Hình thức tổ chức nhóm

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 29 - 30)

8. Một số từ ngữ đƣợc viết tắt trong đề tài

1.2.4. Hình thức tổ chức nhóm

Về quy mô của nhóm

Số lượng HS trong một nhóm phụ thuộc vào mục tiêu bài học, công việc, hoạt động GV giao cho nhóm, phạm vi kiến thức của một hoạt động, tài liệu, dụng cụ, thời gian hợp tác,…

Theo Nguyễn Bá Kim [10, tr. 163 – 164], mỗi nhóm nên có từ 3 đến 6 HS. Nhóm 3 đến 4 HS là nhóm nhỏ, thích hợp với các hoạt động giải bài tập rèn luyện kỹ năng hay thực hành trong lớp. Với nhóm nhỏ, các em thảo luận, ra được quyết định nhanh hơn, GV quản lý các thành viên trong một nhóm dễ dàng hơn, nhưng việc bao quát các nhóm phức tạp hơn, việc theo dõi hoạt động và thời gian để các nhóm trình bày kết quả phải nhiều hơn vì có nhiều nhóm.

Nhóm từ 5 đến 6 HS là nhóm lớn, chủ yếu thích hợp với những hoạt động thực hành với các công cụ lớn, phức tạp như thực hành đo đạc ngoài trời. Các nhóm lớn dễ tạo cho HS cảm giác vui, hồ hởi và niềm tin vào sự thành công. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm là phức tạp hơn, khó đạt được sự đồng thuận hơn. GV khó khăn hơn trong việc quản lý các thành viên trong nhóm lớn nhưng dễ bao quát chung các nhóm hơn và thời gian để các nhóm trình bày kết quả cũng ít hơn.

Về phân công nhiệm vụ trong nhóm

- Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất. Thông thường trong mỗi nhóm có các thành phần sau:

+ Trưởng nhóm: quản lý, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động; tìm hiểu nhiệm vụ của nhóm, tổ chức bàn về kế hoạch, phương pháp, về sử dụng các thiết bị công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bàn việc phân công trách nhiệm cho từng

thành viên trong nhóm. Xác định những mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

+ Thư ký: Ghi lại kết quả của nhóm sau khi thống nhất.

+ Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm. + Người theo dõi về thời gian.

- Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau mỗi lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do GV hoặc tổ quy định. Nghĩa là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên.

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)