Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 53)

Ngày trước khi còn làm thủ công bằng tay, kinh tế của các hộ dân làng nghề gặp nhiều khó khăn sản lượng làm ra được ít, tốn kém nhiều sức lao động và mất nhiều thời gian. Nhưng trong mấy năm trở lại đây kinh tế của các hộ dân trong làng nghề ngày một phát triển do đầu tư các phương tiện máy

móc công nghệ vào trong quy trình sản xuất như: máy trộn bột, máy xay bột…làm cho sản lượng bún tăng lên, giúp cho thu nhập của người dân được cải thiện.

Dưới đây là kết quả điều tra phỏng vấn 30 hộ sản xuất ở làng nghề về công nghệ sản xuất bún: ngày trước khi còn làm thủ công và bây giờ đã có máy móc.

Bảng 4.4: Đánh giá sản lượng bún và lưu lượng nước thải của làng nghề trước và sau khi sử dụng máy móc

Làm thủ công (Năm 2005)

Sử dụng máy móc (Năm 2008)

Số hộ gia đình tham gia (hộ) 56 84

Sản lượng 1 hộ (tạ/ngày) 0,3-0,6 1,5-2

Lượng nước thải(m3/ngày) 16,8m3/ngày 110m3/ngày (Nguồn: Kết quả phỏng vấn điều tra, UBND xã Sen Chiểu, 2015)

Từ bảng so sánh trên ta có thể nhận ra rằng khi còn làm thủ công lưu lượng nước thải thải ra môi trường không nhiều như khi sử dụng máy móc nhưng sản lượng làm ra rất ít. Theo ông Khuất Văn Phong chủ cơ sở sản xuất bún ở cụm 12 LinhChiểu cho biết: “Ngày trước khi nhà ông còn làm bằng tay làm ra 50kg bún mất tầm 3 tiếng đồng hồ, lượng nước thải ra không nhiều, khi đầu tư máy móc thì cũng 50kg bún đấy chỉ mất tầm 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ nhưng lượng nước thải ra rất nhiều do phải dùng nước trong tất cả các công đoạn của cả hệ thống máy móc”. Cũng theo ông cho hay khi làm bằng tay các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, mỗi nhà làm vài chục cân mỗi ngày. Từ khi biết có máy sản xuất bún thì anhem trong gia đình hay 2-3 nhà trong cùng xóm góp chung tiền mua máy móc và sản xuất tập trung 2-3 nhà một nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Như vậy, khi người dân trong làng đầu tư được máy móc sản xuất thì sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm được sức lao động, có thời gian để làm thêm được công việc khác như sản xuất nông nghiệp,chăn nuôi được tốt hơn, sản

lượng làm ra được nhiều tăng thu nhập cho người dân nhưng bên cạnh đó lượng nước thải ra môi trường rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sản xuất và người dân trong làng, gây ảnh hưởng xấu ra môi trường xung quanh.

4.3.4.1 Quy trình sản xuất bún ở làng nghề

Hình 4.5:Quy trình sản xuất bún tươi

Gạo được vo sạch, ngâm trong vòng khoảng 6 tiếng cho nở và mềm hạt gạo rồi được mang xay thành bột. Bột được ủ (ngâm) từ 1 đến 4 ngày (tùy theo điều kiện thời tiết) cho dẻo. Sau đó được đem đi thấu tạo độ dẻo cho bột. Công đoạn vắt bún, làm chín bún có thể được thực hiện thủ công (vắt bún

bằng tay, làm chín bún bằng nước sôi) hoặc sử dụng máy ép sợi, bún được làm chín bằng hơi nước (được cung cấp theo hệ thống ống dẫn) trên 23 băng chuyền sau đó đưa qua nước lạnh để rửa sạch các hạt bột chín bám trên sợi bún và được bắt thành từng con bún. Nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm có nước vo gạo (thực chất là nước vo lần 2 vì nước vo lần 1 được thu lại để sử dụng cho chăn nuôi), phần nước này chiếm khoảng 35%, nước ngâm gạo chiếm khoảng 12%, nước tách ra từ công đoạn ủ chua chiếm khoảng 30% và nước làm lạnh, bắt bún chiếm khoảng 23%.

Trong hầu hết các công đoạn của các loại hình sản xuất đều sử dụng một lượng nước rất lớn trung bình thì 15 kg nguyên liệu mất 0,3m3 nước.toàn bộ lượng nước trong quá trình sản xuất không được tái sử dụng và đổ thải trực tiếp ra môi trường.Ngoài ra thì bã thải của quá trình sản xuất chỉ một phần được tái sử dụng như làm thức ăn cho gia súc phần còn lại đổ thải trực tiếp vào các kênh mương trong xã.

