Phân tích ảnh hưởng kết cấu hàng bán đến điểm hòa vốn và lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 70 - 76)

trước có tới 21,38% doanh thu hòa vốn còn 78,62% doanh thu mang lại lợi nhuận, ngược lại với xe đạp điện thì xe moto và xe máy có tỷ lệ hòa vốn tăng so với kỳ trước nên độ an toàn giảm so với kỳ trước. Tuy nhiên, trong 3 mặt hàng thì xe đạp điện rủi ro cao hơn so với 2 mặt hàng còn lại vì tỷ lệ hòa vốn cao hơn. Còn 2 mặt hàng xe còn lại có tỷ lệ hòa vốn thấp chứng tỏ là kinh doanh xe moto và xe máy an toàn hơn, chỉ cần số lượng tiêu thụ ít hơn thì đã hòa vốn hay nói cách khác là đem lại lợi nhuận nhiều hơn. (Xem thêm phụ lục 3, trang 80)

4.4.2 Phân tích ảnh hưởng kết cấu hàng bán đến điểm hòa vốn và lợi nhuận nhuận

Để thấy được ảnh hưởng của kết cấu các mặt hàng ảnh hưởng như thế nào đến điểm hòa vốn và lợi nhuận của công ty ta tiến hành phân tích kết cấu hàng bán 6 tháng đầu năm 2014 như sau:

Bảng 4.20 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí theo tổng số và tỷ lệ 6 tháng đầu năm 2014

Đvt:1.000đ

Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán của công ty 6 tháng đầu năm 2014

Xe moto Xe máy Xe đạp điện Tổng số

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu 43.823.502 100,00 37.287.368 100,00 6.114.576 100,00 87.225.446 100,00 Chi phí khả biến 41.873.423 95,55 35.037.495 93,97 4.467.735 73,07 81.378.653 93,30

SDĐP 1.950.079 4,45 2.249.873 6,03 1.646.841 26,93 5.846.793 6,70

Chi phí bất biến 274.865 336.591 331.497 942.953

Theo số liệu trên ta có:

- Kết cấu mặt hàng: xe moto: 50,24%, xe máy: 42,75%, xe đạp điện: 7,01%

- Doanh thu hòa vốn của cả 3 mặt hàng: 14.073.925 ngàn đồng - Số dư an toàn : 73.151.521 ngàn đồng

- Tỷ lệ số dư an toàn: 83,86% - Lợi nhuận: 4.903.840 ngàn đồng

Giả sử công ty tập trung vào kinh doanh chủ lực một trong 3 mặt hàng xe moto, xe máy và xe đạp điện thì doanh thu của mỗi mặt hàng có thể tăng thêm 4 tỷ đồng. Ta xem sự thay đổi kết cấu của 3 mặt hàng làm tổng lợi nhuận thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau (Xem thêm phụ lục 4, trang 82):

Trường hợp 1: Nếu tăng kết cấu mặt hàng xe moto (doanh thu tăng 4 tỷ đồng) và giảm kết cấu mặt hàng xe máy (doanh thu giảm 2 tỷ đồng), xe đạp điện (doanh thu giảm 2 tỷ đồng) thì điểm hòa vốn và lợi nhuận thay đổi như sau:

Bảng 4.21 Điểm hòa vốn và lợi nhuận khi kết cấu mặt hàng xe moto tăng Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Chỉ số cũ Chỉ số mới Mức tăng (CSM-CSC) Kết cấu xe moto (%) 50,24 54,83 4,59 Kết cấu xe máy (%) 42,75 40,46 -2,29 Kết cấu xe đạp điện (%) 7,01 4,71 -2,3 Tỷ lệ SDĐP bình quân(%) 6,70 6,15 -0,55 Doanh thu hòa vốn 14.073.925 15.332.569 1.258.644 Số dư an toàn 73.151.521 71.892.877 -1.258.644 Tỷ lệ số dư an toàn (%) 83,86 82,42 -1,44 Lợi nhuận 4.903.840 4.421.076 -482.764

