Hệ thống hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT xây DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN vật TRONG tác PHẨM “THUỐC” của lỗ tấn (Trang 28 - 29)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Hệ thống hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm văn học

Một tác phẩm văn học bao giờ cũng phải có những nhân vật và mỗi nhân vật ấy là một hình tượng có thật trong thực tế hoặc được hư cấu bởi nhà văn nhằm thể hiện một vấn đề nào đó trong cuộc sống mà nhà văn muốn diễn đạt.

Có thể hiểu hệ thống hình tượng nhân vật là “toàn bộ mối quan hệ qua lại của

các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật” [5; tr. 229]. Và các nhân vật ấy được sắp xếp sao cho trong cùng

một hệ thống, một tác phẩm chúng có thể phản ánh nhau, soi rọi cho nhau, tác động lẫn nhau và cùng làm nên nét nổi bật, riêng biệt của tất cả các nhân vật trong tác phẩm. hệ thống hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học thường tồn tại một mối quan hệ thường thấy của các nhân vật là: đối lập, tương phản, đối chiếu, bổ sung.

Đối lập là thủ pháp được xây dựng dựa trên những mâu thuẫn, xung đột về tính cách, phẩm chất… của nhân vật, từ đó tạo nên những tuyến nhân vật rõ nét trong tác phẩm. Quan hệ đối lập thường loại trừ nhau một mất, một còn, ta đễ dàng thấy sự đối lập ấy trong truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh khi hai nhân vật này cùng đại diện cho hai tuyến nhân vật: thiện (Sơn tinh), ác (Thủy tinh)…

Quan hệ đối chiếu, tương phản có tác dụng làm cho đối lập, khác biệt hiện ra gay gắt. Đối chiếu là mức độ thấp hơn của tương phản. Sự tương phản ấy có thể là do ngoại hình, tính cách của các nhân vật trong cùng một tác phẩm mà ra. Chúng ta có thể thấy sự tương phản giữa tính khí một cương, một nhu của Tôn Ngộ Không và Đường Tam Tạng trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân.

Quan hệ bổ sung là “quan hệ giữa các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một hiện tượng” [4; tr.301]. Quan hệ bổ sung có thể chia ra thành hai

loại: quan hệ bổ sung phụ thuộc và quan hệ bổ sung đồng đẳng. Quan hệ bổ sung phụ thuộc với nhân vật bổ sung thường là nhân vật phụ, chúng có tác dụng làm cho nhân vật chính thêm nổi bật và đâm đà hơn. Tuy phụ thuộc và nhau nhưng chúng cũng có tác dụng mở rộng phạm vi đề tài. Nhân vật binh Chức, Năm Thọ chính là nhân vạt bổ sung cho Chí Phèo, họ đều là những người nông dân có cuộc đời và số phận nhỏ bé, bất hạnh, luôn bị bọn thống trị sai khiến, bóc lột. Về quan hệ bổ sung đồng đẳng có thể nhận ra trong tác phẩm Sóng mòn của Nam Cao. Các nhân vật: Thứ, San, Đích, Oanh đều là những nhân vật cùng bổ sung qua lại cho nhau chứ không phải bổ sung theo kiểu nhân vật phụ bổ sung cho nhân vật chính, vòng đời quanh quẫn, sự sống bế tắc của những kiếp người ấy đều đã phản ánh cuộc sống của cả một tầng tri thức trong xã hội bấy giờ.

Trong cùng một hệ thống hình tượng, những nhân vật thường đảm đương cả hai vai trò: xã hội (bao gồm những vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại như: địa vị, nghề nghiệp… ) và văn học (là những điều mà tác giả muốn gửi gắm: tố cáo vấn đề gì? hay nêu gương điều gì?...). Khi tìm hiểu, khảo sát một tác phẩm văn học chúng ta cần phải kết hợp cả hai vai trò ấy để có được một chỉnh thể thống nhất, đầy đủ về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT xây DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN vật TRONG tác PHẨM “THUỐC” của lỗ tấn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)