Sự hình thành và phát triển làngnghề Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 25)

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước.

Ví dụ: như làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh)với hơn 900 năm phát triển,làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của các sản phẩm làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ,quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Sự phát triển làng nghề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam. Trước đây làng nghề đóng vai trò là trung tâm sản xuất, trung tâm văn hóa của vùng và khu vực, nơi đây tập trung những thợ thủ công có tay nghề cao và cũng là nơi thể hiện tinh hoa của kỹ thuật sản xuất. Sản phẩm tạo ra phục vụ thị trường lân cận. Những năm gần đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường sản phẩm của làng nghề không

chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Điều này thúc đẩy sản xuất làng nghề phát triển mạnh tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn.

Mỗi làng nghề có đặc trưng riêng và đem lại lợi ích kinh tế khác nhau cho người sản xuất chính vì vậy có sự phân hóa giữa các làng nghề. Những làng nghề có sản phẩm, thị trường lớn đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất thì mở rộng phát triển, lợi ích cho người sản xuất thấp sẽ bị mai một dần (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, 2009).

2.2.3 Đặc điểm và phân loại và phân bố làng nghề a. Đặc điểm của làng nghề

Tuy ở mỗi làng nghề có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung những đặc điểm như:

Sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn

Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề: chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực từ các thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có.

Quy mô sản xuất ngành nghề (gia đình, thôn, xóm), trình độ thủ công, thiết bị chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất sen lẫn trong khu dân cư.

Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có quan hệ gia đình, dòng họ, được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”.

Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ thăng trầm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất và nhu cầu của thị trường.

Các làng nghề từ Bắc vào Nam có tính chất tương đồng về nghề và sản phẩm. Tính văn hóa nghệ thuật do hiện tượng di dân, di nghề, và hiện tượng bành trướng tự nhiên của hiện tượng kinh tế xã hội làng nghề (Hiệp hội làng nghề Việt Nam, 2009).

b. Phân loại làng nghề Việt Nam

Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm (Hiệp hội làng nghề Việt Nam,2009).

Dựa vào phương thức sản xuất,có thể chia ra làm 5 loại làng nghề chính sau:

Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm

Làng nghề sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và gốm sứ.

Làng nghề tái chế chất thải

Làng nghề dệt nhuộm

Làng nghề thủ công mỹ nghệ

Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau:

Hình 2.2: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất

(Nguồn:Hiệp hội làng nghề Việt Nam, 2009)

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy ngành nghề thủ công mỹ nghệ và chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành nghề ở nước ta và ngành tái chế phế liệu chiếm tỷ lệ thấp nhất. Ngoài ra có thể phân loại theo quy mô sản xuất, theo lịch sử phát triển, theo quy mô sử dụng...

c. Phân bố các làng nghề Việt Nam

Ở Việt Nam các làng nghề có sự phân bố không đồng đều. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Miền Trung có

khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề [Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009].

Hình 2.3. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực Bảng 2.9: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam

Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Chế biến nông sản, thực phẩm Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Vật liệu xây dựng, gốm sứ Nghề khác Miền bắc 138 134 61 404 17 222 Miền trung 24 42 24 121 9 77 Miền nam 11 21 5 93 5 42 Tổng cộng 173 197 90 618 31 341 ( Nguồn :Đề tài KC 08-09, 2005) 2.2.4 Vai trò của làng nghề

Trong nhiều năm qua, sự phát triển vượt trội của làng nghề trên cả nước đã làm nền kinh tế chuyển mình, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đầy phát triển kinh tế tại địa phương, đóng góp chung vào sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, làng nghề có ý nghĩa hết sức to lớn với nền kinh tế - xã hội, được thể hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hóa phong phú, đa dạng phục vụ cho nhucầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao động, thu hút lao động dưthừa ở nông thôn, tạo việc làm thường xuyên cho trên 11 triệu lao

động chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn ( Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2008).

Thu hút nguồn vốn trong cộng đồng làng, xã, góp phần sử dụng hiệu quả nguồnvốn trong làng nghề. Hầu hết các ngành nghề sản xuất đều sử dụng diện tích 1 phần nhà ở, như nghề làm bún, nghề mộc, nghề dệt,... tiết kiệm được lượng vốn phải đầu tư cho nhà xưởng.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng hàng hóa công nghiệp ở nông thôn. Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị, thúc đầy phát triển cơ cấu hạ tầng nông thôn.

