Phương hướng hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 46)

Bước vào lĩnh vực kinh doanh hầu hết công ty nào cũng đề ra mục tiêu là làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu này, công ty không ngừng tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh, cải tiến tổ chức cho phù hợp với loại hình kinh doanh. Tăng cường số lượng cán bộ phù hợp cho việc mở rộng kinh doanh mua bán. Bên cạnh đó, công ty luôn thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo lợi ích và cuộc sống cho người lao động.

Cụ thể trong phương hướng hoạt động của công ty trong 6 tháng cuối năm 2014 là cải thiện tình hình hoạt động của công ty để làm tăng lợi nhuận thêm 10% so với 6 tháng đầu năm 2014, như vậy là mục tiêu lợi nhuận của công ty trong thời gian tới là đạt 6.453,7 trđ, để đạt được lợi nhuận đó thì đòi hỏi lợi nhuận các mặt hàng phải tăng 10%, vậy thì sản lượng, chi phí và doanh thu phải là bao nhiêu mới đạt được lợi nhuận mục tiêu đó, công cụ phân tích CVP sẽ giúp chúng ta giải đáp.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- KHỐI LƯỢNG- LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XNK

ĐÔNG DƯƠNG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK Đông Dương là công ty chuyên nhập khẩu các loại xe và các mặt hàng gia dụng khác, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. Tuy công ty thành lập chưa lâu nhưng công ty đã tạo được uy tín cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường hiện nay, với mong muốn cung cấp những hàng hóa chất lượng làm hài lòng khách hàng, Công ty đã có nhiều khách hàng quen thuộc ủng hộ không chỉ trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận khác.

Do công ty kinh doanh nhiều mặt hàng theo hình thức bán buôn. Đề tài xin phân tích ba mặt hàng nhập khẩu là xe moto, xe máy, xe đạp điện, đây là những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.

Nhìn chung, tổng sản lượng tiêu thụ qua các năm đều giảm, năm 2013 đạt 3.566 chiếc giảm 346 chiếc so với cả năm 2012 và giảm 769 chiếc so với năm 2011, để chi tiết cho từng mặt hàng ta xem bảng sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng xe qua 3 năm.

Bảng 4.1 Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xe năm 2011,2012,2013

Đvt: Chiếc Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng % Số lượng % Xe moto 1.382 1.197 1.027 (185) (13,39) (170) (14,20) Xe máy 1.956 1.648 1.336 (308) (15,75) (312) (18,93) Xe đạp điện 997 1.067 1.203 70 7,02 136 12,75 Tổng 4.335 3.912 3.566 (423) (9,76) (346) (8,84)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng kế toán của công ty năm 2011,2012,2013

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ của các mặt hàng xe tăng, giảm khác nhau, xe moto và xe máy giảm mạnh qua các năm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Năm 2013 sản lượng tiêu thụ của xe moto chỉ đạt 1,027 chiếc giảm 170 chiếc so với năm 2012 (giảm 14,20%), xe máy tiêu thụ được 1.336 chiếc giảm 312 chiếc so với năm 2012 (giảm 18,93%), giảm nhiều hơn so với mặt hàng xe moto.

Ngược lại với tình hình tiêu thụ 2 loại xe trên thì tình hình tiêu thụ xe đạp điện rất khả quan, minh chứng là sản lượng tiêu thụ qua ba năm đều tăng

liên tục, năm 2011 chỉ tiêu thụ 997 chiếc, năm 2012 tăng thêm 70 chiếc đến năm 2013 sản lượng tiêu thụ đạt 1.203 chiếc tăng 136 chiếc (mức tăng 12,75%) so với năm 2012, đây là dấu hiệu đáng mừng, công ty cần phải phát huy để nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ. Để rõ ràng hơn ta xem đồ thị sau:

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Xe moto Xe máy Xe đạp điện

Hình 4.1 Đồ thị sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xe qua 3 năm

Nhìn trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ thì mặt hàng xe máy chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 mặt hàng, tiếp theo đó là mặt hàng xe moto và xe đạp điện nhưng đến năm 2013 thì cơ cấu có sự thay đổi, sản lượng tiêu thụ của xe đạp điện nhiều hơn mặt hàng xe moto và gần bằng với xe máy. Dấu hiệu này cho thấy những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu cũng như là thân thiện với môi trường càng được ưa chuộng nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng phải luôn cân nhắc để chi tiêu cho hợp lý.

