Các giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 81)

Giải pháp “sản xuất sạch hơn”:

 Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ. Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn …

 Tận thu lại bã thải làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm…

 Tuần hoàn tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.

Giải pháp sử dụng công nghệ xử lý chất thải:

 Nước thải: Đối với làng nghề Linh Chiểu, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.

 Xử lý nước thải chăn nuôi: Đối với nước thải chăn nuôi, biện pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas.

 Xử lý nước thải sản xuất:

Phương án về công nghệ để xử lý nước thải cho làng nghề sản xuất bún Linh Chiểu là xử lý riêng lẻ trên từng hộ sản xuất và xử lý tập trung toàn bộ nước thải của làng nghề trước khi đổ ra ao, hồ.

• Xử lý riêng lẻ

Song chắn rác

Hình 4.14: Phương án xử lý cho từng nguồn thải tại các hộ sản xuất bún làng nghề Linh Chiểu

- Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được thu gom và dẫn vào bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình làm chức năng: phân hủy và lắng lọc. Cặn láng được giữ lại trong bể tự hoại 1-2 năm, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải lắng trong bể trong thời gian dài sẽ đảm bảo hiệu suất lắng và phân hủy cao.

- Xử lý nước thải chăn nuôi (có thể áp dụng chung với nước thải nhà vệ sinh của hoạt động sinh hoạt)

Biên pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas - Xử lý nước thải sản xuất

Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất Nước thải chăn nuôi Bể biogas Bể tự hoại Cống thải tập trung

Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây dựng hố gas chung có công suất tương ứng với lưu lượng thải dự báo.

•Xử lý tập trung

Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công suất tương ứng với lượng nước thải dự báo.

Trong toàn bộ làng nghề, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp lại hệ thống cống rãnh thoát nước.Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải chun của làng nhề vào hố gas chung.

Còn tại các hộ sản xuất, tùy theo đặc thù của mỗi nghề sẽ có những bước xử lý sơ bộ: những hộ sản xuất tinh bột với quy mô vừa sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô.

Hình 4.14: Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP

(Nguồn: Đặng Kim Chi,2005)

Cống rãnh chung

Hố gas chung

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Bùn thải

Phân hữu cơ sinh học

Nước thải sau xử lý

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Làng bún Linh Chiểu được hình thành và phát triển đã lâu,tạo ra được những bước ngoặt quan trọng về đổi mới sản xuất nói chung và làng nghề nói riêng khi tạo việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông thôn, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hóa đầy đủ và phong phú. Cùng với quá trình tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh nên lượng thải của làng nghề cũng ngày càng tăng nhiều.

Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của làng nghề đến chất lượng nước mặt tại thôn Linh Chiểu tôi đã rút ra được một số kết luận:

Sự phát triển của làng nghề đã đem lại sự ổn định trong đời sống của người dân địa phương với tổng sản lượng đạt từ 30 đến 50 nghìn tấn,đóng góp hơn 20 tỷ đồng (hơn 50%) trong cơ cấu GDP của xã, giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động của địa phương và của các vùng khác.

Tuy nhiên, việc nằm xen lẫn cùng với khu dân cư nên chất thải trong quá trình sản xuất bún đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng làng nghề.Hiện tổng lượng nước thải hàng ngày từ các hoạt động sản xuất của toàn thôn là 20.960 m3/ngày.Qua việc phân tích mẫu nước thải cho thấy hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 89-129 lần, BOD cao gấp 124- 181 lần, nồng độ TSS trong nước thải gấp 2,3-2,8 lần, nồng độ pH thấp so với tiêu chuẩn quy định theo QCVN 08/2008/BTNMT cột B1.

Chất lượng môi trường nước mặt (ao,hồ)ở Sen Chiểu chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.Hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu nước phân tích cao hơn tiêu chuẩn cho phép như: COD hơn 9-24 lần, BOD cao hơn 10-40 lần làm cho chất lượng nước mặt làng nghề ngày càng bị ô nhiễm.

Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng làng nghề và các vùng lân cận.Rất nhiều loại bệnh tật ở làng nghề có liên quan như:

bệnh viêm da, tiêu chảy, đau mắt hột, viêm phế quản…cùng với đó là ảnh hưởng từ nước thải sản xuất làm giảm diện tích đất nông nghiệp, giảm năng suất cây trồng, đặc biệt là năng suất lúa và giảm sản lượng cá tôm thu hoạch của người dân trong làng.

Tại làng nghề chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, mà công tác quản lý môi trường chủ yếu vẫn là trách nhiệm của cán bộ địa chính xã. Hiện nay tại làng nghề thôn Linh Chiểu chưa có một hệ thống xử lý cho nước thải và 100% các hộ làm nghề chưa xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường nghề.

Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắn liền với cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

5.2. Kiến nghị

Ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung và làng nghề xã Sen Chiểu nói riêng liên quan đến nhiều ý thức của mỗi người dân trong cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu gắn liền với thực tiễn sản xuất và hoàn toàn có tính khả thi.

- Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp tổng hợp, bao gồm việc dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, xu hướng biến đổi môi trường, quy hoạch không gian sản xuất, các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường.

- Cần đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường, xây dựng mô hình thu gom rác, hương ước BVMT.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật vừa BVMT và phát triển kinh tế xã hội của làng nghề.

- UBND xã Sen Chiểu tiến hành đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, tuyên truyền cho người dân trong xã về ý thức tự BVMT chung

- Tăng cường công tác quan trắc môi trường đối với chất lượng nước mặt xã Sen Chiểu.

- Tại các làng nghề nên đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trên địa bàn,nên có cán bộ chuyên trách về môi trường ở cấp cơ sở, đào tạo nâng cao

năng lực quản lý cho cán bộ trong hoạt động này, cần tạo nguồn kinh phí cho công tác BVMT tại làng nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Báo cáo môi trường quốc gia 2008- Môi trường làng nghề Việt Nam”,Hà Nội.

2.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012),“Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012:Môi trường nước mặt”,Hà Nội .

3. Chương trình KC12 và Hồ sơ ngành nước (2002), “Mô tả sơ lược tài nguyên nước ở các vùng”, Hà Nội.

4. “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, UBND huyện Phúc Thọ”, tháng 12 năm 2012. 5. Đặng Kim Chi (2005),”Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật”.

6. Đặng Kim Chi (2005),“Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

7. Nguyễn Thị Dịu (2007), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề chế biến bột sắn Dương Liễu và đề xuất hệ thống xử lý thích hợp”. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ môi trường –Khoa môi trường –Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN.

8. Hồ Thị Lam Trà và Lương Đức Anh (2006),”Giáo trình quản lý môi trường”,NXB Nông Nghiệp, Hà Nôi.

9. Nguyễn Trinh Hương (2011),” Báo cáo môi trường và sức khỏe công đồng tại các làng nghề ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao Động 10. TS. Nguyễn Văn Hiến(2012). “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”. Tạp chí phát triển và hội nhập UEF, số 4(14), tháng 5-6.

11. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). “Ảnh hưởng hoạt động sản xuất làng bún Ô Sa đến môi trường sống của người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền,

tỉnh Thừa Thiên Huế”, http://123doc.org/document/1431746-anh-huong-hoat- dong-san-xuat-lang-bun-o-sa-den-moi-truong-song-cua-nguoi-dan-xa-quang- vinh-huyen-quang-dien-tinh-thua-thien-hue.htm. Ngày truy cập 15/03/2015. 12. Hoàng Lan (2013). “Làng bún Ô Sa và nỗi lo ô nhiễm”.Báo Thừa Thiên Huế online.Ngày truy cập 24/11/2015.

