo dọc sông Mê Kông nói riêng, ngoài những sự hiểu biết lẫn nhau về tiếng nói, về tập tục văn hoá thì hai bên còn có quan hệ kinh tế hàng hoá hàng ngày. ở bên Lào sản xuất và bán ra các loại sản phẩm như là: thóc, ngô, đậu, lạc, ớt, gỗ và các loại lâm sản khác. Còn Lào nhập vào là các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, sản phẩm công nghiệp phục vụ trong sản xuất nông nghiệp... Việc trao đổi mua bán làm ăn của nhân dân hai bên dã tạo ra tinh thần gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, vì vậy nhân dân hai bên không ai mong muốn sự bất ổn về an ninh, an toàn ở hai bên bờ sông biên giới. Thế nhưng giới cầm quyền Thái Lan đã tìm mọi cách để ĐN xảy ra. Vậy nguyên nhân nào làm xảy ra ĐN đó?
ĐNCT-XH ở hòn đảo Ma Nô 1 thuộc huyện Tổn Phợng về mục tiêu cuối cùng của lực lượng thù địch cũng không khác gì về mục tiêu cuối cùng của ĐNCT- XH ở cụm 13 bản thuộc huyện Pác Thà.
Trước hết: Là sự tranh chấp đất đai, gây sức ép với chính quyền địa phương
sông Mê Kông cũng sợ, đồng thời làm cho các cửa khẩu địa phương tạm thời bị đóng cửa. Mưu đồ của giới cầm quyền Thái Lan thì họ muốn dùng lực lượng quân đội để chiếm đóng hòn đảo Ma Nô 1 làm căn cứ địa cho bọn "nhóm người không tốt" đang hoạt động bí mật ở vùng đất thuộc địa phận của tỉnh Bo Kẹo và các tỉnh khác lân cận.
Thứ hai là: Với mưu đồ chiếm đóng đảo Ma Nô 1 của Thái Lan, ngoài mục
đích về chính trị và quân sự thì việc chiếm đảo Ma Nô 1 họ còn có mục đích khác nữa là làm cản trở về việc cắm cột mốc biên giới đường sông Mê Kông. Như chúng ta đã biết, CHDCND Lào và vương quốc Thái Lan có biên giới từ Bắc chí Nam dài 1.835km, trong đó có biên giới đất liền dài 735km và biên giới đường sông dài 1.100km. Trong tổng số biên giới đường bộ dài 735km đó mới chỉ cắm được 190 cột mốc trong quãng biên giới dài là 676km và bằng 92% trong tổng số 735km (tính từ ngày 5/6/1997). Trong 190 cột mốc đó có 11 cột mốc thuộc địa phận của tỉnh Bo Kẹo. Còn biên giới đường sông Mê Kông dài 1.100km thì vẫn chưa được cắm một cột mốc nào, trong đó Bo Kẹo có biên giới đường sông Mê Kông với Thái Lan dài là 97km.
Nói đến biên giới đường sông Mê Kông là một vấn đề phải tranh cãi trong Hội nghị thường kỳ hàng năm của Uỷ ban hợp tác Lào - Thái Lan, Thái Lan - Lào. Bởi vì: theo kết quả Hội nghị uỷ ban hợp tác giữa Lào và Thái Lan ngày 8/9/1996 tại tỉnh Sông Kha (vương quốc Thái Lan), hai bên đã có quyết định chung về việc khảo sát và cắm cột biên giới trong suốt biên giới dài 1.835km" của hai nước. Trong đó hai bên đã nhất trí thừa nhận lấy 5 hiệp ước mà Pháp và Xiêm đã phân chia đường biên giới và ký với nhau làm nguyên tắc cơ bản cho Uỷ ban cắm cột mốc biên giới của hai bên. 5 hiệp ước đó là:
- Hiệp ước ngày 13/2/1904 - Quyết định ngày 29/6/1904. - Hiệp ước ngày 23/3/1907
- Hiệp nghị kèm theo Hiệp ước ngày 23/3/1907
Nhưng trên thực tế cho đến nay, Thái Lan lại từ chối không muốn lấy theo các hiệp ước mà hai bên đã thừa nhận nói trên, họ muốn lấy tình hình của dòng nước sâu hiện tại, do đó nảy ra vấn đề phải tranh cãi lẫn nhau. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng trong ĐNXH, ĐNCT-XH đã từng xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo trong những năm gần đây mặc dù chưa đến mức gay gắt, phức tạp nhưng nó cũng mang tính bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và phát triển kinh tế của nhân dân. Như vậy để có sự quản lý, điều hành được tốt trong quá trình xử lý các ĐNXH, ĐNCT-XH xảy ra, người quản lý nên tìm ra các nguyên nhân chính làm phát sinh ra các ĐN mới có thể giải quyết đúng và kịp thời tình hình của ĐN.
