4.8.1 Giải pháp về quản lý
Để giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm tại làng nghề Linh Chiểu cần phải thực hiện các công việc sau:
-Nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy
-Cải thiện các hệ thống cấp thoát nước xuống cấp không đáp ứng được khả năng thoát nước của làng nghề
-Vận động nhân dân xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy mô hộ gia đình và hệ thống xử lý nước thải tập trung cho làng nghề.
Công cụ kinh tế
Để xây dựng được hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề thì phải đủ điều kiện về kinh tế và kỹ thuật. Do vậy, để đáp ứng điều kiện kinh tế thì người dân phải đóng phí nước thải. Qua phỏng vấn điều tra: Người dân làng nghề Linh Chiểu rất muốn địa phương có thể xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề (72% số hộ) nhưng phí xây dựng phải đảm bảo tính kinh tế của họ.
Tiến hành thu phí nước thải /đơn vị sản phẩm. Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Ưu điểm: Với mục đích nhằm ngăn ngừa xả thải ô nhiễm, phí môi trường có ưu điểm sau:
+ Thay đổi hành vi của người dân tạo cho họ có ý thức trong việc hạn chế sự dụng nước trong quá trình sản xuất bún.
+ Tăng nguồn thu nhập để chi trả những hoạt động cải thiện môi trường + Dễ thực hiện và kiểm soát
Nhược điểm:
+ Chưa tính đến trình độ công nghệ của sản xuất + Không kích thích đổi mới công nghệ sản xuất.
Công cụ truyền thông môi trường:
Cộng đồng làng nghề là người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng như tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở làng nghề đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện trạng môi trường và hành động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
- Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề
- Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng với mọi hình thức:
+ Tuyên truyền qua chương trình phát thanh xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường, có thể lồng ghép với các dịp lễ hội, nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi ngọai khóa, các cuộc thi viết, thuyết trình.
+ Đội ngũ đi đầu cho chiến dịch này là đội ngũ cán bộ của xã, đội thanh thiếu niên của xã, và phối hợp với các ban ngành khác.
4.8.2 Các giải pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật
Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề,phát triển sản xuất kinh doanh phải chú ý đến cải thiện môi trường và BVMT, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mặt, lợi ích kinh doanh ở làng nghề cần được chia sẻ có hoạt động BVMT. Trong đó, trách nhiệm của bên có liên quan bao gồm:
Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nông thôn, chú trọng công tác BVMT
Xây dựng các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất của làng nghề vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo
hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.
Xây dựng cụ thể hơn chính sách hỗ trợ tài chính để giúp làng nghề xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, các xã, huyện xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Nghiên cứu các công nghệ thân thiện vơí môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với làng nghề và tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất của làng nghề
Hỗ trợ tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề để đẩy buôn bán kinh doanh.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản về BVMT làng nghề địa phương như các quy định về BVMT, các quy định cụ thể về đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT đối với làng nghề, thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn ở địa phương mình cho phù hợp,lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn và trưởng thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác
Cụ thể hóa quy định của pháp luật theo từng hoàn cảnh của địa phương, các làng nghề cần tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các Quy định, Hương ước, Cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương
Xây dựng Tiêu chí làng nghề xanh và các chính sách liên quan
Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh”nhằm xếp loại các làng nghề theo hướng BVM, phát triển bền vững.
Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải
Phòng tài nguyên và môi trường cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường ở một số làng nghề điển hình ở làng nghề …để có số liệu đánh giá diễn biến môi trường làng nghề.
Tăng cường kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các làng nghề để quản lý được các thông tin về tổng lượng thải và tải lượng ô nhiễm của các chất thải.
Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại các làng nghề, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT để đảm bảo các đầu tư này theo hướng công nghệ than thiện với môi trường .
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT trong cam kết BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Tăng cường giám sát các hộ sản xuất hiện có và mới thành lập, yêu cầu làng nghề hệ thống quản lý chất thải rắn.Kinh phí cho các hoạt động này có thể lấy từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của địa phương và do các chủ cơ sở sản xuất đóng góp. Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề
Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện phải có văn bản hướng dẫn cấp xã cách lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ở địa phương theo phương pháp tính trung bình lượng sản phẩm sản xuất /ngày. Từ dó tính phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn và sắp tới tính phí BVMT đối với khí thải. Một số phương pháp đơn giản nhất tạm thời có thể áp dụng trong việc tính phí BVMT là thông qua việc sử dụng điện của mỗi hộ gia đình.
Tăng cường cưỡng chế thực thi pháp luật trong BVMT làng nghề Tăng cường công cụ pháp luật, bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến BVMT.Đối với các hành vi thải,đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo quy định của nhà nước và địa phương.
Tăng cường công cụ thông tin trong BVMT làng nghề
Tuyên truyền phổ biến luật BVM, phổ biến các quy chuẩn môi trường trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để có thể dễ dàng triển khai thi hành pháp luật. Tăng cường thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu môi trường làng nghề .
4.8.3 Các giải pháp về kỹ thuật
Giải pháp “sản xuất sạch hơn”:
Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ. Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn …
Tận thu lại bã thải làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm…
Tuần hoàn tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.
Giải pháp sử dụng công nghệ xử lý chất thải:
Nước thải: Đối với làng nghề Linh Chiểu, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.
Xử lý nước thải chăn nuôi: Đối với nước thải chăn nuôi, biện pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas.
Xử lý nước thải sản xuất:
Phương án về công nghệ để xử lý nước thải cho làng nghề sản xuất bún Linh Chiểu là xử lý riêng lẻ trên từng hộ sản xuất và xử lý tập trung toàn bộ nước thải của làng nghề trước khi đổ ra ao, hồ.
