Tường thuật tiết dạy

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 59)

8. Một số từ ngữ đƣợc viết tắt trong đề tài

4.3.1.Tường thuật tiết dạy

Bài: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

Tuần: 24

Ngày dạy: 19/3/2015 Lớp: 5A1. Số tiết: 1 tiết GVHD: Huỳnh Tuyết Ngọc

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Hình thành biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Tự tìm cách tính và lập công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật vào giải các bài toán liên quan.

- Rèn luyện khả năng phát triển trí tưởng tượng không gian.

- Yêu thích học toán, thích đo kích thước và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của những đồ dùng xung quanh có dạng hình hộp chữ nhật.

II. Chuẩn bị

- GV: Hình hộp chữ nhật có các mặt bên được tô màu và có thể khai triển được, phiếu học tập.

- HS: SGK toán lớp 5.

III. Hoạt động dạy - học

1. Khởi động (2 phút).

CTHĐTQ cho lớp hát một bài hát để ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút).

- P. CTHĐTQ ôn bài:

+ Bạn hãy nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật, lấy ví dụ một số vật có dạng hình hộp chữ nhật?

+ Bạn hãy nêu đặc điểm của hình lập phương và lấy ví dụ một số vật có dạng hình lập phương?

- GV nhận xét.

3. Bài mới (35 phút).

a) Giới thiệu bài, nêu mục tiêu (2 phút).

- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng: Khi được học về các hình phẳng, các em đã biết tính diện tích của các hình. Vậy với những hình khối như hình hộp chữ nhật thì chúng có những loại diện tích nào? Và cách tính của nó ra sao thì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- GV nêu mục tiêu của bài.

- CTHĐTQ mời 1 bạn đọc lại mục tiêu.

b) Các hoạt động (33 phút).

Thời

gian Hoạt động dạy Hoạt động học

18’  Hoạt động cơ bản

Mục tiêu: Hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình hộp chữ nhật, giới thiệu cho HS biết các mặt bên của hình hộp chữ nhật và cho biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích các mặt bên.

- GV phát cho mỗi nhóm một hình hộp chữ nhật và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau (3’): + Đo kích thước của hình hộp chữ nhật và điền trực tiếp vào hình hộp chữ nhật đó.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS thực hiện.

+ HS đo kích thước và điền vào hình hộp chữ nhật:

10cm

+ Tìm các cách để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó?

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

- GV giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có). - GV nhận xét và kết luận.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm để tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật theo cách 1 (tính diện tích bốn mặt bên và cộng kết quả lại) (3’). - GV quan sát, hỗ trợ HS thảo luận. - GV nhận xét.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật theo cách 2 (5’). + HS khai triển hình hộp chữ nhật

+ HS tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng cách tính diện tích của hình chữ nhật được tạo thành bởi 4

+ HS tìm 2 cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:

Cách 1: tính diện tích của bốn mặt bên, sau đó cộng kết quả lại với nhau.

Cách 2: Khai triển hình hộp chữ nhật và tính diện tích của hình chữ nhật được tạo thành bởi 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS tính: (10×5×2)+(6×5×2) = 160cm2 - HS lắng nghe. - HS thực hiện. + HS khai triển hình hộp chữ nhật + HS thực hiện: Hình chữ nhật tạo thành có: Chiều rộng là 5cm 6cm 10cm 6cm 10cm 5cm

mặt bên.

+ So sánh diện tích hình chữ nhật vừa tính với tổng diện tích của các mặt bên. + Nhận xét chiều rộng của hình chữ nhật bằng độ dài của đường nào trong hình hộp chữ nhật? Chiều dài của hình chữ nhật so với chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật như thế nào với nhau?

+ Vậy để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có cách tính là gì?

- GV quan sát, hỗ trợ HS. - GV giải đáp thắc mắc cho HS. - GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS trình bày lại bài giải trên vào vở (2’).

- GV kết luận: Muốn tính diện tích xung

Chiềudài: 6+10+6+10 = 32cm Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 32 × 5 = 160 (cm2) + Diện tích của hình chữ nhật bằng tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật. + Chiều rộng của hình chữ nhật bằng với chiều cao của hình hộp chữ nhật. Chiều dài của hình chữ nhật bằng chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật.