Nguồn: tính toán của tác giả

Sự thay đổi này làm cho tỷ lệ SDĐP bình quân giảm 0,55% nên doanh thu hòa vốn của công ty tăng làm cho số dư an toàn, tỷ lệ số dư an toàn giảm, lợi nhuận giảm 482.764 ngàn đồng hay doanh số tăng của xe moto không bù đắp được doanh số giảm của xe máy và xe đạp điện

Trường hợp 2: Nếu tăng kết cấu mặt hàng xe máy (doanh thu tăng 4 tỷ đồng), giảm kết cấu mặt hàng xe moto (doanh thu giảm 3 tỷ đồng) và xe đạp điện (doanh thu giảm 1 tỷ đồng) thì điểm hòa vốn và lợi nhuận sẽ thay đổi như sau :

Bảng 4.22 Điểm hòa vốn và lợi nhuận khi tăng kết cấu mặt hàng xe máy Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Chỉ số cũ Chỉ số mới Mức tăng (CSM-CSC) Kết cấu xe moto (%) 50,24 46,80 -3,44 Kết cấu xe máy (%) 42,75 47,33 4,58 Kết cấu xe đạp điện (%) 7,01 5,87 -1,14 Tỷ lệ SDĐP bình quân(%) 6,7 6,52 -0,18 Doanh thu hòa vốn 14.073.925 14.462.469 388.544 Số dư an toàn (%) 73.151.521 72.762.977 -388.544 Tỷ lệ số dư an toàn 83,86 83,42 -0,44 Lợi nhuận 4.903.840 4.740.676 -163.164

Nguồn:tính toán của tác giả

Thay đổi kết cấu các mặt hàng theo trường hợp này cũng làm tỷ lệ SDĐP bình quân giảm, tương tự như trường hợp 1, sẽ làm lợi nhuận giảm 163.164 ngàn đồng vì doanh số tăng lên của xe máy không bù đắp được khoản doanh thu giảm của 2 mặt hàng xe còn lại.

Trường hợp 3: Nếu tăng kết cấu mặt hàng xe đạp điện (doanh thu tăng 4 tỷ đồng) và giảm kết cấu xe moto (doanh thu giảm 1 tỷ đồng) và xe máy (doanh thu giảm 3 tỷ đồng), ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 4.23 Điểm hòa vốn và lợi nhuận khi kết cấu mặt hàng xe đạp điện tăng Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Chỉ số cũ Chỉ số mới Mức tăng (CSM-CSC) Kết cấu xe moto (%) 50,24 49,10 -1,14 Kết cấu xe máy (%) 42,75 39,31 -3,44 Kết cấu xe đạp điện (%) 7,01 11,59 4,58 Tỷ lệ SDĐP bình quân(%) 6,70 7,68 0,98 Doanh thu hòa vốn 14.073.925 12.278.034 -1.795.891 Số dư an toàn 73.151.521 74.947.412 1.795.891 Tỷ lệ số dư an toàn 83,86 85,92 2,06 Lợi nhuận 4.903.840 5.754.076 850.236

Nguồn: tính toán của tác giả

Trong trường hợp này tỷ lệ SDĐP bình quân tăng làm giảm doanh thu hòa vốn, tăng SDAT và tỷ lệ SDAT, lợi nhuận tăng 850.236 ngàn đồng, doanh số xe đạp điện tăng lên bù đắp được doanh số giảm của xe moto và xe máy. Vì thế công ty nên thường xuyên tăng kết cấu mặt hàng có tỷ lệ SDĐP lớn để tăng lợi nhuận.

