Cùng với sự phát triển của làng nghề bún thì lượng chất thải ngày một tăng lên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của làng nghề. Điều này có nghĩa là người dân trong làng nghề đang phải chấp nhận sống trong điều kiện ô nhiễm môi trường để đổi lại sự thu nhập về mặt kinh tế. Theo số liệu khảo sát và tìm hiểu từ ý kiến các hộ dân ở các hộ sản xuất bún có thể nhận thấy sự ảnh hưởng không nhỏ từ chất thải đến kinh tế trong làng nghề. Trong 30 hộ làm bún được hỏi thì cả 30 hộ trả lời nước thải chưa qua xử lý được đổ thẳng ra cống chảy tràn ra ao, hồ, kênh mương trong làng. Qua quá trình tìm hiểu và phản ánh từ các hộ gia đình làm bún và lân cận thì nước thải từ việc làm bún gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là nước dùng cho tưới tiêu làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăn nuôi, trồng trọt trong vùng. Theo khảo sát thì đa số các hộ dân trong làng đều trồng lúa, có hộ nuôi thủy sản. Vì vậy mà nước thải sản xuất ảnh hưởng năng suất cây lúa và sản lượng cá thu hoạch. Bên cạnh đó người dân còn trồng thêm hoa màu, rau muống nhưng diện tích không đáng kể.
Qua điều tra ý kiến của người dân về ảnh hưởng của chất thải làng bún đến hoạt động sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là trồng lúa. Theo đó các ý kiến đều cho rằng: năng suất lúa giảm trong những năm qua là do nước thải thải ranhiều từ các cơ sở sản xuất bún làm ô nhiễm kênh mương và nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm để có những giải pháp khắc phục suy giảm năng suât lúa trong những năm tới. Nghiên cứu tiến hành hỏi ý kiến người dân về năng suất lúa năm 2014 so với năm 2011 cho thấy:
Bảng 4.10: Ý kiến của người dân về sự thay đổi năng suất lúa năm 2014 so với năm 2011
Chỉ tiêu Hộ sản xuất bún Hộ không sản xuất bún Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tăng 1 3,3 1 6,7 Giảm 18 60 8 53,3 Không đổi 6 20 3 20 Không biết 5 16,7 3 20 Tổng 30 100 15 100
(Nguồn: Phiếu điều tra, 2015)
Từ bảng trên ta thấy đa số người dân được hỏi trong 2 nhóm đều trả lời năng suất lúa giảm, trong khi hiện nay khi các trang thiết bị, công nghệ hiện đại đưa vào sản xuất với những giống lúa có năng suất cao. Thực tế khảo sát tại các làng nghề cho thấy ở hầu hết các làng nghề thiếu kinh phí xây dựng các công trình thủy lợi riêng biệt, làm nước thải từ làng nghề tràn vào các diện tích đất sản xuất lúa, nước thải ngấm vào đất ruộng làm chúng trở nên nhão, nhiều bùn làm giảm diện tích và năng suất lúa làm nhiều hạt lép,năng suất thủy sản ở các làng nghề và làng phụ cận bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất ở làng nghề.
Đối với nhóm hộ sản xuất bún, có 5 hộ trả lời không biết, đó là những hộ không trồng lúa hoặc điều tra không gặp được chủ hộ. Đối với hộ không sản xuất bún, đó là những hộ dân buôn bán hay vật liệu xây dựng trong làng không quan tâm đến vấn đề này.
Cũng theo ông Phùng Văn Châu cụm 11 cho biết:” Ngày trước ruộng lúa 1 sào nhà ông mỗi năm cho thu hoạch 4 tạ/năm, nhưng từ khi các hộ sản xuất sử dụng máy móc lượng nước thải tạo ra nhiều ảnh hưởng đến ruộng lúa của nhà ông nên giờ mỗi năm cho thu hoạch tầm hơn 3(tạ/năm)”.
Trưởng thôn Nguyễn Văn Dự của làng nghề cho hay:” Diện tích làng nghề nhỏ chỉ có 5 cụm mà có đến hơn trăm hộ sản xuất, mỗi ngày hàng trăm m3 nước thải đổ ra các cống rồi chảy ra ao, hồ trong làng làm nhiễm bẩn
nguồn nước, chết nhiều tôm cá trong hồ nên giờ cũng chẳng mấy ai thầu ao, hồ để nuôi thủy sản.
Bên cạnh đó chất thải từ việc làm bún một phần được tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc như heo. Hầu như tất cả các hộ làm bún đều nuôi lợn trung bình 5-6 con/hộ. Phần chất thải có thể tái sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi giúp tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi của các hộ gia đình. Tuy nhiên chất thải và nước thải quá trình này cũng đáng kể ra môi trường.
4.7 Tình hình quản lý môi trường làng nghề Linh Chiểu
4.7.1 Xác định các ưu tiên bảo vệ môi trường của làng nghề
Các vấn đề cần ưu tiên trong quản lý môi trương ở làng nghề Linh Chiểu Sen Chiêu, bao gồm:
- Giảm lượng nước sử dụng trong sản xuất - Quản lý và xử lý nước thải của làng nghề
- Chất thải rắn chưa được thu gom hiệu quả và cần phải quản lý - Hệ thống thoát nước kém cần được nâng cấp
- Quy hoạch lại không gian làng nghề
- Hệ thống ao,hồ trong làng bị ô nhiễm nghiêm trọng cần phải được xử lý - Cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với làng nghề - Nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân địa phương.