4.3.4.2 Nguồn phát sinh, thành phần, và hàm lượng nước thải ở làng nghề

a. Nguồn phát sinh và thành phần nước thải làng nghề

Nước thải ở làng nghề có 3 loại: nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và nước thải sản xuất.

Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài, tôi nghiên cứu chủ yếu tình hình phát sinh nước thải sản xuất bún trên địa bàn làng nghề.

Trong quá trình sản xuất ra bún thì nước thải phát sinh qua các công đoạn:

+ Công đoạn vo gạo

Nước thải từ công đoạn vo gạo thực chất chỉ có một phần nước vo gạo lần 2 thải ra ngoài môi trường vì nước vo gạo lần 1 (nước đặc) được giữ lại để tận dụng cho chăn nuôi. Đặc trưng của nguồn thải này là khả năng lắng của các hạt rắn tương đối dễ dàng.

Nước từ công đoạn này được thải ra môi trường sau thời gian khoảng 6 tiếng ngâm gạo.Nguồn thải này vì vậy thường có giá trị pH thấp. Kết quả phân tích cho thấy pH của tất cả các mẫu phân tích đều nằm ngoài giới hạn cho phép, độ pH thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình phân hủy sinh học trong tự nhiên, giá trị pH cũng liên quan đến việc bổ sung các hóa chất cho quá trình xử lý. So với nguồn thải từ công đoạn vo gạo thì nguồn thải này chứa ít thành phần chất rắn lơ lửng hơn. Các thông số COD, BOD có giá trị cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với nguồn thải từ công đoạn vo gạo.

+ Công đoạn ngâm bột

Bột sau khi xay thường được ngâm từ 1 đến 3 ngày (tùy theo thời tiết) cho dẻo, sau đó nước chua được tách bỏ. Nước thải từ công đoạn này có giá trị pH thấp,và thấp nhất trong các nguồn thải sản xuất bún. Một lượng chất lơ lửng có thể bị trôi theo nguồn nước trong quá trình tách nước, vì vậy nước thải từ công đoạn này cũng có hàm lượng chất rắn lơ lửng tương đối cao, đây là loại hạt có khả năng tự lắng được và thành phần chính của chúng là tinh bột.

+ Công đoạn làm lạnh và bắt bún (bún thành phẩm)

Nước thải từ công đoạn này có đặc điểm là có hàm lượng SS và hàm lượng tinh bột cao, kéo theo giá trị của các thông số COD, BOD cũng rất cao. Đặc trưng của nguồn thải này là tinh bột dạng chín vì vậy rất khó lắng. (Nguyễn Thị Minh Sáng, 2010)

b. Hàm lượng nước thải ở làng nghề

Hình 4.6: Lưu lượng nước thải của làng nghề

( Nguồn :Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, 2014)

Từ sơ đồ trên ta nhận thấy lưu lượng nước thải sản xuất chiếm một lượng lớn và chủ yếu của làng nghề.Lưu lượng của nó gần bằng tổng lưu lượng của 2 loại nước thải sinh hoạt và chăn nuôi.Do đặc thù của sản xuất có nhiều công đoạn nên lượng nước thải lớn và trực tiếp đổ ra các cống trong làng gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

4.4 Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt của làng nghề

Theo kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, tình hình môi trường nước mặt của làng nghề theo đánh giá chung của người dân là có sự ô nhiễm do các ao, hồ trong làng nơi chứa đựng nước thải ngày càng bị nhiễm bẩn những ngày trời oi nắng hay mưa lớn nước bốc mùi hôi thối gây khó chịu ảnh hưởng đến người dân. Do làng Linh Chiểu chưa có hệ thống xử lý nước thải, tất cả nước thải trong các công đoạn sản xuất đều xả thẳng ra ngoài môi trường. Qua khảo sát điều tra có 55% số hộ cho rằng nguồn nước mặt trong làng bị ô nhiễm, 25% số hộ cho rằng có ô nhiễm nhưng không đáng kể

Hình 4.7: Đánh giá của người dân về sự ô nhiễm nguồn nước mặt ở làng nghề (n=30)

Để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của làng nghề thôn Linh Chiểu, đồng thời so sánh với chất lượng nước mặt trước đây tôi đã tiến hành lấy 2 mẫu nước mặt tại vị trí lấy mẫu mà Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc tháng 6/2012 (do là thời điểm Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc đánh giá nước mặt làng nghề và lúc đó làng nghề vẫn còn nhiều hộ sản xuất thủ công bằng tay nên có thể dùng để so sánh)

