Đòn bẩy kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 64 - 70)

Sử dụng đòn bẩy kinh doanh để xem mối quan hệ giữa tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận với tốc độ tăng (giảm) doanh thu của công ty như thế nào. Nhìn chung thì ĐBKD đều lớn hơn 1. Cụ thể ta xem bảng số liệu ĐBKD của các mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013, 2014 như sau:

Bảng 4.16 Đòn bẩy kinh doanh các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Đvt:1.000đ

Xe moto Xe máy Xe đạp điện Chỉ tiêu

Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này SDĐP 2.413.473 1.950.079 2.841.293 2.249.873 1.506.289 1.646.841 Lợi nhuận 2.094.541 1.675.214 2.435.527 1.913.282 1.183.071 1.315.344 ĐBKD 1,152 1,164 1,167 1,176 1,273 1,252

Nguồn: tổng hợp từ bảng báo cáo thu nhập dạng SDĐP

Nhìn bảng đòn bẩy kinh doanh ta thấy độ lớn ĐBKD của 3 mặt hàng xe 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 tăng giảm khác nhau, xe moto và xe máy có độ lớn ĐBKD tăng còn xe đạp điện bị giảm so với kỳ trước. Mặc dù xe đạp điện có độ lớn ĐBKD giảm nhưng xe đạp điện vẫn có độ lớn ĐBKD cao nhất trong 3 mặt hàng ở cả 2 kỳ cụ thể là ở kỳ này ĐBKD đạt 1,252 trong khi xe máy đạt 1,176 và xe moto đạt 1,164. Cả 3 mặt hàng đều có ĐBKD lớn hơn 1 cho thấy tình hình hoạt động của công ty đảm bảo có lợi nhuận vì ĐBKD chỉ xuất hiện khi SDĐP lớn hơn không và lớn hơn định phí để đảm bảo có lợi nhuận. Nên ĐBKD cũng phản ánh mức độ sử dụng định phí trong kết cấu chi phí, xem kết cấu chi phí trình bày ở trên thì tỷ trọng chi phí bất biến của xe đạp điện (5,42% trên doanh thu kỳ này) cao hơn 2 loại xe còn lại nên ĐBKD lớn hơn, trong khi đó xe moto và xe máy chi phí bất biến chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (0,63%, 0,9% trên doanh thu ở kỳ này) nên ĐBKD nhỏ. Ta xem đồ thị sau:

Nguồn: tính toán của tác giả 1,050 1,100 1,150 1,200 1,250 1,300

xe moto Xe máy xe đạp điện

ĐBKD kỳ trước ĐBKD kỳ này

Hình 4.4 Đồ thị đòn bẩy kinh doanh

ĐBKD phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % khi doanh số bán tăng (giảm) 1% có nghĩa là nếu doanh thu của xe moto tăng 1% thì lợi nhuận tăng 1,164% ở kỳ này tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn so với kỳ trước vì ĐBKD tăng, tương tự nếu doanh thu xe máy tăng 1% thì lợi nhuận tăng 1,176% ở kỳ này, tốc độ tăng lợi nhuận cũng lớn hơn so với kỳ trước, nhưng trên thực tế thì doanh thu của xe moto và xe máy bị giảm, vậy khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận chỉ giảm 1,152% kỳ trước đến kỳ này thì lợi nhuận giảm tới 1,164% đối với xe moto, đối với xe máy thì khi doanh thu giảm 1% thì kỳ trước lợi nhuận giảm 1,167%, kỳ này giảm tới 1,176%. Còn xe đạp điện khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng tới 1,252% cao nhất trong 3 mặt hàng ở kỳ này nhưng tốc độ tăng lợi nhuận này ít hơn so với kỳ trước vì ĐBKD kỳ trước lớn hơn. Vậy khi doanh thu đã vượt qua điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận.

Thông qua ĐBKD, dựa vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc tốc độ tăng doanh thu ta có thể dự kiến lợi nhuận cần tăng của 3 mặt hàng nếu doanh thu tăng lên và đã vượt qua điểm hòa vốn, để rõ hơn ta xem ví dụ sau:

Bảng 4.17 mối quan hệ giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận Đvt: 1.000đ Xe moto Xe máy Xe đạp điện Doanh thu tăng (%) LN tăng (%) Mức tăng LN LN tăng (%) Mức tăng LN LN tăng (%) Mức tăng LN 1% 1,164 19.499 1,176 22.500 1,252 16.468 2% 2,328 38.999 2,352 45.000 2,504 32.936 3% 3,492 58.498 3,528 67.501 3,756 49.404 4% 4,656 77.998 4,704 90.001 5,008 65.872

Vậy ta có thể sử dụng đòn bẩy kinh doanh làm công cụ để dự kiến lợi nhuận cần tăng khi dự kiến được tốc độ tăng doanh thu. Qua ví dụ trên ta cũng thấy rằng khi tăng doanh thu cùng một tốc độ thì thì xe đạp điện có độ lớn ĐBKD lớn hơn sẽ có tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn, tiếp theo là xe máy sau cùng là xe moto.