4.4.3 Phân tích lợi nhuận mục tiêu

Khi tăng hay giảm một khoản chi phí nào đó thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo. Nếu chỉ phân tích các số liệu quá khứ thì nhà quản trị sẽ bị động hơn trong việc quản trị lợi nhuận của từng mặt hàng vì các nghiệp vụ phát sinh rồi công ty mới tính được lợi nhuận. Vì thế trong thực tế, các nhà quản trị sẽ đưa ra mục tiêu lợi nhuận phải đạt được ở kỳ kế tiếp, rồi căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận đó đề ra biện pháp tăng (giảm) chi phí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Trong phương hướng hoạt động đã đề ra thì lợi nhuận của 3 mặt hàng trong 6 tháng cuối năm 2014 phải tăng 10% so với 6 tháng đầu năm, tăng 490.384.000đ. Trong đó, nhà quản trị mong muốn lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng xe moto là 100.528.720đ (chiếm 20,5% trong tổng lợi nhuận mong muốn tăng thêm) vì mặt hàng này tiêu thụ rất chậm so với các mặt hàng khác, mặt hàng xe máy tuy có giảm sản lượng tiêu thụ nhưng mặt hàng này vẫn được ưa chuộng hơn xe moto nên nhà quản trị mong muốn lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng xe máy là 164.278.640đ (chiếm 33,5% trong tổng lợi nhuận mong muốn tăng thêm). Đối với mặt hàng xe đạp điện thì nhà trị mong muốn lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng này là cao nhất 225.576.640đ vì tình hình kinh doanh mặt hàng này rất khả quan (sản lượng tiêu thụ tăng liên tục qua các năm). Như vậy thì sản lượng và doanh thu phải đạt bao nhiêu mới đạt được lợi nhuận mục tiêu, ta xem bảng sau:

Bảng 4.24 Sản lượng và doanh thu để đạt được lợi nhuận mục tiêu

Đvt: 1.000đ Chỉ tiêu Xe moto Xe máy Xe đạp điện Lợi nhuận mục tiêu (1) 1.775.742,72 2.077.560,64 1.540.920,64 Định phí (2) 274.865 336.591 331.497 SDĐP đơn vị (3) 3.916 3.560 2.639 Tỷ lệ SDĐP (4) 4,45% 6,03% 26,93% Sản lượng để đạt lợi

nhuận mục tiêu (chiếc)

(5)=((1)+(2))/(3) 524 678 710

Doanh thu để đạt lợi nhuận mục tiêu

(6)=((1)+(2))/(4) 46.081.072,360 40.035.682,260 6.952.906,201

Nguồn:tính toán của tác giả

Trong 6 tháng cuối năm công ty phải tiêu thụ được 524 chiếc xe moto, 678 chiếc xe máy và 710 chiếc xe đạp điện để đạt được doanh thu của xe moto là 46.081.072.360đ, xe máy là 40.035.682.260đ và xe đạp điện là 6.952.906.201đ thì mới đạt được mức lợi nhuận đề ra.

* Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đó là đồ thị lợi nhuận. Nó phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng và

lợi nhuận tuy nhiên nó không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng. Ta có đồ thị sau:

Qua đồ thị lợi nhuận giúp nhà quản trị nhận thức trực tiếp mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Đối với mặt hàng xe moto thì:

- Sản lượng tiêu thụ = 0 chiếc =>lợi nhuận = -274.865.000đ - Sản lượng tiêu thụ = 70 chiếc => lợi nhuận = 0

- Sản lượng tiêu thụ = 524 chiếc => lợi nhuận =1.775.742.720đ

Hình 4.9 Đồ thị lợi nhuận của xe máy Đối với mặt hàng xe máy thì:

- Sản lượng tiêu thụ = 0 chiếc => lợi nhuận = -336.591.000đ Hình4.6 Đồ thị lợi nhuận xe moto

Đường lợi nhuận

Sản lượng tiêu thụ Lợi nhuận 95 0 678 -336.591.000 2.077.560.640

Đường lợi nhuận

Sản lượng tiêu thụ Lợi nhuận 70 0 524 -274.865.000 1.775.742.720

- Sản lượng tiêu thụ = 95 chiếc => lợi nhuận =0

- Sản lượng tiêu thụ = 678 chiếc => lợi nhuận = 2.077.560.640đ

Hình 4.10 Đồ thị lợi nhuận của xe đạp điện Qua đồ thị lợi nhuận của xe đạp điện ta thấy:

- Sản lượng tiêu thụ = 0 => lợi nhuận = -331.497.000đ - Sản lượng tiêu thụ = 126 chiếc => lợi nhuận = 0

- Sản lượng tiêu thụ = 710 chiếc => lợi nhuận = 1.540.920.640đ

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xnk đông dương (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)