Nói chung các ĐN xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo là do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan sau:
Về nguyên nhân khách quan:
Các thế lực thù địch bên ngoài không bao giờ từ bỏ những âm mưu phá hoại cách mạng XHCN nói chung và cách mạng Lào nói riêng. "Họ tìm mọi cách để chống phá cách mạng bằng các thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ với âm mưu xóa bỏ chính quyền dân chủ nhân dân ở Lào" [9, tr. 50]. Gần đây Mỹ và các thế lực thù địch phương Tây còn có âm mưu thực hiện "cách mạng màu da cam" ở CHDCND Lào với nhiều hình thức, họ đã can thiệp vào nội bộ của Lào trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và cả về văn hoá xã hội với mục đích là nhằm chuyển hoá từng bước, tiến tới xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng và xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Cho đến nay "Mỹ đang lợi dụng những vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", và "chống khủng bố"... để ép buộc và can thiệp vào các công việc nội bộ của CHDCND Lào, tạo điều kiện để tiến hành "cách mạng màu da cam" [22, tr. 7]. Ngoài những âm mưu trên, Mỹ và các thế lực thù địch còn lợi dụng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội để phá hoại nội bộ của ta, xây dựng "lực lượng bí mật" trong nội bộ ta, lợi dụng khi tình hình kinh tế - xã hội của ta đang gặp khó khăn, kích động và tạo cho có sự mâu thuẫn trong nội bộ
của Đảng ta, chia rẽ và thúc đẩy quần chúng biểu tình làm mất trật tự an ninh, an toàn trong xã hội...
Từ những âm mưu chiến lược trên Mỹ và giới cầm quyền Thái Lan đã tập hợp và huấn luyện, giáo dục lực lượng lưu vong ở nước ngoài, dùng bọn này lọt vào các địa phương của Lào tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ nhân dân các bộ tộc của ta, họ cho rằng: Tộc người này là giàu có, sung sướng, tộc người kia là nghèo đói, khốn khổ, không được ưu đãi...
Sau sự kiện ĐN ở đảo Ma Nô 1 và ĐN ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan càng thấy rõ những âm mưu thủ đoạn của Mỹ và các thế lực thù địch, ngoài những âm mưu trên chúng còn có âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng hay không tín ngưỡng để lôi kéo nhân dân, nhất là các dân tộc thiểu số, ít hiểu biết về chính trị và những người mua bán, nghiện hút về ma tuý lừa mị họ hoạt động chống phá chính quyền địa phương như ở ĐN 13 bản biên giới đất liền của huyện Pác Thà.
Về nguyên nhân chủ quan:
Ngoài những nguyên nhân khách quan các ĐNXH, ĐNCT-XH xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo còn có những nguyên nhân chủ quan, trước hết là về mặt tổ chức trong hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị ở cơ sở không được xây dựng, củng cố vững mạnh, nhiều bản vẫn còn là bản trắng, chưa có đảng viên. Hệ thống tổ chức cấp bản ai cũng không muốn làm vì không có lương, không có chính sách do đó hoạt động rất kém. Cán bộ cấp trên cũng ít xuống cơ sở, nếu có xuống cũng chỉ xuống chỗ nào có điều kiện thuận lợi, chỗ nào có đường xá đi lại thuận tiện thì mới đi, còn nơi nào xa xôi hẻo lánh là không đi hoặc là ít đi. Hơn nữa trong thời kỳ hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, viễn thông hiện đại là càng làm cho cán bộ lãnh đạo xa rời quần chúng, xa rời cơ sở, vì muốn biết, muốn lấy cái gì chỉ việc gọi điện thoại.
Hai là: Vì một số đảng uỷ, chính quyền địa phương và cán bộ đảng viên không chú ý nghiên cứu và nắm vững đường lối chính sách của Đảng, kỷ cương pháp luật của Nhà nước do đó khi được giao việc đi làm thì chưa đạt được yêu cầu, chưa hoàn thành nhiệm vụ. Một số đảng uỷ và cán bộ đảng viên chưa biết chuyển
hoá những đường lối chính sách, những nghị quyết đã được ban hành thành kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng lĩnh vực công việc, "chỉ biết nói mà không biết làm" hoặc làm cũng không có trách nhiệm, chỉ làm cho xong việc không tính đến hậu quả chất lượng. Mặt khác là do trình độ, khả năng hoạt động thực tế của các đảng uỷ, cán bộ đảng viên còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ thực tiễn của công việc. Cán bộ phần lớn chưa được đào tạo ngành nghề qua các trường mà chủ yếu là cán bộ tuyển tại địa phương, chậm nhận thức về cái mới, tư tưởng bảo thủ, cấp trên muốn cho đi học để nâng khả năng nhận thức lại không đi...
Ba là: ý thức tự giác của nhân dân còn thấp, nhân dân đã quen sống với thế giới tự nhiên hái lượm, săn bắt các loại động, thực vật trong rừng để nuôi sống bản thân, hàng năm họ chỉ sản xuất đủ ăn mà không tính đến sản xuất để trao đổi mua bán. Đời sống phần lớn sống theo điều kiện tự nhiên, lẻ tẻ, vì vậy muốn tập hợp dân từ miền núi xuống miền xuôi, từ bản nhỏ lẻ tẻ thành bản lớn hoặc cụm bản là rất khó.
Bốn là: Việc xây dựng cơ sở chính trị ở cơ sở địa phương theo Chỉ thị hướng dẫn 09/BCT ngày 8/6/2004 về việc xây dựng bản và cụm bản phát triển có làm nhưng chưa liên tiếp, làm chưa triệt để, thiếu ý thức tự giác, ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị ở từng cụm bản làm việc chưa nghiêm túc, chặt chẽ, không nắm được tình hình cụ thể rõ ràng. Do làm việc chưa sát thực cho nên không nắm được những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, không nắm được mưu đồ hoạt động của bọn "nhóm người không tốt" và những người dân nuôi dưỡng, che dấu chúng làm thám tử cho chúng như ở cụm 13 bản biên giới đất liền nơi xảy ra ĐN. Cán bộ xuống cơ sở chưa thật lăn lộn với nhân dân chỉ hay về nhà vì lý do này lý do khác...