Ngoài việc vận dụng mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn, chúng ta có thể vận dụng mối quan hệ này để xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh số đạt mức lợi nhuận nhất định.
Sau khi đạt hòa vốn, cứ mỗi sản phẩm bán ra sẽ cho mức lợi nhuận thuần đơn vị bằng chính lãi gộp của sản phẩm đó. Nghĩa là, sau khi hòa vốn, sản phẩm chỉ cần trang trải đủ biến phí và do đó phần chênh lệch giữa giá bán và biến phí chính là lãi ròng mà sản phẩm mang lại. Như vậy cứ sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm trên sản lượng hòa vốn thì doanh nghiệp thu được một
mức lãi thuần đúng bằng số dư đảm phí. Lợi nhuận mục tiêu là mức lợi nhuận người quản lý mong muốn (Lê Phước Hương, 2010).
Phương trình lợi nhuận:
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Hay:
Doanh thu để đạt lợi nhuận (LN0) = Sản lượng để đạt lợi nhuận (LN0) x Đơn giá
Kỹ thuật vẽ:
Bước 1: Giả định mức độ hoạt động bằng 0, tổng định phí thể hiện trên trục tung tại tung độ B. Điểm này chính là khoản lỗ khi doanh nghiệp không hoạt động.
Bước 2: Lấy một điểm trên mặt phẳng tọa độ thể hiện mức lỗ hoặc lời ứng với mức doanh thu tương ứng.
Bước 3: Sau đó kẻ một đường thẳng đi qua hai điểm này, chính là đường lợi nhuận
2.1.7 Một số hạn chế của mô hình phân tích CVP
Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở những giả định khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Cụ thể những hạn chế này tập trung ở những điểm sau:
Sản lượng để đạt lợi nhuận LN0
Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn Số dư đảm phí đơn vị
=
Doanh thu để đạt lợi nhuận LN0
Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn Tỷ lệ số dư đảm phí
=
Đường lợi nhuận
Doanh thu hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ Giá trị Sản lượng hòa vốn B Mức lãi Mức lỗ Hình 2.11 Đồ thị lợi nhuận
- Một là mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ doanh thu và lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động. Điều này rất khó xảy ra vì những thay đổi về sản lượng sẽ xảy ra những thay đổi về chi phí, thu nhập do đó quan hệ tuyến tính sẽ bị phá vỡ.
- Hai là các chi phí giả định được phân tích một cách chính xác thành định phí và biến phí. Thực tế, điều này chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi rất khó phân định chính xác được.
- Ba là kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong quá trình thay đổi yếu tố chi phí, khối lượng, mức độ hoạt động. Điều này khó có thể tồn tại vì kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh luôn gắn kết với biến động trong từng phương án ở từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.
- Bốn là tồn kho sản phẩm được giả định không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ ở cùng một mức độ. Điều này cũng phi thực tế vì sản phẩm sẽ biến động theo nhu cầu dự trữ, tình trạng tiêu thụ ở từng thời kỳ.
- Năm là công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân... được giả định không đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động... phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền với sự phát triển của xã hội.
- Sáu là giá trị đồng tiền sử dụng không thay đổi hay nói cách khác là nền kinh tế không xảy ra lạm phát mà điều này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và đôi khi để phát triển nền kinh tế một số quốc gia còn phải thực hiện chính sách phá giá tiền tệ một thời kỳ nhất định.
* Ứng dụng mở rộng phân tích CVP
- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về định phí
Do những dự tính kinh doanh trong tương lai, định phí của doanh nghiệp sẽ thay đổi, lúc này doanh thu hòa vốn với cơ cấu định phí mới được tính như sau:
- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về biến phí
Do những dự tính kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp biến phí sẽ thay đổi và lúc này doanh thu hòa vốn sẽ chuyển biến theo một cơ cấu chi phí mới như sau:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí trước đây + Mức thay đổi định phí Tỷ lệ số dư đảm phí trước đây
- Doanh thu hòa vốn với sự thay đổi về giá bán
Do những dự tính kinh doanh trong tương lai giá bán có thể thay đổi. Trong trường hợp này doanh thu hòa vốn với cơ cấu giá bán mới như sau:
- Doanh thu hòa vốn với thay đổi tổng hợp từ các yếu tố chi phí, giá bán Có những lúc, doanh nghiệp phải thay đổi đồng loạt các yếu tố định phí, biến phí, giá bán để đạt được những mong muốn. Trong trường hợp này doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp phải chuyển đến một mức mới:
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thanh Sang (2014), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi”. Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận như sản lượng tiêu thụ, chi phí khả biến, bất biến và xem xét, đánh giá những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, để đưa ra được các giả định một cách cụ thể, từ đó đề xuất được các phương án tăng lợi cho công ty. Luận văn này tác giả đã dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích.
Nguyễn Thị Tầm (2012), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH một thành viên Gạo Việt”. Bài viết này tác giả đã nghiên cứu tình hình tiêu thụ của công ty từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí, hàng bán đến lợi nhuận của công ty từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa lợi Doanh thu hòa vốn = Định phí trước đây
Tỷ lệ số dư đảm phí trước đây + Tỷ lệ tăng giảm biến phí
Doanh thu hòa vốn =
Định phí trước đây Tỷ lệ biến phí
100% + Tỷ lệ thay đổi giá bán 100% -
Doanh thu hòa vốn
Định phí trước đây + Mức thay đổi định phí Tỷ lệ biến phí + Tỷ lệ thay đổi biến phí
100% + Tỷ lệ thay đổi giá bán 100% -
nhuận. Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, tổng hợp.
