Nội dung hình học lớp 5

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 37 - 44)

8. Một số từ ngữ đƣợc viết tắt trong đề tài

2.1. Nội dung hình học lớp 5

Nội dung hình học ở lớp 5 bao gồm các kiến thức về tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ. Cụ thể như sau:

- Giới thiệu về hình tam giác, hình thang. - Tính diện tích hình tam giác, hình thang.

- Giới thiệu về hình tròn, tính chu vi và diện tích hình tròn. - Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Giới thiệu hình trụ, hình cầu.

2.1.1. Hình tam giác

Giới thiệu về hình tam giác

Hình tam giác ABC có:

+ Ba cạnh là: Cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC. + Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.

+ Ba góc là: góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C.

Diện tích hình tam giác

- Cho hai tam giác bằng nhau.

- Lấy một hình tam giác cắt theo chiều cao thành hai mảnh tam giác 1 và 2. Hình tam giác có ba góc

nhọn Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn

Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhon (gọi là hình tam giác vuông)

Hình tam giác ABC có đáy BC,

AH là đường cao tương ứng với đáy BC. Độ dài AH là chiều cao.

A

B C

A

B

- Ghép hai mảnh 1 và 2 vào tam giác còn lại để được một hình chữ nhật.

Hình chữ nhật có chiều dài bằng độ dài đáy của hình tam giác, có chiều rộng bằng chiều cao của hình tam giác.

Diện tích hình chữ nhật gấp đôi diện tích hình tam giác.

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

2.1.2. Hình thang

Giới thiệu về hình thang

Hình thang ABCD có:

- Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC. - Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.

Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.

1 2 Đường cắt 1 2 A E B D H C h

a (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)

A C D B Hình thang ABCD A B

AH là đường cao. Độ dài AH là chiều cao  Diện tích hình thang

Cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Cắt hình tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD (như hình vẽ) ta được hình tam giác ADK.

Dựa vào hình vẽ ta có:

Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK:

( )

Vậy diện tích hình thang ABCD là:

( )

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2

( )

2.1.3. Hình tròn. Đường tròn

Giới thiệu về hình tròn, đường tròn

Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn. Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau: OA = OB = OC.

A C D B H M A D M H C K

(S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao)

 O

Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.

Trong một hình tròn, đường kính gấp 2 lần bán kính.  Chu vi hình tròn

Vẽ một hình tròn tâm O. Độ dài của đường tròn tâm O gọi là chu vi của hình tròn tâm O.

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn). Hoặc: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14. (C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn).  Diện tích hình tròn

Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

(S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)

2.1.4. Hình hộp chữ nhật

Giới thiệu về hình hộp chữ nhật

Bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật.  O A C B  O N M  O r

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt: hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 2, mặt 3 bằng mặt 5, mặt 4 bằng mặt 6.

Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh và 12 cạnh.

Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm. chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.

Quan sát hình hộp chữ nhật và hình khai triển ta thấy:

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích của hình chữ nhật có: Chiều dài: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) (tức là bằng chu vi của mặt đáy hình hộp), chiều rộng 4cm (tức là bằng chiều cao hình hộp).

Do đó diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 26 × 4 = 104 (cm2) 4cm 5cm 8cm 1 3 4 5 6 2 4cm D A P Q B N Chiều cao Chiều rộng Chiều dài C M 5cm 8cm 5cm 8cm

Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

Hình hộp chữ nhật ở ví dụ trên có diện tích một mặt đáy là: 8 × 5 = 40 (cm2)

Do đó, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 104 + 40 × 2 = 184 (cm2)

Thể tích hình hộp chữ nhật

Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.

Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng cm3 ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp.

Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1 cm3 thì vừa đầy hộp. Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3

). 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:

V = a × b × c

(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).

2.1.5. Hình lập phương

Giới thiệu về hình lập phương

10cm 16cm 20cm b a c

Ta cũng thường gặp trong thực tế một số đồ vật như con súc sắc có dạng hình lập phương.

Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau. Do đó, ta có thể tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương như đối với hình hộp chữ nhật.

Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên:

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm.

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: (5 × 5) × 4 = 100 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (5 × 5) × 6 = 150 (cm2)

Thể tích hình lập phương

Ví dụ: Nếu hình lập phương có cạnh 3cm thì thể tích là: V = 3× 3 × 3 = 27 (cm3)

Muốn tính thể tích hình lập phương

ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là: V = a × a × a 2.1.6. Hình trụ. Hình cầu Giới thiệu hình trụ Con súc sắc Hình lập phương 5 cm 5 cm 5 cm a a a

Giới thiệu về hình cầu

Ví dụ: Quả bóng đá có dạng hình cầu. Trái đất có dạng hình cầu.

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)