TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1 Những nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về công tác quản lý đất đai trên thế giới trên thế giới
Lĩnh vực QLNN về đất đai, trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, có giá trị khoa học cao như: “Chính sách về đất đai” (Land policy) (2003) [12] và “Chính sách SDĐ của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” (Local land use policy and investment incentives) (2004) [13] của Ngân hàng Thế giới, là những nghiên cứu đưa ra chính sách quản lý đất đai, cảnh báo về những quy định, phương thức quản lý và sử dụng đất của chính quyền địa phương có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ và kiểu mẫu phát triển đô thị, cũng như sức ép của các quy định pháp luật đối với các nhà hoạch định chính sách có thể làm thay đổi những tác động được mong đợi trong quản lý và sử dụng đất như thế nào? “Những chính sách đất đai cho phát triển và xoá giảm đói nghèo” (Land policies for growth and poperty reduction) (2004) [12], của Ngân hàng thế giới là công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính sách QLNN về đất đai, khuynh hướng sử dụng đất ảnh hưởng đến phát triển và nghèo đói của các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến nghị nhằm xóa giảm đói nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững. Ngoài ra còn một số
công trình khác nhưng mức độ nghiên cứu hạn chế hơn những công trình đã đề cập ở trên.
Do có sự khác biệt về văn hoá và xã hội, cũng như trình độ phát triển kinh tế, khoa học, những quan niệm khác nhau về đất đai, sở hữu đất đai. Nên, hệ thống QLNN về đất đai giữa các quốc gia có những nét khác biệt. Nhưng, những nghiên cứu này có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để tham khảo, học tập kinh nghiệm QLNN về đất đai cho Việt Nam.
Các chính sách QLĐĐ, xây dựng phát triển công trình, đô thị, tín dụng tài chính đều được phát huy nhằm tối đa việc phát triển thị trường bất động sản. Nhà nước chỉ tác động vào các hoạt động mang tính vĩ mô, còn các hoạt động kinh doanh, đầu tư khác do khu vực tư nhân đảm nhiệm. Hệ thống thông tin đất đai hiện đai, tin cậy và thuận lợi cho người quản lý và sử dụng. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được tiến hành có sự tham gia phối hợp của nhiều phía, phối hợp giữa cấp Bang và chính quyền địa phương, được điều chỉnh kịp thời trong quản lý. Cần có sự phối hợp của các cơ quan tư pháp như: Tòa án, viện kiểm sát trong QLĐĐ, trong kiểm tra thực thi luật, các quyết định quản lý của cơ quan hành pháp tại địa phương…