Vì vậy, công ty cần phải thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng xe đạp điện để đáp ứng cho phân khúc khách hàng này. Nói như vậy, không có nghĩa là xem nhẹ các phân khúc thị trường còn lại vì nó cũng góp phần vào doanh thu của công ty, đáp ứng đa dạng mọi nhu cầu của thị trường.

Để biết được tình hình tiêu thụ, giá bán, doanh thu của 3 mặt hàng xe trong 6 tháng đầu năm 2014 (kỳ này) và 6 tháng đầu năm 2013 (kỳ trước) ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 Sản lượng, doanh thu 3 mặt hàng xe 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Số lượng (chiếc) Giá bán

(1.000đ/chiếc)

Doanh thu (1.000đ) Chỉ tiêu

Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Xe Moto 526 498 87.699 87.999 46.129.674 43.823.502 Xe Máy 674 632 58.759 58.999 39.603.566 37.287.368 Xe Đạp Điện 594 624 9.649 9.799 5.731.506 6.114.576

Nguồn: tổng hợp số liệu từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2013,2014

Qua bảng sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu của 3 mặt hàng xe trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ta thấy chỉ có sản lượng tiêu thụ của xe đạp điện là tăng (tăng 30 chiếc), còn 2 mặt hàng xe còn lại thì sản lượng tiêu thụ bị giảm, giảm nhiều nhất là xe máy (giảm 42 chiếc). Bên cạnh đó thì giá của các mặt hàng đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, tăng nhiều nhất là xe moto tăng 300 ngàn đồng, xe máy tăng 240 ngàn đồng, thấp nhất là xe đạp điện giá chỉ tăng 150 ngàn đồng, việc tăng giá cùng với sản lượng tăng nên doanh thu của xe đạp điện tăng 383.070 ngàn đồng, dù giá xe moto và xe máy có tăng nhưng sản lượng tiêu thụ bị sụt giảm nhiều nên doanh thu cũng bị giảm, xe moto giảm 2.306.172 ngàn đồng, xe máy giảm 2.316.198 ngàn đồng.

Nhìn trong cơ cấu của 3 mặt hàng, ta thấy sản lượng tiêu thụ xe có giá bán cao là thấp nhất, các loại xe có giá bán trung bình và thấp như xe máy, xe đạp điện được ưa chuộng hơn.

- Trong 3 mặt hàng thì xe moto có sản lượng tiêu thụ thấp nhất trong 2 kỳ chỉ đạt 498 chiếc kỳ này và 526 chiếc kỳ trước. Nhưng do giá bán của xe moto cao nên doanh thu đạt cao nhất (43.823.502 ngàn đồng kỳ này và 46.129.674 ngàn đồng kỳ trước), chiếm hơn 50% trong tổng doanh thu 3 mặt hàng, góp phần đáng kể vào doanh thu của toàn công ty.

- Mặc dù tình hình tiêu thụ xe máy có giảm sút, giảm nhiều hơn so với xe moto nhưng sản lượng tiêu thụ xe máy vẫn cao nhất đạt 632 chiếc trong 6 tháng đầu năm 2014, chiếm hơn 36% tổng số 3 mặt hàng, doanh thu đạt 37.287.368 ngàn đồng do xe máy có mức giá trung bình, không cao không thấp nên khách hàng dễ chấp nhận hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xe đạp điện tiêu thụ nhiều trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 nhưng giá bán thấp hơn rất nhiều so với 2 mặt hàng xe còn lại nên doanh thu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu, nhưng không vì vậy mà cho rằng kinh doanh xe đạp điện không hiệu quả, phải xem xét đến khoản chi phí bỏ ra có tương xứng hay không.

Trong luận văn này, tôi lấy số liệu 6 tháng đầu năm 2014 để phân tích và so sánh với 6 tháng đầu năm 2013 vì phân tích CVP có những hạn chế của nó (xem mục 2.1.7), nếu lấy cả 3 năm thì thời gian quá dài làm cho các giả định không xác với thực tế. Chẳng hạn, tỷ lệ tiêu thụ của các mặt hàng mỗi năm mỗi khác, nếu giả định cả 3 năm tỷ lệ này không đổi thì quá xa rời thực tế và không thể chấp nhận được. Hơn nữa, phân tích CVP dùng để lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn nên việc xem xét tình hình kinh doanh trong ngắn hạn để lập kế hoạch ngắn hạn sẽ hợp lý hơn.

