Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 39)

3.1.1 Sơ lược về công ty

Tên gọi : Công ty TNHH Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Đông Dương.

Tên giao dịch quốc tế: Dong Duong Import Export Company Limited. Tên viết tắt: DCT CO., LTD.

Trụ sở chính: Số 06 Lê Thánh Tôn - Phường Tân An - Quận Ninh Kiều -

Thành phố Cần Thơ.

Ngày thành lập: Đăng ký lần đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2005

Ngành nghề kinh doanh: Nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Bán xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và buôn bán các đồ dùng khác cho gia đình

Mã số thuế: 1800615741

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Chức năng

- Nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

- Bán xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và đồ dùng khác cho gia đình

- Buôn bán các đồ dùng khác cho gia đình như: Đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

- Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước.

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng an ninh, trật tự xã hội,....

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

- Giám đốc: + Chức năng:

Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm và cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, ký kết hợp đồng, tuyển dụng nhân sự.

+ Nhiệm vụ:

Kiến nghị phương án tổ chức công ty, phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước trong mọi hành vi hoạt động của công ty.

- Bộ phận kế toán: + Chức năng:

Giúp việc và tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.

Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính cho giám đốc trong công tác và hoạch định sản xuất kinh doanh.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo pháp lệnh kế toán, luật kế toán và điều lệ công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý tài sản và nguồn vốn, các nguồn lực kinh tế của công ty theo quy định của Nhà nước. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn.

Giám đốc

Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê, lưu trữ, bảo quản chứng từ sổ sách, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước và công ty.

- Bộ phận kinh doanh: + Chức năng:

Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về các công việc mua bán hàng hóa, giúp giám đốc tổ chức, quản lý và chỉ đạo kinh doanh.

+ Nhiệm vụ:

Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập hàng hóa, công cụ, thiết bị vật tư hàng hóa.

Thực hiện các hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa của công ty, tìm kiếm khách hàng cho công ty.

Nghiên cứu thị trường, cập nhật các thông tin về thị trường, giá cả các loai sản phẩm công ty đang kinh doanh

- Bộ phận kho: + Chức năng:

Tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Tiếp nhận các loại hàng hóa, bảo quản, giữ gìn tốt về số lượng, chất lượng của hàng hóa trong thời gian lưu kho, báo cáo hàng tồn kho, xuất hàng để hỗ trợ tốt cho việc bán hàng.

+ Nhiệm vụ:

Theo dõi nhập, xuất, tồn của hàng hóa.

Lập báo cáo hàng tồn kho đề xuất những mặt hàng tồn kho cho bên kinh doanh.

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.3.1 Sơ đồ tổ chức

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán Kế toán tiền mặt Thủ quỹ Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi công việc của phòng kế toán. Thực hiện việc tổng hợp số liệu định kỳ, lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan quản lý, lập hồ sơ hải quan, tham mưu cho giám đốc về các công việc của công ty

Kế toán tiền mặt có nhiệm vụ quản lý, hạch toán, phản ánh tình hình tăng, giảm các quỹ tiền mặt và tiền gửi. Tính lương và trả lương, các khoản trích theo lương của nhân viên. Theo dõi, hạch toán tình hình tăng giảm tài sản của công ty.

Kế toán hàng tồn kho theo dõi tính toán giá hàng hóa tồn kho, tập hợp hoạt động bán hàng, tham gia kiểm kê hàng tồn kho.

Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm, theo dõi các khoản trả trước của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, tình hình công nợ của công ty.

Thủ quỹ có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tiền mặt không bị hư hỏng, mất mát xảy ra, chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra thấy rõ chứng từ đã đủ điều kiện để thu, chi.

3.3.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Chế độ kế toán công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC.

- Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính để tiến hành các hoạt động hạch toán kế toán với hình thức ghi sổ là chứng từ ghi sổ.

Trình tự hạch toán trên máy vi tính do kế toán trưởng phân công cho từng kế toán chi tiết nhập dữ liệu vào máy và quá trình tính toán từ đầu cho đến kết thúc được thực hiện theo một trình tự, nếu có sai sót sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau:

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, dung làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin tự động nhập vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Tùy vào từng thời điểm cần thiết các kế toán viên thực hiện các thao tác khóa sổ theo yêu cầu phần hành của mình.