Bảng 4.5: Kết quả quan trắc 2 đợt T T Thông số TN Đơn vị Kết quả phân tích M1 M2 Đợt1 Đợt2 Đợt1 Đợt2 1 pH - 6,14 7,27 6,46 7,8 5,5-9

2 DO(Oxy hòa tan) mg/l 4,22 8,5 3,73 12,27 >=4

3 TSS mg/l 155 94 106 158 50 4 COD mg/l 357 726 272 325,7 30 5 BOD5(20oC) mg/l 187 508,2 148 228 15 6 NH4+ theo N mg/l 8 13,2 11 9,6 0,5 7 Cl- mg/l 115 49,7 134 87,1 600 9 NO3- theo N mg/l 8 6,5 8,6 8 10 10 PO43- theo P mg/l 1,13 0,73 0,85 0,56 0,3

Từ kết quả trên ta nhận thấy: Ngoài các chỉ tiêu pH, Cl-,NO3- nằm trong QCVN cho phép thì hàm lượng các chất hữu cơ tại 2 vị trí tiến hành của cả 2 đợt

cao hơn rất nhiều so với quy định của QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ở các vị trí M1 và M2 đều vượt quy chuẩn cho phép và có sự chênh lệch nồng độ ô nhiễm lớn.Cụ thể hàm lượng COD tại vị trí M1 cao hơn M2 và có thể thấy gấp 2 lần vị trí M2 ở đợt quan trắc lần 2.Hàm lượng BOD5 ở vị trí M1 lớn hơn 2 lần vị trí M2 của đợt 2. Do M1 là ao,hồ trong làng nơi trực tiếp chứa đựng nước thải của làng nghề nên hàm lượng các chất hữu cơ sẽ cao hơn kênh mương Phù Sa (do kênh mương còn chịu ảnh hưởng của các lưu lượng nước ở nơi khác chảy vào như sông Nhuệ và sông Đáy).

Từ bảng nhận thấy qua 2 đợt quan trắc là đợt 1 và đợt 2 thì hàm lượng các chất hữu cơ ở đợt quan trắc thứ 2 cao hơn. Cụ thể hàm lượng COD ở đợt 2 cao gấp 2 lần ở đợt 1 tại vị trí M1. Hàm lượng BOD5 ở đợt quan trắc lần 2 lớn gấp 3 lần đợt quan trắc lần 1 ở vị trí M1, và ở vị trí M2 giá trị quan trắc lần 2 cũng cao hơn do giá trị quan trắc đợt 1 vào năm 2012 khi trong làng nhiều hộ vẫn còn sản xuất thủ công nên lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm không cao và lớn như thời điểm hiện nay.

Kết quả phân tích trên cho thấy chất lượng môi trường nước mặt (ao, hồ)ở trong xã chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất cao: Hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần như COD, BOD5 có khi cao gấp 33,9 lần so với quy chuẩn,hàm lượng TSS cao hơn từ 2-3 lần so với quy chuẩn, hàm lượng NH4+ cao hơn từ 16-26 lần và hàm lượng PO43- cao hơn gần 2-4 lần so với QCVN cho phép .

Chỉ có giá trị pH, DO, Cl- và NO3- là nằm trong giới hạn QCVN cho phép Sau khi so sánh giá trị các thông số quan trắc với QCVN 08:2008 ta thấy hiện trạng môi trường nước mặt ở làng nghề sản xuất bún Linh Chiểu đang ở mức ô nhiễm nặng đặc biệt là ô nhiễm các chất hữu cơ, cần có những biện pháp xử lý hợp lý,kịp thời.

Hình 4.8: Chỉ tiêu TSS vượt quá QCVN 08:2008 Cột B1 qua 2 đợt quan trắc.

Ta thấy chỉ tiêu TSS qua 2 đợt quan trắc đều lớn hơn rất nhiều so với QCVN và đợt 1 có xu hướng giảm hơn so với đợt 2 do số lượng hộ tham gia sản xuất ngày càng nhiều và sự đầu tư máy móc cho việc sản xuất ngày càng lớn nên dẫn tới hàm lượng chất rắ lơ lửng sẽ tăng dần. Hàm lượng TSS cao sẽ làm cản trở quá trình xâm nhập ánh sáng vào nước làm cho quá trình quang hợp bị hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật thủy sinh. Ngoài ra một phần chất rắn lơ lửng tạo thành BOD5 và COD trong nước sẽ làm giảm quá trình hòa tan oxy, gây mùi, màu và mất cảnh quan.

