5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.4. Mối quan hệ giữa hình tƣợng chiếc bánh bao tẩm máu ngƣời và những
và những nhân vật trong tác phẩm
Trong tác phẩm Thuốc, nếu phải phân biệt nhân vật chính, phụ hay nhân vật trung tâm thì chiếc bánh bao tẩm máu người - cũng tức là thuốc sẽ đảm nhiệm vị trí trung tâm lẫn nhân vật chính. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện, đồng thời còn liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để triển khai đề tài cơ bản của mình. Còn nhân vật trung tâm là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi quy tụ các vấn đề trung tâm và mang ý nghĩa xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm và chiếc bánh bao đảm bảo tất cả những đặc điểm và yêu cầu trên.
Thuốc là một tác phẩm có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Hình tượng
“chiếc bánh bao tẩm máu người” là hình tượng trung tâm, là phương thuốc chữa bệnh
tinh thần cho quốc dân và vẽ ra hướng đi cho người cách mạng. Xây dựng được hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu là đã nêu lên được giá trị hiện thực của nhiều khía cạnh xã hội, góp phần tạo nên thành công to lớn của tác phẩm. Giá trị hiện thực được nêu lên thông qua chi tiết lão Hoa Thuyên đi mua bánh, nướng bánh và bé Thuyên ăn bánh. Sự ngu muội về khoa học cũng như về cách mạng, thờ ơ trước cái chết của quần chúng. Giá trị hiện thực còn thông qua cảnh hai bà mẹ có con chết chém và chết vì bệnh lao gặp nhau tại nghĩa địa, vòng hoa trên nấm mộ… tất cả được lột tả rất rõ nét. Từ những hiện thực đó đã chỉ ra được căn bệnh u mê, lạc hậu, thờ ơ trước số phận con người và bi kịch của người cách mạng khi xa rời quần chúng.
Qua phần phân tích, chứng minh về những giá trị hiện thực được nêu lên thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người thì người viết thấy rằng: nhà văn đã vô cùng tinh tế khi lựa chọn hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu – chi tiết nghệ thuật hết
sức độc đáo và mới lạ nhưng vô cùng xác thực, có giá trị sâu và khái quát. Tuy hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu có mặt xuyên suốt trong tác phẩm, nhưng bên cạnh đó còn có chi tiết vòng hoa trên nấm mộ, con đường mòn hay những chi tiết không gian, thời gian nghệ thuật khác cũng rất quan trọng và làm cho tác phẩm có giá trị hơn. Đặc biệt sự gắn kết các nhân vật xoay quanh nội dung câu chuyện của các nhân vật trong quán trà từ gia đình ông bà Hoa đến người cách mạng Hạ Du qua thái độ đánh giá nhận xét của các nhân vật như bác Cả Khang, cậu Năm Gù, người râu hoa râm… và một số nhân vật khác đã chứng tỏ mối quan hệ mật thiết của chiếc bánh bao với các nhân vật trong tác phẩm và làm nền tảng cho nhau bộc lộ được mặt hạn chế của xã hội Trung Hoa đương thời cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả Lỗ Tấn.
Sự xuất hiện của hình tượng chiếc bánh bao như sợi dây vô hình kết nối những việc tưởng chừng như chẳng liên quan gì với nhau: căn bệnh mê tín và sự xa rời quần chúng của người cách mạng. Xuất hiện đầu tác phẩm là cảnh lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu cho con mình ăn mong sẽ chữa hết bệnh lao thì đã lột tả được bao nhiêu là hiện thực thối nát của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Chính chiếc bánh bao mới dẫn đến ông bà Hoa tin tưởng một cách mù quáng đó là phương thuốc chữa bệnh, chính chiếc bánh bao tẩm máu đã cho thấy sự ngược đời khi đao phủ lấy bánh bao tẩm máu tử tù đem bán lấy tiền và cũng chính nó mà có câu chuyện ở quán trà, nó trở thành chủ đề nóng hổi như lúc đem nướng cho bé Thuyên ăn vậy. Chính chiếc bánh bao mà làm cho những con người trong quán trà bộc lộ hết bản chất, lộ hết căn bệnh tinh thần mà ở đó chẳng ai nhận ra, nó như chủ nhân của trò ảo thuật múa rối và điều khiển tất cả những con rối hoàn toàn ngủ mê, vô tri và chỉ biết cử động theo sự điều khiển.
Và có tác động ngược trở lại là nhờ những nhân vật như Hạ Du thì chiếc bánh bao tẩm máu mới ra đời, nhờ máu của người cách mạng xấu số mới có những ý nghĩa thê thảm, rùng rợn không thể tin được. Và cũng nhờ có vợ chồng ông Hoa, những nhân vật trong quán trà thì chiếc bánh bao mới được có công dụng siêu phàm và trở thành phương Thuốc “quý” như thế! Nói rõ hơn Lỗ Tấn đã rất tài tình khi lồng ghép chi tiết chiếc bánh bao tẩm máu với các nhân vật, giống như đang làm nền cho nhau, gắn kết như mắc xích để tạo nên bức tranh đen tối, rối ren của dân tộc Trung Hoa.
Hình tượng chiếc bánh bao và các nhân vật trong tác phẩm thật sự gắn kết trong tác phẩm, đều là phương tiện nghệ thuật của Lỗ Tấn để phản ánh, phê phán xã hội một
cách gay gắt và rất thuyết phục. Và chính mối quan hệ của chúng đã giúp cho tác phẩm Thuốc thành công và trở thành phương thuốc tinh thần rất bổ ích cho dân tộc.