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức trên máy vi tính Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3 Phương pháp kế toán

- Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 trong năm hoạt động tài chính

- Là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp hàng tồn kho được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước –xuất trước.

3.4 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Để phân tích và đưa ra nhận xét về tình hình kinh doanh ở hiện tại, thì việc đánh giá kết quả kinh doanh trong quá khứ là vô cùng cần thiết. Từ việc phân tích, so sánh số liệu giữa các năm ta sẽ thấy được sự biến động về tình hình kinh doanh của công ty và từ đó giúp cho các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển, đẩy mạnh sản xuất trong tương lai nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

Bảng 3.1 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013

ĐVT: triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 321.276 297.419 263.446 (23.857) (7,426) (33.973) (11,423) Chi phí 294.802 278.175 247.686 (16.627) (5,640) (30.489) (10,960) Lợi nhuận 26.474 19.244 15.760 (7.230) (27,310) (3.484) (18,104)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng kế toán của công ty năm 2011,2012,2013

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Phần mềm kế toán Sổ kế toán Sổ cái Sổ chi tiết Các báo cáo tài chính

Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng giảm với mức độ khác nhau. Doanh thu giảm mạnh vào năm 2013 chỉ đạt 263.446 trđ cho thấy tình hình kinh doanh của công ty không được khả quan, cùng với việc doanh thu sụt giảm thì chi phí cũng giảm theo với tốc độ khác nhau, làm cho lợi nhuận cũng sụt giảm đáng kể. Để thấy được trực quan, nhìn đồ thị sau: 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Hình 3.4 Đồ thị doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Ta thấy rõ ràng là doanh thu giảm qua các năm, chi phí giảm với tốc độ không kém nhưng với tốc độ nhỏ hơn chính vì vậy mà lợi nhuận chưa cao và bị sụt giảm. Tuy nhiên bằng nổ lực của toàn công ty nên lợi nhuận năm 2013 giảm ít hơn năm 2012 so với năm 2011, chỉ giảm 3.484 trđ cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chuyển biến tốt hơn nhưng lợi nhuận vẫn giảm ở mức cao. Nguyên nhân là do công ty vẫn chưa có nguồn hàng cung ứng ổn định nên giá mua hàng hóa trong tổng chi phí năm 2013 vẫn còn cao, do hoạt động của công ty là nhập khẩu hàng hóa cho nên ngoài giá mua hàng hóa còn phải chịu thêm các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, bên cạnh đó yếu tố tỷ giá ngoại tệ cũng là yếu tố quan trọng không kém góp phần làm tăng, giảm chi phí của công ty. Nhìn đồ thị ta cũng thấy rằng từng năm chi phí của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu thu được nên lợi nhuận chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với các khoản chi phí bỏ ra, cho thấy vốn đầu tư cho các hàng hóa này là rất lớn, công ty nên thường xuyên kiểm tra hàng hóa, tránh ứ đọng hàng, đảm bảo hàng tồn kho ở mức thích hợp để đảm bảo nguồn xoay vốn của công ty.

Bảng 3.2 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng 6 tháng 2014/6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Doanh thu 125.473 110.329 (15.144) (12,07) Chi phí 117.843 104.462 (13.381) (11,355) Lợi nhuận 7.630 5.867 (1.763) (23,106)

Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2013,2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của 6 tháng đầu năm 2014 giảm 15.144 trđ so với 6 tháng đầu năm 2013, tương ứng giảm 12,07%. Các khoản chi phí cũng giảm 13.381 trđ so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 11,355%, làm cho lợi nhuận giảm một khoản là 1.763 trđ, tương ứng 23,106%. Tuy hoạt động của công ty vẫn đảm bảo thu lại lợi nhuận nhưng so với quy mô của công ty thì lợi nhuận như thế vẫn chưa cao.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao, tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn, bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành sản xuất trong nước, làm lợi nhuận của công ty qua các năm điều giảm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại, cần có những biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động của công ty, tối thiểu hóa các khoản chi phí, nâng cao lợi nhuận.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.5.1 Thuận lợi

- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý lâu năm có năng lực và kinh nghiệm, giúp quản lý và điều hành tốt hoạt động kinh doanh của công ty.