4.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 4.4.1 Phân tích điểm hòa vốn 4.4.1 Phân tích điểm hòa vốn

4.4.1.1 Doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn

Bảng 4.18 Sản lượng và doanh thu hòa vốn của 3 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đvt: 1.000đ

Xe Moto Xe Máy Xe đạp điện

Chỉ tiêu

Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này SDĐP đơn vị (1.000đ/chiếc) (1) 4.588 3.916 4.216 3.560 2.536 2.639 Giá bán (1.000đ/chiếc) (2) 87.699 87.999 58.759 58.999 9.649 9.799 Định phí (3) 318.932 274.865 405.766 336.591 323.218 331.497 Sản lượng hòa vốn (chiếc) (4)=(3)/(1) 70 70 96 95 127 126

Doanh thu hòa vốn

(5)=(4)x(2) 6.138.930 6.159.930 5.640.864 5.604.905 1.225.423 1.234.674

Nguồn: tổng hợp từ bảng trên

Qua bảng sản lượng và doanh thu hòa vốn ta thấy sản lượng hòa vốn qua 2 kỳ của 3 mặt hàng không khác nhau nhiều, thậm chí sản lượng hòa vốn của xe moto không thay đổi vẫn giữ ở mức 70 chiếc, còn 2 mặt hàng còn lại thì giảm 1 chiếc so với kỳ trước, do giá bán của 3 mặt hàng có mức tăng khác nhau nên DTHV của 3 mặt hàng tăng giảm khác nhau, xe moto và xe đạp điện có DTHV tăng, xe máy thì DTHV giảm từ 5.640.864 kỳ trước xuống còn 5.604.905 kỳ này.

Trong 3 mặt hàng thì sản lượng hòa vốn cao nhất là xe đạp điện 126 chiếc kỳ này (127 kỳ trước), thấp nhất là xe moto 70 chiếc, vậy để hòa vốn hay lợi nhuận bằng không thì kỳ này công ty phải bán được 126 chiếc xe đạp điện, 95 chiếc xe máy và 70 chiếc xe moto để thu được khoản doanh thu lần lượt là 1.234.674 ngàn đồng, 5.604.905 ngàn đồng, 6.159.930 ngàn đồng, đây chính là doanh thu hòa vốn mà tại đây khoản doanh thu này có thể bù đắp được biến phí và định phí. (Xem thêm phụ lục 2, trang 79)

Như vậy ta thấy rằng:

- Nếu kỳ này công ty chỉ tiêu thụ số lượng xe ít hơn 70 chiếc xe moto, 95 chiếc xe máy và 126 chiếc xe đạp điện thì công ty sẽ bị lỗ (so với kỳ trước thì công ty lỗ khi tiêu thụ ít hơn tới 95 chiếc xe máy, 127 chiếc xe đạp điện). Mức lỗ càng lớn khi công ty càng tiêu thụ ít hơn sản lượng hòa vốn.

- Nếu kỳ này công ty tiêu thụ được 70 chiếc xe moto, 95 chiếc xe máy và 126 chiếc xe đạp điện công ty sẽ hòa vốn (so với kỳ trước thì công ty phải tiêu thụ 96 chiếc xe máy, 127 chiếc xe đạp điện), tổng doanh thu sẽ bù đắp được tổng chi phí.

- Nếu công ty tiêu thụ được số lượng lớn hơn sản lượng hòa vốn (>70 chiếc xe moto, > 95 chiếc xe máy, > 126 chiếc xe đạp điện kỳ này, > 96 chiếc xe máy, > 127 chiếc xe đạp điện kỳ trước) thì công ty sẽ thu được lãi và mức lãi càng cao khi công ty tiêu thụ số lượng xe lớn hơn sản lượng hòa vốn càng nhiều.

* Điểm hòa vốn là thông tin hữu ích cho người quản lý, nhưng nó không chỉ ra các chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận thay đổi khi sản lượng bán thay đổi. Để minh họa mối quan hệ này, ta sử dụng đồ thị hòa vốn. Đồ thị này biểu diễn toàn bộ mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và làm nổi bật điểm hòa vốn. Đồ thị được biểu diễn như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lãi

lỗ

Nhìn trên đồ thị ta thấy giao điểm giữa đường tổng chi phí và đường doanh thu chính là điểm hòa vốn. Từ điểm hòa vốn kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành là sản lượng hòa vốn của xe moto 70 chiếc. Từ điểm hòa vốn kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại một

6.159.930.000

70 Doanh thu, chi phí

Đường doanh thu Y= 87.999.000X Đường tổng chi phí Y=84.083.000x+274.865.000 Đường định phí Y=274.865.000 Sản lượng

Hình 4.5 Đồ thị hòa vốn của xe moto 6 tháng đầu năm 2014

Điểm hòa vốn

điểm chính là doanh thu hòa vốn. Vậy điểm hòa vốn có tọa độ là (70;6.159.930.000).