Trần Thị Thanh Mỹ (2012), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH XNK Miền Tây”. Luận văn đã phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2009- 2011) và những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty, phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động của công ty. Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận so với kế hoạch đã đề ra và dùng các phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối để phân tích. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách trực tiếp phỏng vấn các nhân viên kế toán
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh kê, tổng hợp, so sánh
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XNK ĐÔNG DƯƠNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Sơ lược về công ty 3.1.1 Sơ lược về công ty
Tên gọi : Công ty TNHH Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Đông Dương.
Tên giao dịch quốc tế: Dong Duong Import Export Company Limited. Tên viết tắt: DCT CO., LTD.
Trụ sở chính: Số 06 Lê Thánh Tôn - Phường Tân An - Quận Ninh Kiều -
Thành phố Cần Thơ.
Ngày thành lập: Đăng ký lần đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2005
Ngành nghề kinh doanh: Nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Bán xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và buôn bán các đồ dùng khác cho gia đình
Mã số thuế: 1800615741
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
- Nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
- Bán xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và đồ dùng khác cho gia đình
- Buôn bán các đồ dùng khác cho gia đình như: Đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
- Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng an ninh, trật tự xã hội,....
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Giám đốc: + Chức năng:
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm và cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, ký kết hợp đồng, tuyển dụng nhân sự.
+ Nhiệm vụ:
Kiến nghị phương án tổ chức công ty, phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước trong mọi hành vi hoạt động của công ty.
- Bộ phận kế toán: + Chức năng:
Giúp việc và tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.
Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính cho giám đốc trong công tác và hoạch định sản xuất kinh doanh.
+ Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo pháp lệnh kế toán, luật kế toán và điều lệ công ty.
Quản lý tài sản và nguồn vốn, các nguồn lực kinh tế của công ty theo quy định của Nhà nước. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn.
Giám đốc
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê, lưu trữ, bảo quản chứng từ sổ sách, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước và công ty.
- Bộ phận kinh doanh: + Chức năng:
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về các công việc mua bán hàng hóa, giúp giám đốc tổ chức, quản lý và chỉ đạo kinh doanh.
+ Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập hàng hóa, công cụ, thiết bị vật tư hàng hóa.
Thực hiện các hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa của công ty, tìm kiếm khách hàng cho công ty.
Nghiên cứu thị trường, cập nhật các thông tin về thị trường, giá cả các loai sản phẩm công ty đang kinh doanh
- Bộ phận kho: + Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Tiếp nhận các loại hàng hóa, bảo quản, giữ gìn tốt về số lượng, chất lượng của hàng hóa trong thời gian lưu kho, báo cáo hàng tồn kho, xuất hàng để hỗ trợ tốt cho việc bán hàng.
+ Nhiệm vụ:
Theo dõi nhập, xuất, tồn của hàng hóa.
Lập báo cáo hàng tồn kho đề xuất những mặt hàng tồn kho cho bên kinh doanh.
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.3.1 Sơ đồ tổ chức
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán Kế toán tiền mặt Thủ quỹ Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi công việc của phòng kế toán. Thực hiện việc tổng hợp số liệu định kỳ, lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan quản lý, lập hồ sơ hải quan, tham mưu cho giám đốc về các công việc của công ty
Kế toán tiền mặt có nhiệm vụ quản lý, hạch toán, phản ánh tình hình tăng, giảm các quỹ tiền mặt và tiền gửi. Tính lương và trả lương, các khoản trích theo lương của nhân viên. Theo dõi, hạch toán tình hình tăng giảm tài sản của công ty.
Kế toán hàng tồn kho theo dõi tính toán giá hàng hóa tồn kho, tập hợp hoạt động bán hàng, tham gia kiểm kê hàng tồn kho.
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm, theo dõi các khoản trả trước của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, tình hình công nợ của công ty.
Thủ quỹ có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tiền mặt không bị hư hỏng, mất mát xảy ra, chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra thấy rõ chứng từ đã đủ điều kiện để thu, chi.
3.3.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
- Chế độ kế toán công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC.
- Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính để tiến hành các hoạt động hạch toán kế toán với hình thức ghi sổ là chứng từ ghi sổ.
Trình tự hạch toán trên máy vi tính do kế toán trưởng phân công cho từng kế toán chi tiết nhập dữ liệu vào máy và quá trình tính toán từ đầu cho đến kết thúc được thực hiện theo một trình tự, nếu có sai sót sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau:
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, dung làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin tự động nhập vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Tùy vào từng thời điểm cần thiết các kế toán viên thực hiện các thao tác khóa sổ theo yêu cầu phần hành của mình.
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức trên máy vi tính Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu kiểm tra
3.3.3 Phương pháp kế toán
- Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 trong năm hoạt động tài chính
- Là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hàng tồn kho được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước –xuất trước.
3.4 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014