4.7.2 Hệ thống quản lý môi trường làng nghề
Các cơ quan, chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT làng nghề. Nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường các làng nghề, vì tại cấp xã, các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý. Hệ thống quản lý môi trường cấp xã được thể hiện:
61 UBND xã Chủ tịch UBND xã Cán bộ chuyên môn TNMT xã Các ban ngành của xã (kinh tế,XDCB,thủy lợi ,giáo dục) Lãnh đạo thôn Trưởng thôn Cán bộ vệ sinh
môi trường thôn
Các tổ chức chính trị xã hội của thôn
Hình 4.12: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã
Với hướng tiếp cận như trên ,cần thiết phải xây dựng, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn.
Quy định rõ chức năng và nhiệm vụ các tổ chức, cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý môi trường cấp trung ương với địa phương
Tăng cường nhân lực cho BVMT làng nghề, bổ sung cơ cấu cán bộ cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn: mỗi xã có làng nghề cần có một cán bộ quản lý về môi trường, mỗi thôn có một cán bộ vệ sinh môi trường. Các tỉnh có làng nghề cần rà soát nhu cầu về cán bộ phụ trách môi trường cấp xã để xây dựng kế hoạch bổ sung cán bộ hang năm và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường để đáp ứng yêu cầu về số lượng và trình độ. Tổ chức các lớp đào tạo giảng viên đối với các lớp
tập huấn nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng để có phương pháp và nội dung sát thực ,phù hợp với mục tiêu tập huấn đặt ra.
• UBND cấp xã có trách nhiệm
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề theo sự chỉ đạo và phân công của UBND cấp huyện.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền không cho phép thành lập mới các công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với các cơ sở.
- Đôn đốc việc xây dựng nội dung baỏ vệ môi trường trong hương ước,quy ước của làng nghề, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
- Bố trí công chức theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để hướng dẫn các cơ sở và tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, Chủ tịch UBND cấp xã ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, kinh phí cho việc thực hiện hợp đồng lao động được trích từ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp cho cấp xã theo Quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ trường tại cơ quan nhà nước.
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng quy định, tập trung cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Bố trí kinh phí chi thường xuyên để hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề trên địa bàn.
- Tổ chức việc quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận, quản lý các dự án, công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề.
- Ban hành quy chế hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về BVMT hoạt động có hiệu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật BVMT.
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để đầu tư, xây dựng, vận hành và duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra,kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ quy định .
- Tổ chức kiểm tra,hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định của pháp luật về BVMT và xử lý vi phạm theo thẩm quyền, tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sơ trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến thông tin,nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm BVMT,khuyến khích các cơ sở tận thu,tái chế,tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.
- Công bố các thông tin về hiện trạng môi trường, công tác BVMT trong làng nghề trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa phương thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp UBND, HĐND cấp xã.
- Báo cáo UBND cấp huyện (thông qua Phòng Tài Nguyên và Môi trường ) về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một lần/năm trước ngày 30 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu .
Trách nhiệm của các tổ chức tự quảnvề bảo vệ môi trường
Tổ chức tự quản về BVMT là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật BVMT. Tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm:
- Bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến các điểm tập kết theo quy định.
- Thực hiện việc quản lí, vận hành,duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước,quy ước có nội dung bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vân động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh có hại cho môi trường.
- Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của cơ sở trên địa bàn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường về ô nhiễm môi trường (khí thải, nước thải và chất rắn) hoặc sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa bàn được phân công quản lý thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo các ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công một (01) lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Trách nhiệm của cơ sở
- Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về Cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định, các văn bản phê duyệt, xác nhận tương ứng và các thoả thuận trong hương ước ,quy ước của địa phương.
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định.
- Tiếp nhận và vậm hành đúng quy định các hạng mục công trình xử lý chất thải nếu được lựa chọn, đầu tư, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng.
- Đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề,nộp phí thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn đầy đủ và đúng hạn .
- Nộp đủ và đúng hạn các loại phí BVMT cũng như các loại phí, lệ phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo UBND cấp xã về tình hình phát sinh và xử lý chất thải hàng năm.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề BVMT làng nghề
Nội dung chính bao gồm:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng ngõ xóm.
Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng
Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .
Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái ản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải
Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tới việc sản xuất sạch hơn, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa BVMT.
Tuyên truyền qua các kênh phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường,nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học.
Các cấp lãnh đạo cần hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Hàng năm nên có bộ phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về những điều đã làm được và chưa làm được về BVMT gắn với sản xuất.
Theo kết quả phỏng vấn nhóm, những người chủ chốt trong làng, vai trò của cơ quan hành chính, các tổ chức trong việc quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề được thể hiện qua sơ đồ ven sau:
Hình 4.13: Vai trò của các tổ chức trong quản lý môi trường làng nghề
Từ sơ đồ ven trên ta nhận thấy vấn đề môi trường của làng nghề hiện nay được các đoàn thể, các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng, những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi quá trình sản xuất của làng. Cộng Đồng Quản Lý Môi Trường Làng Nghề Đoàn Thanh Niên Trưởng Thôn Hội Phụ Nữ Cấp Xã Cấp Huyện Cấp Tỉnh Phòng Tài Nguyên Môi
4.8 Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề thôn Linh Chiểu Linh Chiểu
4.8.1 Giải pháp về quản lý
Để giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm tại làng nghề Linh Chiểu cần phải thực hiện các công việc sau:
-Nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy
-Cải thiện các hệ thống cấp thoát nước xuống cấp không đáp ứng được khả năng thoát nước của làng nghề
-Vận động nhân dân xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy mô hộ gia đình và hệ thống xử lý nước thải tập trung cho làng nghề.
Công cụ kinh tế
Để xây dựng được hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề thì phải đủ điều kiện về kinh tế và kỹ thuật. Do vậy, để đáp ứng điều kiện kinh tế thì