lãi

lỗ

Điểm hòa vốn của xe máy có tọa độ là (95;5.604.905.000)

lãi

lỗ

Điểm hòa vốn của xe đạp điện có tọa độ là (126;1.234.674.000)

5.604.905.000

95 Doanh thu, chi phí

Đường doanh thu Y= 58.999.000X Đường tổng chi phí Y=55.439.000x+336.591.000 Đường định phí Y=336.591.000 Sản lượng

Hình 4.6 Đồ thị hòa vốn của xe máy 6 tháng đầu năm 2014

Điểm hòa vốn

O

1.234.674.000

126 Doanh thu, chi phí

Đường doanh thu Y= 9.799.000X Đường tổng chi phí Y=7.160.000x+331.497.000 Đường định phí Y=331.497.000 Sản lượng

Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của xe đạp điện 6 tháng đầu năm 2014

Điểm hòa vốn

4.4.1.2 Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn

Bảng 4.19 số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Đvt: 1.000đ

Xe moto Xe máy Xe đạp điện

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Doanh thu thực hiện 46.129.674 43.823.502 39.603.566 37.287.368 5.731.506 6.114.576 Doanh thu hòa vốn 6.138.930 6.159.930 5.640.864 5.604.905 1.225.423 1.234.674 Số dư an toàn 39.990.744 37.663.572 33.962.702 31.682.463 4.506.083 4.879.902 Tỷ lệ số dư an toàn (%) 86,69 85,94 85,76 84,97 78,62 79,81

Thời gian hòa

vốn (ngày) 48 51 51 54 77 73

Tỷ lệ hòa vốn

(%) 13,31 14,06 14,24 15,03 21,38 20,19

Nguồn: tính toán của tác giả

Từ số liệu trên ta thấy số dư an toàn của 3 mặt hàng xe khác nhau, trong 6 tháng đầu năm 2014 xe moto có SDAT cao nhất 37.663.572 ngàn đồng, tiếp theo là xe máy 31.682.463 ngàn đồng, thấp nhất là xe đạp điện 4.879.902 ngàn đồng. Sự khác nhau đó là do tỷ trọng chi phí bất biến của 3 mặt hàng khác nhau, xe đạp điện có tỷ trọng chi phí bất biến cao nhất 5,42%, nên tỷ lệ số dư đảm phí lớn (26,93%), do đó nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn nên SDAT thấp hơn. Ngược lại, tỷ trọng chi phí bất biến của xe moto và xe máy thấp hơn nên tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ hơn (4,45%; 6,03%), khi doanh số giảm thì lỗ ít hơn do đó SDAT cao hơn. Cụ thể nếu doanh thu giảm 4.879.902 ngàn đồng thì xe đạp điện sẽ hòa vốn trong khi đó xe moto giảm tới 37.663.572 ngàn đồng, xe máy giảm 31.682.463 ngàn đồng mới hòa vốn. Như vậy xe moto và xe máy có SDAT lớn sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, độ an toàn của 2 mặt hàng này bị giảm so với kỳ trước vì SDAT của kỳ này thấp hơn so với kỳ trước, cụ thể là xe moto giảm 2.327.172 ngàn đồng, xe máy giảm 2.280.239 ngàn đồng, chỉ có xe đạp điện là độ an toàn tăng 373.819 ngàn đồng.

Tỷ lệ số dư an toàn của xe moto bị giảm do SDAT giảm nhưng trong kỳ này tỷ lệ số dư an toàn vẫn cao nhất 85,94%, xe đạp điện mặc dù có tỷ lệ số dư an toàn tăng nhưng tỷ lệ số dư an toàn vẫn thấp nhất (79,81%) trong kỳ này, khi có sự sụt giảm về doanh thu thì xe đạp điện bị giảm lợi nhuận nhiều nhất. Vì thế trước khi ra quyết định tập trung vào một mặt hàng chủ lực nào đó,

công ty phải căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại để đưa ra quyết định phù hợp với thực tế nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thời gian hòa vốn của xe đạp điện nhanh hơn so với kỳ trước 4 ngày nhưng thời gian hòa vốn của mặt hàng xe này vẫn lâu nhất tới 73 ngày so với xe máy và xe moto chỉ 54 và 51 ngày dù thời gian hòa vốn của 2 mặt hàng này nhiều hơn so với kỳ trước 3 ngày. Do công ty luôn chú trọng về tiến độ hòa vốn để xoay vòng vốn tốt hơn chính vì vậy mà nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến những hàng hóa có thời gian hòa vốn nhanh hơn.

Tỷ lệ hòa vốn được hiểu như là thước đo sự rủi ro, tỷ lệ hòa vốn càng thấp thì càng an toàn. Tỷ lệ hòa vốn của xe đạp điện 6 tháng đầu năm 2014 là 20,19% cho biết trong 100% doanh thu thì có 20,19% doanh thu hòa vốn còn

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 64 - 70)