13. Ngô Trà Mai (2008). “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây”, Luận án TS, Đại học Khoa Học Tự Nhiên

14. Nguyễn Mai (2005), “ Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nước mặt tại làng nghề bún Phong Lộc, phường Cửu nam, thành phố Nam Định ,tỉnh Nam Định”.http://123doc.org/document/2284576-nghien-cuu-xay- dung-mo-hinh-quan-ly-tai-nguyen-nuoc-mat-tai-lang-nghe-bun-phong-loc- phuong-cua-nam-thanh-pho-nam-dinh-tinh-nam-dinh.htm?page=9. Ngày truy cập 20/4/2015.

15. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 30/5/2014

“Thông tư 27/2014/BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp gia hạn điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước”.

16. Thông tư số 119/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của bộ NN&PTNT 17. Nguyễn Minh Sáng (2015).“Nghiên cứu xác định các thuộc tính của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tây và đề xuất công nghệ khả thi cho xử lý nước thải và các dạng chất thải rắn“.http://thongtinkhcndaklak.vn:81/kqncvn2012/Bao_ve_moi_truong/Toan _van/8107.pdf, Ngày truy cập 02/04/2015.

18. Viện Tài nguyên và Môi trường (2005).

19. Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững (2012), “Chất lượng môi trường ở hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn”,

20. Vũ Quyết Thắng(2005), “Quy hoạch môi trường”, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

21. Bùi Văn Vượng (1998), “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, NXB Văn hóa dân tộc”.

22.Đỗ Thị Hải Vân (2012), “Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (CDM)”.Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên-ĐH Quốc gia Hà Nội.

23. Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH”, Luận án Tiến sĩ, Viện kinh tế học.

Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn

PHIẾU ĐIỀU TRA CHO HỘ SẢN XUẤT BÚN

Hiện trạng phát sinh nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung của làng nghề sản xuất bún Linh Chiểu–Phúc Thọ -Hà Nội

Phiếu số:……….

Địa chỉ:………

Họ và tên chủ cơ sở sản xuất:………..

Dân tộc:………giới tính:……….

Trình độ học vấn:……….

Nghề nghiệp :………... Phần 1: Thông tin chung về cơ sở sản xuất bún

1.1 Cơ sở sản xuất của Ông ( bà) thành lập từ thời điểm nào?

A. Trước năm 2004 B. 2004-2008 C. Sau 2008 1.2 Cơ sở sản xuất của Ông (bà) thuộc loại nào ?

A.Hộ gia đình B Liên doanh

1.3 Trong 1 tháng, cơ sở sản xuất của Ông (bà) trung bình hoạt động bao nhiêu ngày ?...(ngày)

1.4 Trong 1 ngày ,quá trình sản xuất thường diễn ra vào thời điểm nào ? Ông(bà)có cần phải thuê thêm lao động không ? Có không 1.5 Tình hình tài chính của cơ sở sản xuất

Tổng thu nhập bình quân/năm của cơ sở sản xuất :………….(trđ/tháng) Tổng chi phí bình quân/năm của cơ sở sản xuất:………….(trđ/tháng) Tổng nguồn vốn của cơ sở sản xuất :………(trđ/tháng)

Ông(bà) có phải vay vốn ngân hàng không?

Nếu có vay,Ông(bà) vay bao nhiêu ……….(trđ/tháng).Lãi suất/năm: 1.6 Vị trí của cơ sở sản xuất so với khu dân cư?

1.7 Nếu nằm trong thì Ông(bà) có muốn chuyển cơ sở sản xuất đi chỗ khác không ? Có Không

Phần II:Quy trình sản xuất bún và quá trình phát sinh nước thải . Xin Ông(bà) cho biết:

2.1 Trong quy trình sản xuất gồm những công đoạn nào?

………

………

………

………

2.2 Ông bà có sử dụng công nghệ vào quy trình sản xuất bún không ? Có Không Nếu có thì lượng nước thải khác biệt so với trước đây như thế nào ? ………

………

………

2.3 Các công đoạn phát sinh chất thải : ………

………

………

………

2.4 Có chất thải nào được tái sử dụng không ? ………

………

………

……… 2.5 Trong 1 ngày sản xuất, cơ sở sản xuất đạt sản lượng là ………..(kg/ngày)

2.6 Lượng nước được thải bỏ trong quá trình sản xuất là:………..(m3/ngày) 2.7 Nước thải có được tái sử dụng hay không?

Có Không

2.8 Quy trình sản xuất bún hiện nay và trước đây có thay đổi không ? Có Không

Nếu có thì thay đổi như thế nào ?

……… ……… Phần III: Nhận thức về vấn đề môi trường và sức khỏe

3.1 Gia đình sử dụng nước trong quá trình làm bún từ nguồn nào ? A. Nước máy B. Nước giếng C.Nước sông D. Khác

3.2 Theo Ông (bà) chất lượng nguồn nước giếng trong thôn hiện nay so với thời gian trước như thế nào?

A. Xấu hơn B. Không đổi C. Không biết 3.3 Chất thải chưa qua xử lý được thải đi đâu?

A. Chảy tràn, ngấm vào lòng đất B. Thu gom đưa vào hệ thống xử lý C. Trực tiếp chảy ra ao hồ, kênh mương sau nhà D. Khác

3.4 Gia đình có thường xuyên ngửi thấy mùi hôi khó chịu không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không 3.5 Mức độ khó chịu đối với mùi hôi của chất thải bún gây ra

1 2 3 4

Không ảnh hưởng Rất khó chịu 3.6 Các thành viên trong gia đình có mắc phải những triệu chứng nào sau? A. Viêm da B. Viêm mũi C. Đau đầu, chóng mặt D. Khác

3.7 Có sự phản đối của các hộ xung quanh về ô nhiễm môi trường do làm bún không?

3.8 Nước thải của việc làm bún có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp ?

A . Giảm diện tích đất nông nghiệp B. Giảm năng suất cây trồng C. Giảm sản lượng thủy sản D. Không quan tâm

Phần IV: Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải

4.1 Cơ sở của Ông(bà) có phải thực hiện các văn bản liên quan đến môi trường hay không ?...

4.2 Hiện nay Ông(bà ) có phải đóng phí môi trường hay không ? Có Không

Nếu có, xin Ông(bà) cho biết mức phí là bao nhiêu ?...(đồng/tháng) 4.3 Tại địa phương Ông(bà) có thường xuyên được tuyên truyền, tập huấn về các vấn đề môi trường hay không ?

4.4 Đánh giá của Ông(bà) về hiện trạng môi trường địa phương hiện nay

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Ô nhiễm Không ô nhiễm 4.5 Theo Ông (bà) cần phải làm gì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất bún?

……… ……… ……… 4.6 Ông(bà) gặp khó khăn gì trong việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất hiện nay ?

A.Thiếu vốn B.Thiếu đất đai C.Thiếu trình độ và kĩ thuật D. Khó khăn khác 4.7 Ông(bà) có tiến hành xử lý nước thải trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường hay không?

4.8 Xin Ông(bà)cho biết nước thải sau quá trình sản xuất được thải bỏ đi đâu? ……… ……… 4.9 Nếu nước thải sau sản xuất được thải chung với nước thải sinh hoạt thì đánh giá của ông(bà) về hệ thống cống rãnh thoát nước là:

1 2 3 4

Kém Tốt 4.10 Tại địa phương ông (bà) đã có hệ thống xử lý nước thải làng nghề chưa ? Có Không

4.11 Nếu có, đánh giá của Ông(bà) về hệ thống xử lý này:

1 2 3 4

Kém Tốt 4.12 Nếu chưa có Ông (bà) có muốn địa phương xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho làng nghề không ?

Có Không

4.13 Nếu xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thì mức phí nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w