Ứng dụng mô hình phân tích chi phí– khối lượng – lợi nhuận vào lựa

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 76 - 80)

vào lựa chọn phương án kinh doanh

Trong hoạt động quản trị, các nhà quản trị thường phải xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh, quan hệ khác nhau để tìm ra một phương án tối ưu về kinh tế, lợi nhuận. Mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận là một trong những mối quan hệ kinh tế mà nhà quản trị thường xem xét để đưa đến các quyết định về một phương án kinh doanh, nhất là việc xem xét các phương án kinh doanh ngắn hạn, các phương án trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp .

Trong quá trình phân tích mô hình mối quan hệ CVP nhận thấy kết cấu chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của từng mặt hàng. Để thấy được sự biến đổi của các chỉ tiêu trước biến đổi của nền kinh tế như thế nào để đạt được lợi nhuận mà công ty đã đề ra trong phương hướng hoạt động

Đường lợi nhuận

Sản lượng tiêu thụ Lợi nhuận 126 0 710 -331.497.000 1.540.920.640

sắp tới của công ty, theo đó thì lợi nhuận của 3 mặt hàng xe phải tăng 10% tức là tăng 490.384.000 đồng, các phương án kinh doanh được đề xuất như sau: (xem thêm phụ lục 5, trang 84)

a. Phương án 1: Định phí và sản lượng thay đổi

Công ty dự kiến với tình hình kinh doanh của các mặt hàng xe vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về công suất và thời gian hiện có của công ty, để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Ban giám đốc quyết định thuê thêm cửa hàng để trưng bày sản phẩm đồng thời đầu tư thêm chi phí quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm, theo như tính toán của phòng kế toán thì công ty phải đầu tư 15 triệu đồng cho mỗi mặt hàng và sản lượng tiêu thụ của xe moto dự kiến sẽ tăng 6%, xe máy tăng 8%, xe đạp điện tăng 15%. Công ty có nên thực hiện phương án này không? Ta xem phân tích sau:

Bảng 4.25 Phân tích phương án 1

Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Xe Moto Xe máy Xe đạp điện Tổng Tổng SDĐP tăng lên 117.008,75 179.874,263 246.998,298 543.881,311 Định phí tăng lên 15.000 15.000 15.000 45.000 Lợi nhuận tăng thêm 102.008,75 164.874,263 231.998,298 498.881,311

Nguồn: tính toán của tác giả

Các mặt hàng đều mang lại lợi nhuận và đạt được mức lợi nhuận đã đề ra cho thấy SDĐP tăng lên bù đắp được phần định phí tăng lên và có dư ra đó là phần lợi nhuận, lợi nhuận của xe đạp điện cao nhất 231.998.298đ, thấp nhất là xe đạp điện 102.008.750đ làm cho tổng lợi nhuận phương án này tăng lên là 498.881.311đ vượt mức đề ra 8.497.311đ. Như vậy xét về mặt kinh tế thì phương án này có thể thực hiện được vì có khả năng tăng thêm lợi nhuận. Hơn nữa chi phí bất biến chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, khi tăng sản lượng bán ra thì tốc độ tăng SDĐP sẽ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí bất biến làm lợi nhuận tăng lên.

b.Phương án 2: Biến phí và sản lượng thay đổi

Để thu hút khách hàng Ban giám đốc cùng bộ phận kinh doanh quyết định tặng quà kèm theo khi khách hàng mua hàng hóa của công ty (ví dụ như nón bảo hiểm, dầu nhớt xe, áo mưa…) ước tính trị giá mỗi phần quà là 150.000đ/sp, dự kiến việc tặng quà này sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ thêm 10% cho xe moto, 12% cho xe máy, 20% cho xe đạp điện. Liệu công ty có nên tiến hành phương án này không?

Phân tích: biến phí đơn vị tăng 150.000đ/sp làm cho SDĐP đơn vị giảm 150.000đ/sp. SDĐP đơn vị mới của xe moto là 3.766đ/sp, xe máy là 3.410đ/sp, xe đạp điện là 2.489đ/sp

Bảng 4.26 Phân tích phương án 2

Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Xe Moto Xe máy Xe đạp điện Tổng Tổng SDĐP mới 2.063.014,8 2.413.734,4 1.863.763,2 6.340.512,4 Tổng SDĐP cũ 1.950.079 2.249.873 1.646.841 5.846.793 Mức tăng SDĐP 112.935,8 163.861,4 216.922,2 493.719,4

Nguồn: Tính toán của tác giả

Những thay đổi này không làm ảnh hưởng đến định phí nên mức tăng số dư đảm phí, chênh lệch giữa số dư đảm phí mới và số dư đảm phí cũ chính là lợi nhuận tăng thêm. Đề xuất tặng quà làm SDĐP đơn vị giảm, nhưng bù lại sản lượng tiêu thụ tăng làm cho làm cho tổng SDĐP mới tăng lên một lượng lớn hơn SDĐP cũ làm tăng lợi nhuận cho công ty, tổng lợi nhuận đạt được là 493.719.400đ vượt mức lợi nhuận đã đề ra 3.335.400đ. Vì vậy phương án này cũng có thể thực hiện nhưng lợi nhuận tăng thêm ít hơn phương án 1.

c. Phương án 3: Định phí, giá bán và sản lượng thay đổi

Để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, gây chú ý cho khách hàng, công ty dự kiến thực hiện giảm giá bán 100.000đ/sp cho các mặt hàng đồng thời kết hợp phương án 1 tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị, thuê cửa hàng trưng bày sản phẩm 15 triệu đồng việc làm này nếu mang lại hiệu quả tốt sẽ làm số lượng tiêu thụ của xe moto tăng 10%, xe máy tăng 12%, xe đạp điện tăng 20%, công ty có nên thực hiện phương án này hay không?