• Xử lý riêng lẻ
Song chắn rác
Hình 4.14: Phương án xử lý cho từng nguồn thải tại các hộ sản xuất bún làng nghề Linh Chiểu
- Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được thu gom và dẫn vào bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình làm chức năng: phân hủy và lắng lọc. Cặn láng được giữ lại trong bể tự hoại 1-2 năm, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải lắng trong bể trong thời gian dài sẽ đảm bảo hiệu suất lắng và phân hủy cao.
- Xử lý nước thải chăn nuôi (có thể áp dụng chung với nước thải nhà vệ sinh của hoạt động sinh hoạt)
Biên pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas - Xử lý nước thải sản xuất
Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất Nước thải chăn nuôi Bể biogas Bể tự hoại Cống thải tập trung
Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây dựng hố gas chung có công suất tương ứng với lưu lượng thải dự báo.
•Xử lý tập trung
Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công suất tương ứng với lượng nước thải dự báo.
Trong toàn bộ làng nghề, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp lại hệ thống cống rãnh thoát nước.Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải chun của làng nhề vào hố gas chung.
Còn tại các hộ sản xuất, tùy theo đặc thù của mỗi nghề sẽ có những bước xử lý sơ bộ: những hộ sản xuất tinh bột với quy mô vừa sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô.
Hình 4.14: Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP
(Nguồn: Đặng Kim Chi,2005)
Cống rãnh chung
Hố gas chung
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bùn thải
Ủ
Phân hữu cơ sinh học
Nước thải sau xử lý
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Làng bún Linh Chiểu được hình thành và phát triển đã lâu,tạo ra được những bước ngoặt quan trọng về đổi mới sản xuất nói chung và làng nghề nói riêng khi tạo việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông thôn, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hóa đầy đủ và phong phú. Cùng với quá trình tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh nên lượng thải của làng nghề cũng ngày càng tăng nhiều.
Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của làng nghề đến chất lượng nước mặt tại thôn Linh Chiểu tôi đã rút ra được một số kết luận:
Sự phát triển của làng nghề đã đem lại sự ổn định trong đời sống của người dân địa phương với tổng sản lượng đạt từ 30 đến 50 nghìn tấn,đóng góp hơn 20 tỷ đồng (hơn 50%) trong cơ cấu GDP của xã, giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động của địa phương và của các vùng khác.
Tuy nhiên, việc nằm xen lẫn cùng với khu dân cư nên chất thải trong quá trình sản xuất bún đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng làng nghề.Hiện tổng lượng nước thải hàng ngày từ các hoạt động sản xuất của toàn thôn là 20.960 m3/ngày.Qua việc phân tích mẫu nước thải cho thấy hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 89-129 lần, BOD cao gấp 124- 181 lần, nồng độ TSS trong nước thải gấp 2,3-2,8 lần, nồng độ pH thấp so với tiêu chuẩn quy định theo QCVN 08/2008/BTNMT cột B1.
Chất lượng môi trường nước mặt (ao,hồ)ở Sen Chiểu chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.Hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu nước phân tích cao hơn tiêu chuẩn cho phép như: COD hơn 9-24 lần, BOD cao hơn 10-40 lần làm cho chất lượng nước mặt làng nghề ngày càng bị ô nhiễm.
Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng làng nghề và các vùng lân cận.Rất nhiều loại bệnh tật ở làng nghề có liên quan như:
bệnh viêm da, tiêu chảy, đau mắt hột, viêm phế quản…cùng với đó là ảnh hưởng từ nước thải sản xuất làm giảm diện tích đất nông nghiệp, giảm năng suất cây trồng, đặc biệt là năng suất lúa và giảm sản lượng cá tôm thu hoạch của người dân trong làng.
Tại làng nghề chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, mà công tác quản lý môi trường chủ yếu vẫn là trách nhiệm của cán bộ địa chính xã. Hiện nay tại làng nghề thôn Linh Chiểu chưa có một hệ thống xử lý cho nước thải và 100% các hộ làm nghề chưa xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường nghề.
Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắn liền với cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
5.2. Kiến nghị
Ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung và làng nghề xã Sen Chiểu nói riêng liên quan đến nhiều ý thức của mỗi người dân trong cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu gắn liền với thực tiễn sản xuất và hoàn toàn có tính khả thi.
- Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp tổng hợp, bao gồm việc dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, xu hướng biến đổi môi trường, quy hoạch không gian sản xuất, các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường.
- Cần đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường, xây dựng mô hình thu gom rác, hương ước BVMT.
- Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật vừa BVMT và phát triển kinh tế xã hội của làng nghề.
- UBND xã Sen Chiểu tiến hành đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, tuyên truyền cho người dân trong xã về ý thức tự BVMT chung
- Tăng cường công tác quan trắc môi trường đối với chất lượng nước mặt xã Sen Chiểu.
- Tại các làng nghề nên đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trên địa bàn,nên có cán bộ chuyên trách về môi trường ở cấp cơ sở, đào tạo nâng cao
năng lực quản lý cho cán bộ trong hoạt động này, cần tạo nguồn kinh phí cho công tác BVMT tại làng nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Báo cáo môi trường quốc gia 2008- Môi trường làng nghề Việt Nam”,Hà Nội.
2.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012),“Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012:Môi trường nước mặt”,Hà Nội .
3. Chương trình KC12 và Hồ sơ ngành nước (2002), “Mô tả sơ lược tài nguyên nước ở các vùng”, Hà Nội.
4. “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, UBND huyện Phúc Thọ”, tháng 12 năm 2012. 5. Đặng Kim Chi (2005),”Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật”.
6. Đặng Kim Chi (2005),“Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm”, NXB Khoa