Chỉ tiêu NH4+ cũng vượt quy chuẩn rất nhiều lần trong cả 2 lần lấy mấu và chỉ tiêu PO43- có xu hướng giảm ở 2 vị trí lấy mẫu và ở cả 2 đợt. Mẫu 1 các chỉ tiêu lớn hơn mẫu 2 do mẫu 1 ảnh hưởng bởi làng nghề nhiều hơn so với mẫu 2 và kênh mương đấy còn bị ảnh hưởng bởi dòng kênh của các nơi khác chảy vào .

Hình 4.10: Chỉ tiêu COD, BOD5 vượt quá QCVN cho phép

Xu hướng ô nhiễm các chất hữu cơ ở đợt 1 giảm so với đợt 2, và mẫu 1 có nồng độ ô nhiễm cao hơn so với mẫu 2và cả 2 mẫu đều có xu hướng tăng.

Để đánh giá hiện trạng nước thải ảnh hưởng chất lượng nước mặt của làng nghề tôi đã tiến hành lấy 3 mẫu nước thải .Quá trình lấy mẫu diễn ra trong 1 đợt vào ngày :24/03/2015

Bảng 4.6: Vị trí lấy mẫu

TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu

1 M5 Khu vực sản xuất nhà ông Nguyễn Văn Hào ,Cụm 11

2 M6 Khu vực sản xuất nhà ông Nguyễn Văn Khang ,Cụm 12

Bảng 4.7: Kết quả quan trắc nước thải

TT Thông số TN Đơn

vị Kết quả phân tích

M5 M6 M7

1 pH - 4,43 4,5 4,57 5,5-9

2 DO(Oxy hòa tan) mg/l 2,88 1,39 1,97 >=4

3 TSS mg/l 120,6 115 140 100 4 COD mg/l 3878,4 2666,4 2843,5 150 5 BOD5(20oC) mg/l 2714,9 1866,5 1990,5 50 6 NH4+ theo N mg/l 20,2 15,6 17 10 7 Cl- mg/l 99,4 56,8 53,6 600 9 NO3- theo N mg/l 24,6 25,1 19 10 10 PO43- theo P mg/l 4,3 2.9 2,3 0,3

Theo kết quả quan trắc ở bảng trên ta nhận thấy chỉ có chỉ tiêu Cl- nằm trong giới hạn của quy chuẩn .Còn các chỉ tiêu còn lại đều vượt lên rất nhiều so với QCVN 40:2011/BTNMT.

Chỉ tiêu pH của cả 3 khu vực sản xuất đều dưới ngương 5,5 đều tạo ra môi trường axit .Hàm lượng DO hòa tan đều nhỏ hơn 4 .Chỉ tiêu TSS gấp 1,2 lần so với quy chuẩn .Các chỉ tiêu hữu cơ như COD gấp 17,8 đến 25,9 lần ,BOD5 gấp 37,3 đến 54,3 lần,chỉ tiêu NH4+ gấp từ 1,6 đến 2 lần so với quy

chuẩn ,chỉ tiêu NO3- 1,9 đến 2,5 lần và chỉ tiêu PO43- gấp 7,7 đến 14 lần so với QCVN cho phép.

Thông qua kết quả phân tích trên các mẫu thu thập được từ các công đoạn sản xuất bún tôi có một số nhận xét đối với các nguồn thải này như sau:

Tất cả các nguồn thải từ các công đoạn sản xuất đều có sự không ổn định về hàm lượng, do đặc điểm của làng nghề là làm theo kinh nghiệm, không có một công thức, định lượng cố định nên lượng nước sử dụng trên một đơn vị sản phẩm có thể dao động khác nhau;

Hầu hết các nguồn nước khi thải ra môi trường đều có giá trị pH thấp; - Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong các nguồn thải đều cao, vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Một số nguồn thải chứa các chất có thể lắng (vo gạo, ngâm bột), đồng thời một số nguồn chứa các chất lơ lửng khó lắng (rửa bún).

Giá trị các thông số COD, BOD trong mọi nguồn thải đều rất cao, vượt lên rất nhiều so với giới hạn của QCVN 08:2008 cột B1

Hàm lượng tinh bột: Nguồn thải có hàm lượng tinh bột cao là từ các công đoạn sản xuất bún. Nước thải từ công đoạn làm lạnh (bún) có hàm lượng tinh bột cao nhất đồng thời khó lắng nhất (do tinh bột đã bị nấu chín nằm ở dạng keo).

Hình 4.11:Các chỉ tiêu vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT của nước thải làng nghề

Đánh Giá diễn biến chất lượng nước qua các đợt quan trắc:

Có xu hướng tăng nồng độ các chất ô nhiễm thải vào môi trường thông qua các đợt quan trắc đã được thực hiện, hàm lượng các chất hữu cơ và hàm lượng các chất rắn lơ lửng có xu hướng tăng dần lên cả về lưu lượng lẫn chất

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w