ở Việt Nam
Nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đối với QLNN về đất đai ở Việt Nam, trước tiên có thể kể đến các công trình nghiên cứu ở cấp Luận án Tiến sỹ như: Luận án Tiến sỹ kinh tế của Trần Thế Ngọc (1997) "Chiến lược QLĐĐ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010" [5] nghiên cứu chủ yếu về công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và hướng phát triển quản lý và sửu dụng đất cho những năm tiếp theo Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Quang Tuyến (2003) "Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương
mại về đất đai" [8] nghiên cứu về các quy định của pháp luật, địa vị của người sử dụng đất, ảnh hưởng đến các giao dịch về đất đai cũng như việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản và hoàn thiện pháp luật đất đai. Ngoài ra còn có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của PGS- Tiến sỹ Phạm Hữu Nghị (2000), Viện nghiên cứu địa chính - Tổng cục Địa chính: "Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất" [4]; Một số đề tài khoa học cấp Bộ do Viện nghiên cứu địa chính thực hiện; các bài báo viết về các vấn đề cụ thể như: thị trường bất động sản, công tác GPMB, công tác cấp GCNQSDĐ...
Các nhà khoa học nước ngoài cũng có một số nghiên cứu đối với QLNN về đất đai của Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay có: Tham luận số 03, “Tác động quy trình giao dịch đất đai đối với người nghèo áp dụng phương pháp DE SOTO” (2005), nghiên cứu về các quy trình giao dịch đất đai hiện hành, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và phát triển kinh tế, đặc biệt của người nghèo của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) [01]; Nghiên cứu của tổ chức tư vấn: “Strengthening environmental Management and Land Administration Viet Nam-Sweden comporation Program (SEMLA)”, đánh giá đối với hệ thống Luật đất đai của Việt Nam như: “Các báo cáo đánh giá hệ thống luật đất đai” (2006), đây là công trình nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật đất đai hiện nay của Việt Nam, so sánh hệ thống luật hiện hành với hệ thống pháp luật đất đai của thế giới và đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện hệ thống luật đất đai của Việt Nam [6].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu QLNN về đất đai của các nhà khoa học trong và ngoài nước đối với QLNN về đất đai của Việt Nam đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn QLĐĐ ở Việt Nam. Các nghiên cứu, bài viết đã chỉ ra nhiều nguyên nhân tồn tại trong QLNN về đất đai, trong đó có sự yếu kém về tổ chức thực hiện. Trước những đòi hỏi phát
triển KT- XH, đất đai ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống. Do vậy, liên tục đổi mới và hoàn thiện QLNN về đất đai, nhất là của chính quyền địa phương là xu thế tất yếu trong quản lý. Quản lý nhà nước về đất đai của không thể có hiệu quả, hiệu lực và tác động tốt đến đời sống, KT- XH nếu như:
-Quản lý nhà nước về đất đai của không được nghiên cứu và tổ chức khoa học;
-Vai trò của người dân trong QLĐĐ không được xem xét, đánh giá và đặt đúng vị trí;
-Những bài học trong quá trình quản lý không được nghiên cứu, đánh giá một cách thường xuyên, cụ thể, từ đó, có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh bổ sung kịp thời.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU