Ảnh hườngcủa ô nhiễm làngnghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 39)

Hiện nay ở các làng nghề nước ta hình thành và phát triển mang tính tự phát, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, việc đầu tư cho xây dựng hệ thống xử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người lao động còn hạn chế. Tùy vào từng loại hình sản xuất mà các hoạt động làng nghề có tác động đến môi trường khác nhau, cụ thể:

+ Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: đa dạng nhưng chủ yếu, đặc trưng nhất là chất hữu cơ dễ bị phân hủy, có mùi hôi khó chịu do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn làm giảm chất lượng môi trường không khí, giảm hiệu suất lao động. Các khí ô nhiễm gồm: CH4, NH3, H2S, và các khí gây mùi tanh hôi khó chịu. Mặt khác, quá trình chế biến thực phẩm có sử dụng than và củi làm chất đốt thải vào không khí như bụi, xỉ than.

Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước làng nghề Việt Nam Chỉ tiêu Sản phẩm (tấn/năm) COD (tấn/năm) BOD5 (tấn/năm) SS (tấn/năm) pH Bún Phú Đô, Hà Nội 10200 76,9 53,14 9,38 6,1 Bún Vũ Hội, Thái Bình 3100 22,62 15,3 2,76 4,6 Bún bánh Ninh Hồng 4380 15.08 10,42 1,84 2,3 Bún Dương Liễu Hà Nội 52000 13,05 93,44 2,13 7,2

(Nguồn :Báo cáo môi trường làng nghề việt Nam, 2008)

Môi trường đất và chất thải rắn đa dạng như bã nguyên liệu, chai lọ, bao bì… thảira cống rãnh, đường đi gây tắc nghẽn, khi phân hủy có mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước ngầm.

+ Tại các làng nghề tái chế phế liệu (nhựa, giấy, kim loại…): ô nhiễm ảnh hưởngđến môi trường nghiêm trọng. việc đốt nhiên liệu, rửa sạch chất thải mang nhiều hóa chất độc hại ra môi trường như Zn, Fe, Cr… trong làng tái chế kim loại: xút, phèn, nhựa thông… trong làng tái chế giấy. chất thải rắn khó phân hủy như phôi, rỉ sắt, bao bì, cao su… Ngoài ra, làng nghề phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi và khí độc nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

+ Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: ô nhiễm không khí diễnra phổ biến, phát sinh từ quá trình khai thác, gia công, vận chuyển,… khói độc và sức nóng tỏa ra từ lò nung, tiếng ồn do hoạt động giao thông làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

người dân. Một số làng nghề sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch gây hủy hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác.

+ Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da: ô nhiễm không khí cục bộ, chủyếu là ô nhiễm nước bởi thuốc nhuộm, tẩy, tơ sợi, chất thải rắn thuộc da… chứa nhiều hóa chất độc hại.

+ Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ: ô nhiễm không khí bởi bụi đá, tiếng ồnthường xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan. Đặc biệt chế tác đá phát sinh bụi chứa SiO2rất có hại cho sức khỏe. Môi trường nước ít bị ảnh hưởng bởi lượng thải không lớn, chỉ khoảng 2 -3 m3/ ngày/ cơ sở nhưng hàm lượng chất độc hại cao như dung môi, dầu bóng, polymer hữu cơ…

b. Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến sức khỏe người dân:

Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao độngcũng như những hộ dân xung quanh. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này có xu hướng không ngừng gia tăng, thể hiện ở số người chết do ung thư, thần kinh, tuổi thọ giảm, thể hiện qua những bệnh đặc trưng:

Bảng 2.11: Các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm làng nghề

Các làng nghề Bệnh đặc trưng Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm

Bệnh ngoài da, viêm niêm mạc như nấm kẽ, nấm móng, viêm chân, nang lông…

Bức xạ nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, nước thải chứa hàm lượng hữu cơ và Coliform cao, chất thải rắn

Làng nghề tái chế phế liệu

Hô hấp, ngoài da, thần kinh, ung thư

Khí độc, nhiệt độ, tiếng ồn và chất

thải rắn Làng nghề sản xuất vật

liệu xây dựng và khai thác đá

Hô hấp, tiêu hóa, phụ khoa và mắt

Bụi, khí độc

Làng dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

Hô hấp, tiêu hóa, thần kinh do tiếng ồn

Tiếng ồn, bụi, hóa chất, khí độc,

nước thải chứa Javen Làng nghề thủ công mỹ

nghệ

Hô hấp, ngoài da Sơn, dầu, aceton, xylen, toluene…

(Nguồn: Báo cáo môi trường làng nghề Việt Nam, 2008)

- Bên cạnh đó, ô nhiễm làng nghề còn ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và thậm chí là dẫn đến những xung đột môi trường. Xét riêng về ô nhiễm do sản xuất ở nước ta hiện nay, thiệt hại kinh tế chủ yếu là:

+ Làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau và chết non…

+ Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí làm cho lượng lớn hoa màu, tôm, cá mất mùa ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp

+ Giảm sức thu hút du lịch, giảm lượng khách du lịch dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

+ Ô nhiễm làng nghề làm nảy sinh xung đột môi trường giữa các hộ làm nghề, các hộ không làm nghề, chính quyền quản lý môi trường địa phương về mục tiêu bảo vệ sức khỏe, môi trường, lợi ích kinh tế, thu nhập giữa các nhóm xã hội. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, chủ yếu là nguồn nước, tiếng ồn, không khí.