Việc phát triển kinh tế làng nghề còn đóng góp trong việc bảo tồn và phát triểnbản sắc, giá trị văn hóa lâu dài. Nhiều sản phẩm mang thương hiệu của vùng, xã, lưu truyền từ đời này qua đời khác, lưu truyền và bảo tồn cho con cháu dân tộc Việt.

Hay những làng nghề có vị trí thuận lợi xây dựng các tuyến/điểm du lịch lữ hành. Ngoài lợi thế cảnh quan, văn hóa đặc sắc, mỗi làng nghề còn có những đặc trưng bởi hệ thống di tích lịch sử phong phú, trải qua nhiều thăng trầm thời gian, thế hệ con cháu.

2.2.5 Những tồn tại của làng nghề

Bên cạnh những vai trò to lớn, sự phát triển làng nghề đã và đang tồn tại nhữngnguy cơ, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, môi trường và sức khỏe con người.

- Việc phát triển làng nghề là phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, kinh tếtư nhân, bị giới hạn bởi diện tích đất đai, vốn đầu tư. Quy mô sản xuất tại các làngnghề là quy mô nhỏ, mặt bằng sản xuất xen kẽ với khu vực sinh hoạt, khu dân cư nên điều kiện môi trường lao động rất hạn chế.

- Các làng nghề thu hút chủ yếu lao động tại địa phương. Tuy nhiên, chất lượngnguồn nhân lực tại làng nghề còn rất yếu và thiếu.

- Phát triển làng nghề tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan. Hầu hếtcác làng nghề ở nước ta đều ô nhiễm môi trường.

- Trong làng nghề, người lao động thường làm việc từ 10 – 12 tiếng trong ngày,trong điều kiện diện tích chật hẹp, điều kiện phòng chống cháy nổ, an toàn của người lao động thấp, trong khi thiếu hiểu biết về nghề nghiệp, làm này sinh tai nạn nghề nghiệp.

- Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá dẫn tới quátrình sản xuất tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên liệu làm tăng phát thải ra môi trường đất,nước, không khí ảnh hưởng tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật lao động chủ yếu là thủ công, bán cơ khí.

- Do tính chất phân tán theo mô hình hộ gia đình nên việc chỉ đạo, giám sát, quảnlý của cơ quan quản lý Nhà nước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc quản lý làng nghề chưa triệt để.

2.2.6 Ảnh hườngcủa ô nhiễm làng nghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồnga. Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến môi trường: a. Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến môi trường:

Hiện nay ở các làng nghề nước ta hình thành và phát triển mang tính tự phát, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, việc đầu tư cho xây dựng hệ thống xử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người lao động còn hạn chế. Tùy vào từng loại hình sản xuất mà các hoạt động làng nghề có tác động đến môi trường khác nhau, cụ thể:

+ Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: đa dạng nhưng chủ yếu, đặc trưng nhất là chất hữu cơ dễ bị phân hủy, có mùi hôi khó chịu do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn làm giảm chất lượng môi trường không khí, giảm hiệu suất lao động. Các khí ô nhiễm gồm: CH4, NH3, H2S, và các khí gây mùi tanh hôi khó chịu. Mặt khác, quá trình chế biến thực phẩm có sử dụng than và củi làm chất đốt thải vào không khí như bụi, xỉ than.

Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước làng nghề Việt Nam Chỉ tiêu Sản phẩm (tấn/năm) COD (tấn/năm) BOD5 (tấn/năm) SS (tấn/năm) pH Bún Phú Đô, Hà Nội 10200 76,9 53,14 9,38 6,1 Bún Vũ Hội, Thái Bình 3100 22,62 15,3 2,76 4,6 Bún bánh Ninh Hồng 4380 15.08 10,42 1,84 2,3 Bún Dương Liễu Hà Nội 52000 13,05 93,44 2,13 7,2

(Nguồn :Báo cáo môi trường làng nghề việt Nam, 2008)

Môi trường đất và chất thải rắn đa dạng như bã nguyên liệu, chai lọ, bao bì… thảira cống rãnh, đường đi gây tắc nghẽn, khi phân hủy có mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước ngầm.

+ Tại các làng nghề tái chế phế liệu (nhựa, giấy, kim loại…): ô nhiễm ảnh hưởngđến môi trường nghiêm trọng. việc đốt nhiên liệu, rửa sạch chất thải mang nhiều hóa chất độc hại ra môi trường như Zn, Fe, Cr… trong làng tái chế kim loại: xút, phèn, nhựa thông… trong làng tái chế giấy. chất thải rắn khó phân hủy như phôi, rỉ sắt, bao bì, cao su… Ngoài ra, làng nghề phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi và khí độc nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

+ Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: ô nhiễm không khí diễnra phổ biến, phát sinh từ quá trình khai thác, gia công, vận chuyển,… khói độc và sức nóng tỏa ra từ lò nung, tiếng ồn do hoạt động giao thông làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

người dân. Một số làng nghề sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch gây hủy hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác.

+ Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da: ô nhiễm không khí cục bộ, chủyếu là ô nhiễm nước bởi thuốc nhuộm, tẩy, tơ sợi, chất thải rắn thuộc da… chứa nhiều hóa chất độc hại.

+ Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ: ô nhiễm không khí bởi bụi đá, tiếng ồnthường xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan. Đặc biệt chế tác đá phát sinh bụi chứa SiO2rất có hại cho sức khỏe. Môi trường nước ít bị ảnh hưởng bởi lượng thải không lớn, chỉ khoảng 2 -3 m3/ ngày/ cơ sở nhưng hàm lượng chất độc hại cao như dung môi, dầu bóng, polymer hữu cơ…

b. Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến sức khỏe người dân:

Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao độngcũng như những hộ dân xung quanh. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này có xu hướng không ngừng gia tăng, thể hiện ở số người chết do ung thư, thần kinh, tuổi thọ giảm, thể hiện qua những bệnh đặc trưng:

Bảng 2.11: Các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm làng nghề

Các làng nghề Bệnh đặc trưng Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm

Bệnh ngoài da, viêm niêm mạc như nấm kẽ, nấm móng, viêm chân, nang lông…

Bức xạ nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, nước thải chứa hàm lượng hữu cơ và Coliform cao, chất thải rắn

Làng nghề tái chế phế liệu

Hô hấp, ngoài da, thần kinh, ung thư

Khí độc, nhiệt độ, tiếng ồn và chất

thải rắn Làng nghề sản xuất vật

liệu xây dựng và khai thác đá

Hô hấp, tiêu hóa, phụ khoa và mắt

Bụi, khí độc

Làng dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

Hô hấp, tiêu hóa, thần kinh do tiếng ồn

Tiếng ồn, bụi, hóa chất, khí độc,

nước thải chứa Javen Làng nghề thủ công mỹ

nghệ

Hô hấp, ngoài da Sơn, dầu, aceton, xylen, toluene…

(Nguồn: Báo cáo môi trường làng nghề Việt Nam, 2008)

- Bên cạnh đó, ô nhiễm làng nghề còn ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và thậm chí là dẫn đến những xung đột môi trường. Xét riêng về ô nhiễm do sản xuất ở nước ta hiện nay, thiệt hại kinh tế chủ yếu là:

+ Làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau và chết non…

+ Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí làm cho lượng lớn hoa màu, tôm, cá mất mùa ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp

+ Giảm sức thu hút du lịch, giảm lượng khách du lịch dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

+ Ô nhiễm làng nghề làm nảy sinh xung đột môi trường giữa các hộ làm nghề, các hộ không làm nghề, chính quyền quản lý môi trường địa phương về mục tiêu bảo vệ sức khỏe, môi trường, lợi ích kinh tế, thu nhập giữa các nhóm xã hội. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, chủ yếu là nguồn nước, tiếng ồn, không khí.

2.2.7 Tổng quan về công tác quản lý môi trường làng nghề.

a. Cơ cấu quản lý môi trường tại các làng nghề

Hình 24 : Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở địa phương

(Nguồn: Trịnh Thị Thủy, 2012) UBND Tỉnh / thành phố Sở TN&MT có Liên quan Các sở liên có Liên quan UBND Quận/huyện Phòng TN&MT Có liên quan UBND Xã / phường CB Địa chỉnh và MT có liên quan HTX Làng nghề

Hiện phần lớn cán bộ cấp quận/ huyện, xã phường đều chưa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường. Do vậy công tác quản lý môi trường ở các làng nghề gần như bỏ trống, vấn đề môi trường cũng không ai kiểm tra, xử lý

Một điều quan trọng nhất, cơ bản nhất, có tính quyết định nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, vừa thiếu chế tài, vừa không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, mặc dù đã được chính phủ ban hành, song còn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, trong khi cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý hành chính các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Khó khăn trong quản lý môi trường làng nghề còn nhiều song không chỉ mình chính quyền làm được nếu thiếu người dân.Nâng cao hiểu biết cho người dân tại các làng nghề hiện nay là một biện pháp quan trọng.Họ -

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 25)