Nhân vật biểu trƣng “chiếc bánh bao tẩm máu ngƣời”

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT xây DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN vật TRONG tác PHẨM “THUỐC” của lỗ tấn (Trang 35 - 37)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3. Nhân vật biểu trƣng “chiếc bánh bao tẩm máu ngƣời”

Có ý kiến cho rằng chiếc bánh bao tẩm máu người không phải là nhân vật trong tác phẩm. Thực ra không phải vậy! Chiếc bánh bao chính là nhân vật biểu trưng, nhân vật mà qua đó tác giả gửi gắm tư tưởng của mình đến với người đọc. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà rõ hơn là một tác phẩm văn học, việc khắc họa nhân vật là

rất quan trọng. Nhân vật là phương tiện để nhà văn gửi gắm tư tưởng, quan điểm của mình. Nhân vật sẽ phản ánh được vấn đề hiện thực, phản ánh được vấn đề xã hội và phải có mối liên hệ với những tình tiết trong tác phẩm, chiếc bánh bao tẩm máu người đã đáp ứng được những yêu cầu đó và có thể gọi là nhân vật trung tâm của tác phẩm

Thuốc. Bởi từ đầu đến cuối tác phẩm đều xuất hiện hình ảnh chiếc bánh bao, là chủ đề

chính cho cuộc trò chuyện ở quán trà, là hy vọng của gia đình ông bà Hoa đồng thời còn phản ánh căn bệnh mê tín của người dân Trung Hoa.

Chiếc bánh bao tẩm máu người tức là Thuốc – Liều thuốc chữa bệnh tinh thần đặc biệt, một tiếng nói lớn về ngu muội của người dân và xa rời quần chúng của những người cách mạng. Hai sự việc trên được vạch trần bởi sự hiện diện của chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Nó đã phơi bày những căn bệnh đớn hèn của người dân Trung Quốc một cách rõ nét và qua nó ta lại thấy xót xa, ngậm ngùi và đau đớn.

Chiếc bánh bao tẩm máu người trong Thuốc của Lỗ Tấn mang hai tầng ý nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất – nghĩa đen, trước tiên đây là phương thuốc chữa bệnh lao, một phương thuốc quái gỡ, nực cười và mù quáng. Thứ thuốc này ông bà Hoa Thuyên đã xem là “tiên dược” cứu mạng đứa con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại còn hại chết nó – đó là thứ thuốc mê tín, của những người dân u mê, lạc hậu. Họ lạc hậu về mọi thứ, trong đó nổi bật là lạc hậu về y học. Điều này thể hiện rõ qua thái độ, hành động, tâm lý của vợ chồng lão Hoa Thuyên mua thuốc là chiếc bánh bao

tẩm máu cho cậu Thuyên ăn với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh; thái độ của của số

đông người trong quán trà bàn luận về thuốc , xem đó như là thần dược sẽ chữa khỏi bệnh lao cho cậu Thuyên. Tầng nghĩa thứ hai là tầng nghĩa bóng, tầng nghĩa chứa đựng những điều Lỗ Tấn muốn gửi gắm qua hình tượng nhân vật đặc biệt này. Bánh bao tẩm máu người – Nghe như truyện thời Trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở đất nước Trung Hoa trì trệ. Liều thuốc này được làm bằng máu của người cách mạng – một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc… nhưng dân chúng lại dửng dưng mua máu người cách mạng để chữa bệnh. Với hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của sự hy sinh, là cái nhìn mông muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ về người làm cách mạng. Trong truyện, bố mẹ bé Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quía gở và cả đám người trong quán trà đã cho rằng đó là một thứ thuốc tiên. Như vậy tên truyện còn có

một ý nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thứ thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người dân Trung Quốc phải mau chóng tỉnh giấc không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt. Với hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du, nó không phải là máu của một ai khác mà lại là máu của người cách mạng, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của sự hy sinh. Phải tìm ra một phương thuốc khác làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT xây DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN vật TRONG tác PHẨM “THUỐC” của lỗ tấn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)