- Do công ty hoạt động ổn định và có uy tín cao nên được khách hàng, các cấp các ngành quan tâm và ủng hộ.

- Với vị trí thuận lợi, ở tại trung tâm thành phố, gần các nơi vui chơi, du lịch, đây là điểm mạnh để công ty có thêm nhiều khách hàng

3.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp không ít khó khăn:

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty kinh doanh cùng sản phẩm, nhất là các công ty lắp ráp xe trong nước.

- Lượng nhân viên còn hạn chế, công việc của các nhân viên nhiều nên chất lượng công việc chưa cao.

- Nguồn cung ứng hàng hóa ở xa nên việc cung cấp hàng cho khách hàng còn chậm trễ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.3 Phương hướng hoạt động

Bước vào lĩnh vực kinh doanh hầu hết công ty nào cũng đề ra mục tiêu là làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu này, công ty không ngừng tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh, cải tiến tổ chức cho phù hợp với loại hình kinh doanh. Tăng cường số lượng cán bộ phù hợp cho việc mở rộng kinh doanh mua bán. Bên cạnh đó, công ty luôn thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo lợi ích và cuộc sống cho người lao động.

Cụ thể trong phương hướng hoạt động của công ty trong 6 tháng cuối năm 2014 là cải thiện tình hình hoạt động của công ty để làm tăng lợi nhuận thêm 10% so với 6 tháng đầu năm 2014, như vậy là mục tiêu lợi nhuận của công ty trong thời gian tới là đạt 6.453,7 trđ, để đạt được lợi nhuận đó thì đòi hỏi lợi nhuận các mặt hàng phải tăng 10%, vậy thì sản lượng, chi phí và doanh thu phải là bao nhiêu mới đạt được lợi nhuận mục tiêu đó, công cụ phân tích CVP sẽ giúp chúng ta giải đáp.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- KHỐI LƯỢNG- LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XNK

ĐÔNG DƯƠNG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK Đông Dương là công ty chuyên nhập khẩu các loại xe và các mặt hàng gia dụng khác, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. Tuy công ty thành lập chưa lâu nhưng công ty đã tạo được uy tín cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường hiện nay, với mong muốn cung cấp những hàng hóa chất lượng làm hài lòng khách hàng, Công ty đã có nhiều khách hàng quen thuộc ủng hộ không chỉ trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận khác.

Do công ty kinh doanh nhiều mặt hàng theo hình thức bán buôn. Đề tài xin phân tích ba mặt hàng nhập khẩu là xe moto, xe máy, xe đạp điện, đây là những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.

Nhìn chung, tổng sản lượng tiêu thụ qua các năm đều giảm, năm 2013 đạt 3.566 chiếc giảm 346 chiếc so với cả năm 2012 và giảm 769 chiếc so với năm 2011, để chi tiết cho từng mặt hàng ta xem bảng sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng xe qua 3 năm.

Bảng 4.1 Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xe năm 2011,2012,2013

Đvt: Chiếc Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng % Số lượng % Xe moto 1.382 1.197 1.027 (185) (13,39) (170) (14,20) Xe máy 1.956 1.648 1.336 (308) (15,75) (312) (18,93) Xe đạp điện 997 1.067 1.203 70 7,02 136 12,75 Tổng 4.335 3.912 3.566 (423) (9,76) (346) (8,84)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng kế toán của công ty năm 2011,2012,2013

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ của các mặt hàng xe tăng, giảm khác nhau, xe moto và xe máy giảm mạnh qua các năm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Năm 2013 sản lượng tiêu thụ của xe moto chỉ đạt 1,027 chiếc giảm 170 chiếc so với năm 2012 (giảm 14,20%), xe máy tiêu thụ được 1.336

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 39)