Khi phân tích CVP cần quan tâm đến các giả thuyết sau: - Giá bán đơn vị sản phẩm không đổi

- Tất cả chi phí phải phân ra thành định phí và biến phí với mức độ chính xác có thể lý giải được

- Chi phí biến đổi thay đổi tỷ lệ với sản lượng tiêu thụ - Định phí không thay đổi trong phạm vi hoạt động - Năng suất lao động không thay đổi

- Khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, kết cấu sản phẩm giả định không thay đổi ở các mức doanh thu khác nhau

- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp, nếu áp dụng phương pháp tính giá toàn bộ thì cần giả định là số lượng sản phẩm sản xuất bằng sản lượng tiêu thụ.

4.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ

Để ứng dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào công ty thì tất cả các chi phí phải được phân loại thành định phí và biến phí.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phát sinh ở văn phòng và các phòng ban khác, không gắn liền với một bộ phận riêng biệt nào nên công ty chọn căn cứ ứng xử chung theo số lượng bán ra cho các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Căn cứ ứng xử của các chi phí bán hàng thì tùy vào từng loại chi phí mà có căn cứ ứng xử phù hợp.

Bảng 4.3 Tổng hợp chi phí cả 3 mặt hàng xe 6 tháng đầu năm 2014 Đvt:1.000 đồng Chỉ tiêu Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Căn cứ ứng xử Giá vốn 80.858.575 Số lượng bán ra Chi phí bán hàng

Chiết khấu cho đại lý 87.226 Doanh số bán Chi phí bao bì 45.841 Số lượng bán ra Chi phí bảo hành 72.118 Số lượng bán ra Chi phí nhiên liệu 60.506 Đơn đặt hàng Thuê kho 18.699 Doanh số bán Chi phí quảng cáo 26.098 Số lượng bán ra Chi phí mua ngoài

(điện, nước, điện thoại) 38.949 Số lượng bán ra Chi phí khấu hao

PTVC 42.857

Quãng đường vận chuyển Lương nhân viên kinh

doanh 86.395 Số lượng bán ra Hoa hồng cho NVKD 27.121 Số lượng bán ra Lương nhân viên vận

chuyển 66.198 Đơn đặt hàng Chi phí bằng tiền khác 59.607 49.285

Chi phí QLDN

Lương và các khoản

trích theo lương 486.865 Số lượng bán ra Khấu hao TSCĐ 31.748 Số lượng bán ra Chi phí mua ngoài

(điện, nước, điện thoại) 45.929 Số lượng bán ra Công tác phí 54.567 Số lượng bán ra Chi phí vật liệu văn

phòng 6.230 Số lượng bán ra Chi phí sửa chữa TSCĐ 7.625 Số lượng bán ra Chi phí bằng tiền khác 72.520 76.647 Số lượng bán ra Tổng cộng 81.351.936 884.792 84.878

Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2014

4.2.1 Chi phí khả biến

Biến phí gồm: giá vốn hàng bán và biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp.

4.2.1.1 Giá vốn hàng bán

Giá mua hàng hóa bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với xe moto 125cm3 trở lên)

Chi phí mua hàng là chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, vận chuyển, bốc dỡ được hạch toán vào tài khoản 1562 “chi phí thu mua hàng hóa”, khi hàng hóa được bán ra thì chi phí mua hàng được phân bổ và ghi nhận vào tài khoản 632 “giá vốn hàng hóa” nếu hàng hóa bán ra càng nhiều thì chi phí mua hàng hóa càng nhiều.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, nhìn chung thì giá vốn của xe moto là cao nhất 41.700.249 ngàn đồng (chiếm hơn 50% trong cơ cấu), thấp nhất là xe đạp điện 4.316.159 ngàn đồng, cụ thể hơn ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 4.4 Giá vốn các mặt hàng xe 6 tháng đầu năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đvt:1.000đ Mặt hàng Xe moto Xe máy Xe đạp điện Giá mua hàng hóa 41.617.604 34.746.023 4.226.857 Chi phí mua hàng 82.645 96.144 89.302 Giá vốn hàng bán 41.700.249 34.842.167 4.316.159 Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2014