Phân tích: Giá bán giảm 100.000đ/sp làm cho SDĐP đơn vị của các mặt hàng giảm 100.000đ/sp, SDĐP đơn vị mới của xe moto sẽ là 3.816đ/sp, xe máy là 3.460đ/sp, xe đạp điện là 2.539đ/sp.

Bảng 4.27 Phân tích phương án 3

Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Xe Moto Xe máy Xe đạp điện Tổng Tổng SDĐP mới 2.090.404,8 2.449.126,4 1.901.203,2 6.440.734,4 Mức tăng SDĐP 140.325,8 199.253,4 254.362,2 593.941,4 Định phí tăng lên 15.000 15.000 15.000 45.000 Lợi nhuận tăng thêm 125.325,8 184.253,4 239.362,2 548.941,4

Nguồn: tính toán của tác giả

Qua tính toán ta thấy chênh lệch giữa mức tăng SDĐP và định phí tăng thêm là lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án này, tổng lợi nhuận tăng

thêm của phương án này là 548.941.400đ cao hơn phương án 1 và 2, vượt mức lợi nhuận đã đề ra 58.557.400đ. Xét về mặt kinh tế thì phương án này rất khả thi vì đem lại lợi nhuận cao cho công ty, nhưng cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định bởi vì trong ngắn hạn việc giảm giá sẽ thu hút khách hàng tốt hơn, sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty nhưng trong dài hạn việc tăng giá trở lại rất khó khăn có thể ảnh hưởng đến doanh thu của công ty khi thực hiện tăng giá trở lại.

d. Phương án 4: Định phí, biến phí và sản lượng thay đổi

Công ty dự kiến sẽ tăng thêm tiền hoa hồng cho nhân viên kinh doanh bằng cách chuyển 10 triệu đồng trả lương cố định sang trả lương theo sản phẩm 10.000đ/sp để tăng sự cố gắng làm việc của các nhân viên, đồng thời tăng hoa hồng chiết khấu cho khách hàng 25.000đ/sp, phương án này dự kiến sẽ làm sản lượng tiêu thụ của xe moto, xe máy, xe đạp điện tăng lần lượt là 6%, 10%, 15%. Vậy có nên thực hiện phương án này hay không?

Phân tích: Tăng hoa hồng cho nhân viên kinh doanh và hoa hồng chiết khấu cho khách hàng làm SDĐP đơn vị giảm 35.000đ/sp, SDĐP đơn vị mới của xe moto là 3.881đ/sp, xe máy là 3.525đ/sp, xe đạp điện là 2.604đ/sp. Phương án này định phí mỗi mặt hàng giảm 10 triệu đồng nên mỗi mặt hàng công ty tiết kiệm được 10 triệu đồng

Bảng 4.28 Phân tích phương án 4

Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Xe Moto Xe máy Xe đạp điện Tổng Tổng SDĐP mới 2.048.702,28 2.450.580 1.868.630,4 6.367.912,68 Mức tăng SDĐP 98.623,28 200.707 221.789,4 521.119,68 Định phí giảm 10.000 10.000 10.000 30.000 Lợi nhuận tăng thêm 108.623,28 210.707 231.789,4 551.119,68

Nguồn: tính toán của tác giả

Phương án này cũng làm lợi nhuận của công ty tăng lên 551.119.680đ vượt mức lợi nhuận đề ra 60.735.680đ cao hơn cả 3 phương án trên nên công ty cũng có thể thực hiện phương án này.

e. Phương án 5: Định phí, biến phí, giá bán và sản lượng thay đổi

Theo đề xuất từ các bộ phận, công ty sẽ chuyển 10 triệu đồng trả lương cố định cho nhân viên kinh doanh sang trả lương theo sản phẩm là 10.000đ cho mỗi sản phẩm bán ra và giảm giá bán 100.000đ/sp cho các mặt hàng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng của xe moto, xe máy, xe đạp điện lần lượt là 8%, 10%, 18%. Liệu công ty có nên thực hiện phương án này không?

Phân tích: Hoa hồng cho nhân viên kinh doanh tăng và giá bán giảm làm cho SDĐP đơn vị của mỗi mặt hàng giảm 110.000đ/sp. SDĐP đợn vị mới của xe moto là 3.806đ/sp, xe máy là 3.450đ/sp, xe đạp điện là 2.529đ/sp.

Bảng 4.29 Phân tích phương án 5

Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Xe Moto Xe máy Xe đạp điện Tổng Tổng SDĐP mới 2.047.019,04 2.398.440 1.862.153,28 6.307.612,32 Mức tăng SDĐP 96.940,04 148.567 215.312,28 460.819,32 Định phí giảm 10.000 10.000 10.000 30.000 Lợi nhuận tăng thêm 106.940,04 158.567 225.312,28 490.819,32

Nguồn: tính toán của tác giả

Phương án này làm tổng lợi nhuận tăng thêm 490.819.320đ vượt lợi nhuận đề ra 435.320đ, thấp nhất trong các phương án đề ra. Tuy xét về mặt kinh tế phương án này cũng làm tăng thêm lợi nhuận nhưng lợi nhuận đem lại thấp so với các phương án còn lại.

Tóm lại: Các phương án đều làm tăng lợi nhuận cho công ty, nhưng chỉ có phương án 4 là đem lại lợi nhuận nhiều nhất và từng mặt hàng cũng đạt được lợi nhuận mục tiêu. Công ty có thể cân nhắc chọn thực hiện phương án này

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)