8. Một số từ ngữ đƣợc viết tắt trong đề tài
4.3.3. Phân tích hậu nghiệm
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
- GV tổ chức các tình huống dạy học giúp HS tích cực hợp tác và cùng nhau tìm ra kiến thức từ trực quan đến tư duy trừu tượng.
- HS hiểu bài, vận dụng làm bài tập tốt, hứng thú học tập. Phân tích tiết dạy
Hoạt động cơ bản
- Sau khi nhận được hình hộp chữ nhật và thống nhất ý kiến, trưởng nhóm phân công 2 thành viên đo 1 kích thước của hình hộp chữ nhật và nhóm trưởng là người kiểm tra lại kết quả đo. Các thành viên trong nhóm tích cực hợp tác và hăng hái đo các kích thước của hình hộp chữ nhật. Cả 6 nhóm đều đo chính xác 3 kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Sau khi đo các kích thước xong, các nhóm tiếp tục thảo luận để tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Việc tìm các cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật vừa là một tình huống có vấn đề, vừa là một vấn đề có tính mở. Và vấn đề này đã kích thích được sự tò mò của HS, làm cho HS có nhu cầu hợp tác để nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Cả 6 nhóm đều tích cực hợp tác và dễ dàng tìm ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng cách tính diện tích của bốn mặt bên rồi cộng các kết quả lại với nhau. Sau đó, với sự hướng dẫn của GV, cả 6 nhóm tiếp tục tìm được cách 2 (khai triển hình hộp chữ nhật, sau
5cm 6cm 10cm
đó tính diện tích của hình chữ nhật được tạo thành bởi 4 mặt bên). Hai hoạt động này diễn ra trong 3 phút, đúng thời gian dự kiến trong giáo án.
- 6 nhóm tiếp tục thảo luận để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật theo cách tính diện tích bốn mặt bên và cộng các kết quả lại. Các nhóm đều tích cực hợp tác, phân công công việc hợp lý: Sau khi thống nhất, nhóm trưởng phân công cứ 2 thành viên tính diện tích một mặt bên của hình hộp chữ nhật, sau đó cả nhóm cộng các kết quả lại với nhau và nhóm đề cử 1 bạn thư ký trình bày bài làm của nhóm. HS tích cực làm việc để hoàn thành nhiệm vụ và cả 6 nhóm đều tìm được kết quả chính xác là 160cm2
. Hoạt động này diễn ra trong 3 phút, đúng thời gian dự kiến trong giáo án.
- Sau đó, các nhóm thảo luận để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật theo cách 2. Cả 6 nhóm đều khai triển được hình hộp chữ nhật như sau:
Các nhóm đều tính được diện tích của hình chữ nhật được tạo bởi 4 mặt bên. Từ đó, HS so sánh và suy ra được quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Tuy nhiên chỉ có 5 nhóm tìm ra được quy tắc tính. Nhóm Hoa Hồng không tìm được quy tắc này do nhóm tính sai diện tích của hình chữ nhật tạo bởi các mặt bên, dẫn đến các em so sánh sai và không đi đến được kết luận về cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Sai lầm của nhóm là do các em không cẩn thận trong quá trình tính toán. Tuy có một nhóm mắc sai lầm trong quá trình làm bài, tuy nhiên nhìn chung cả 6 nhóm đều có tinh thần hợp tác cao để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định. Các em hoàn thành nhiệm vụ này trong 5 phút, đúng thời gian dự kiến.
- Sau khi khám phá ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, HS tiếp tục thảo luận để tìm cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Với sự hướng dẫn của GV và sự hợp tác tích cực của HS, cả 6 nhóm đều tìm được cách
tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật chính bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 đáy. Sau đó, HS tiến hành tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật theo cách đã tìm. Cả 6 nhóm đều tính được kết quả chính xác là 280cm2. HS có hứng thú với nhiệm vụ được giao, từ đó HS tích cực hợp tác để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ này. Cả hoạt động diễn ra trong 3 phút.
Hoạt động thực hành
- Bài tập 1: Cả 6 nhóm đều tích cực thảo luận và giải đúng bài tập 1. Trong đó nhóm Hoa Đào và Hoa Phượng hoàn thành sớm nhất (hoàn thành trong 3 phút), 4 nhóm còn lại hoàn thành trong 4 phút.
- Bài tập 2: Có 5 nhóm giải đúng bài tập 2. Trong đó, nhóm hoa Hướng Dương, hoa Mai và hoa Đào hoàn thành sớm nhất (3 phút), 2 nhóm còn lại hoàn thành trong 4 phút. Riêng nhóm Hoa Sen do đọc không kỹ đề bài nên đã tính sai diện tích tôn dùng để làm thùng. Do thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 1 mặt đáy. Nhóm Hoa Sen đã lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích của cả 2 mặt đáy nên nhóm ra kết quả sai.
Hoạt động ứng dụng
- Tinh thần hợp tác của HS được thể hiện mạnh nhất trong hoạt động ứng dụng. Mặc dù HS trãi qua quá trình hợp tác xuyên suốt từ đầu tiết học nhưng đến hoạt động này tinh thần hợp tác đó càng tăng lên bởi các em được tham gia trò chơi. Không khí lớp học sôi nổi hẳn lên ở hoạt động này, cả 6 nhóm đều tích cực hợp tác với mong muốn nhóm mình sẽ chiến thắng. Khi GV hô “bắt đầu”, mỗi nhóm đều nhanh chóng đo các kích thước của hộp quà hình hộp chữ nhật, sau đó tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hộp quà và điền vào phiếu học tập.
- Kết quả có 5 nhóm tính đúng diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp quà, trong đó nhóm Hoa Hướng Dương hoàn thành sớm nhất trong thời gian 3 phút; nhóm Hoa Đào, Hoa Phượng, Hoa Sen, Hoa Hồng lần lượt được xếp hạng 2, hạng 3, hạng 4 và hạng 5. Riêng nhóm hoa Mai do không cẩn thận trong việc đo các kích thước của hộp quà, cụ thể các em đo chiều dài của hộp quà là 13cm nên các em tính sai diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp quà hình hộp chữ nhật.
- Khi học nhóm với các tình huống được thiết kế bởi GV, HS rất hăng hái, tích cực hợp tác, các em bàn luận về nhiệm vụ của nhóm một cách sôi nổi. Từ đó, HS chủ động khám phá ra kiến thức mới.
- Phần lớn các em đều tham gia thảo luận nhóm, tích cực đóng góp ý kiến.
- HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân và dựa trên ý kiến đóng góp của các bạn. Các em hiểu rõ vấn đề một cách tích cực.
Hạn chế:
- GV thiết kế nhiều tình huống dạy học nên mất khá nhiều thời gian trong giờ dạy. Nếu GV quản lý thời gian không tốt sẽ dẫn đến việc cháy giáo án.
- Có một số HS cá biệt thiếu tập trung vào công việc, chỉ dựa vào kết quả làm việc của các bạn, rồi sau đó chép vào mà thôi.
- Khi thảo luận, lớp học ồn là điều không tránh khỏi. Mặc dù, GV cố gắng quản lý nhưng lớp học vẫn gây ồn làm ảnh hưởng lớp bên cạnh.