2.2.7 Tổng quan về công tác quản lý môi trường làng nghề.

a. Cơ cấu quản lý môi trường tại các làng nghề

Hình 24 : Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở địa phương

(Nguồn: Trịnh Thị Thủy, 2012) UBND Tỉnh / thành phố Sở TN&MT có Liên quan Các sở liên có Liên quan UBND Quận/huyện Phòng TN&MT Có liên quan UBND Xã / phường CB Địa chỉnh và MT có liên quan HTX Làng nghề

Hiện phần lớn cán bộ cấp quận/ huyện, xã phường đều chưa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường. Do vậy công tác quản lý môi trường ở các làng nghề gần như bỏ trống, vấn đề môi trường cũng không ai kiểm tra, xử lý

Một điều quan trọng nhất, cơ bản nhất, có tính quyết định nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, vừa thiếu chế tài, vừa không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, mặc dù đã được chính phủ ban hành, song còn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, trong khi cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý hành chính các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Khó khăn trong quản lý môi trường làng nghề còn nhiều song không chỉ mình chính quyền làm được nếu thiếu người dân.Nâng cao hiểu biết cho người dân tại các làng nghề hiện nay là một biện pháp quan trọng.Họ - những người gây ô nhiễm cần phải biết mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm đó như thế nào. Mặt khác, làng nghề từ lâu gắn bó với cuộc sống người dân, do vậy rất cần có một hệ thống xử lý chất thải nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống nơi đây.

b. Các công cụ quản lý hiện đang được áp dụng tại khu vực làng nghề

Công cụ luật pháp – chính sách

Làng nghề đang phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô và loại ngành nghề. Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách, nhiều nơi đã vượt qua tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Nhận thức được vấn đề này, đã có nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đề cập bảo vệ môi trường năm 2005 và hàng loạt các văn bản dưới luật cũng được ban hành, trong đó nêu

trách nhiệm,nghĩa vụ quyền hạn, của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề từ trung ương tới địa phương.

Các văn bản có liên quan :

Chỉ thị 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 của các Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm nghành nghề.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X ban hành chủ trương về phát triển Tam nông “nông nghiệp, nông dân, nông thôn “.

Quyết định số 13/2009 QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cốhóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tâng nuôi trồng thủy sản, cở sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai đoạn 2009-2015.

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 “.

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ TN&MT: Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.

Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa phương mình.

Các công cụ kinh tế chưa được triển khai tại các làng nghề. Nguyên nhân chính là do các làng nghề hoạt động sản xuất đan xen với hoạt động sinh hoạt, do đó không tách biệt được chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để tính toán mức phí cần thu. Hơn nữa, tại các làng nghề đời sống người dân còn nghèo, nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng và giếng khoan nên việc thu phí rất khó thực hiện.

Công cụ hỗ trợ

Việc giáo dục và truyền thông môi trường bắt đầu được thực hiện ở các địa phương có sản xuất làng nghề nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường , nâng cao chất lượng môi trường làng nghề .

c. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

Điều 3, hoặc BVMT năm 2005 đã quy định về BVMT làng nghề như sau:” Việc quy hoạch xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn bó với BVMT, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề. Cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN và làng nghề phải thực hiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nước thải,thu gom và vận chuyển chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại và đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghề nhưng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối tượng làng nghề, trong đó quan trọng phải kể đến là:

Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của chính phủ đối với nước thải, Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-

BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ tài chính – Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải, Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC- BTNMT ngày 06/09/2007.

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.

Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 09/03/2009 quy định về quản lý chất thải rắn thông thường.

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN&MT quy định về chất thải nguy hại.

Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ TN&MT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.

Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phia bảo vệ môi trường với nước thải.

Tuy nhiên, do các quy định không xét đến tính đặc thù riêng của làng nghề nên đến nay, tại các làng nghề việc thu phí BVMT đối với chất thải, quản lý chất thải nguy hại … không được thực hiện.Các văn bản này trên thực tế đã góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, định hướng phát triển bền vững làng nghề.Tuy nhiên, dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng quản lý môi trường làng nghề vẫn đang còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún thôn Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w