Qua bảng giá vốn các mặt hàng xe ta thấy giá mua của xe moto và xe máy cao vì đơn giá mua cao và phải chịu thêm thuế nhập khẩu, riêng đối với xe moto còn phải tính thêm thuế tiêu thụ đặc biệt nên giá mua của xe moto là cao nhất (tương ứng 41.617.604 ngàn đồng). Giá mua xe đạp điện thấp nhất (4.226.857 ngàn đồng) do đơn giá mua thấp mà không phải cộng thêm các khoản thuế nào.

Đối với chi phí mua hàng thì xe máy được phân bổ nhiều nhất 96.144 ngàn đồng vì số lượng xe máy bán ra là nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2014, tiếp theo là xe đạp điện 89.302 ngàn đồng, thấp nhất là xe moto 82.645 ngàn đồng vì sản lượng tiêu thụ thấp.

4.2.1.2 Biến phí bán hàng

Biến phí phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp hàng hóa và sẽ biến động về tổng số. Biến phí bán hàng của công ty bao gồm chi phí nhiên liệu vận chuyển, chiết khấu cho đại lý, chi phí bao bì, bảo hành và các chi phí bằng tiền khác. Ta xem bảng sau:

Bảng 4.5 Biến phí bán hàng của các mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Xe moto Xe máy Xe đạp điện Hoa hồng chiết khấu đại lý 43.824 37.287 6.115 Chi phí bao bì 13.015 16.517 16.309 Chi phí bảo hành 20.476 25.986 25.656 Chi phí nhiên liệu 14.818 27.166 18.522 Hoa hồng cho NVKD 9.213 9.796 8.112 Chi phí bằng tiền khác 23.750 18.052 17.805 Tổng 125.096 134.804 92.519 Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2014

Nhận xét: do căn cứ ứng xử khác nhau nên các khoản biến phí bán hàng của 3 mặt hàng xe ít, nhiều khác nhau, chi phí cho xe máy là nhiều nhất 134.804 ngàn đồng, trong đó chiết khấu là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Xe đạp điện có chi phí nhỏ nhất 92.519 ngàn đồng do doanh số bán ra của xe này thấp nhất nên khoản chiết khấu rất thấp so với 2 loại xe còn lại. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ ứng xử là vô cùng quan trọng, công ty cần phải lựa chọn căn cứ cho hợp lý để phân bổ chi phí cho từng mặt hàng phù hợp nhất.

4.2.1.3 Biến phí quản lý doanh nghiệp

Biến phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí như: công tác phí, vật liệu sử dụng trong văn phòng, chi phí sửa chữa các thiết bị, TSCĐ và các khoản khác.

Bảng 4.6 Biến phí quản lý doanh nghiệp của công ty 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: 1.000đ

Chỉ tiêu Xe moto Xe máy Xe đạp điện Công tác phí 15.493 19.662 19.412 Vật liệu văn phòng 1.769 2.245 2.216 Chi phí sửa chữa thiết bị và

TSCĐ 2.165 2.747 2.713 Chi phí bằng tiền khác 20.590 26.130 25.800 Tổng 40.017 50.784 50.141

Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2014

Nhận xét: Ta thấy biến phí quản lý của xe máy là nhiều nhất 50.784 ngàn đồng do xe máy có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất trong 3 mặt hàng, tiếp theo là xe đạp điện, thấp nhất là xe moto 40.017 ngàn đồng

4.2.2 Chi phí bất biến

Định phí của công ty gồm định phí quản lý doanh nghiệp và định phí bán hàng

4.2.2.1 Định phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí này của công ty bao gồm các khoản chi phí như:

- Tiền lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên ở các phòng ban như quản lý, kho

- Khấu hao TSCĐ, các khoản chi phí khác như: tiền thưởng, tiền ăn giữa ca của các nhân viên, giải trí và du lịch…

Bảng 4.7 Định phí quản lý doanh nghiệp các mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Xe moto Xe máy Xe đạp điện Lương và các khoản trích

theo lương 138.240 175.438 173.187

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 46)