+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS làm bài vào vở. Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật:

(10 + 6) × 2 = 32 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

32 × 5 = 160 (cm2) Đáp số: 160 cm2 - HS theo dõi.

9’ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quanh của hình hộp chữ nhật ta có 2 bước:

+ Bước 1: Tính chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật (cùng một đơn vị đo). + Bước 2: Lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao của hình hộp chữ nhật (cùng một đơn vị đo).

- GV tiếp tục giới thiệu: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích tất cả các mặt của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau (3’):

+ Tìm cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên khi đã có diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

+ Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- GV quan sát, hỗ trợ HS. - GV giải đáp thắc mắc cho HS.

- GV nhận xét và kết luận: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

Hoạt động thực hành

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng quy tắc

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy. + HS tính:

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

10 × 6 = 60 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

160 + 60 × 2 = 280 (cm2) - HS theo dõi.

tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật vào giải các bài toán liên quan.

Cách tiến hành:

Bài tập 1 (SGK trang 110):

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Sau đó, GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 1.

- GV đến từng nhóm quan sát HS. - GV giải đáp thắc mắc cho HS. - GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

Bài tập 2 (SGK trang 110):

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Sau đó, GV hướng dẫn HS làm bài.

- HS đọc đề bài - HS thực hiện

Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

(5 + 4) 2 = 18 (dm) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

18 3 = 54 (dm2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

5 4 = 20 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

54 + 20 2 = 94 (dm2) Đáp số :

Diện tích xung quanh: 54 dm2 Diện tích toàn phần: 94 dm2 - HS theo dõi.

- HS lắng nghe. - HS thực hiện.

6’

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 2.

- GV đến từng nhóm quan sát HS. - GV giải đáp thắc mắc cho HS. - GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

Hoạt động ứng dụng

Mục tiêu: Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Giúp HS yêu thích việc đo kích thước và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của các vật xung quanh có dạng hình hộp chữ nhật.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (4’): Các nhóm thi đua tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp quà hình hộp chữ nhật.

- HS thực hiện Bài giải

Chu vi đáy của thùng tôn là: (6 + 4) 2 = 20 (dm) Diện tích xung quanh của thùng tôn là:

20 9 = 180 (dm2)

Diện tích một mặt đáy của thùng tôn là:

6 4 = 24 (dm2)

Vì thùng tôn có đáy mà không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204 dm2 - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS thực hiện.

+ GV chuẩn bị 6 hộp quà hình hộp chữ nhật có chiều dài: 12cm, chiều rộng: 7cm và chiều cao: 6cm.

+ GV phát cho mỗi nhóm 1 hộp quà hình hộp chữ nhật, các nhóm sẽ thi đua đo kích thước của hộp quà và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hộp quà đó. Sau đó điền vào phiếu học tập. + Nhóm nào hoàn thành chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu HS nhận xét tiết học. - GV nhận xét tiết học.

- GV dặn dò: HS về nhà cùng người thân xem lại bài, hoàn thành bài tập vào vở và chuẩn bị bài tiếp theo Luyện tập.

- Đại diện nhóm lên nhận quà. - HS nhận xét.

- HS lắng nghe. - HS lắng nghe.

 Phiếu học tập được thiết kế như sau:

4.3.2. Phân tích tiên nghiệm

Chúng tôi đã tìm hiểu nội dung SGK toán 5 bài Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và thiết kế một số tình huống dạy học với mong muốn sẽ kích thích tinh thần hợp tác của HS. Qua đó HS sẽ cùng nhau tự khám phá ra kiến thức mới một cách chủ động. Sau đây tôi sẽ phân tích những tình huống trong bài dạy và ý đồ sư phạm cụ thể của mình:

Hoạt động cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mỗi nhóm được nhận một hình hộp chữ nhật. Sau đó, các nhóm tiến hành đo các kích thước của hình hộp chữ nhật, ghi lại kết quả đo và tìm các cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.

Phiếu học tập

Nhóm:………….

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp quà hình hộp chữ nhật có: Chiều dài:………….; Chiều rộng: …………..; Chiều cao: …………...

Bài giải ……….. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

+ Ở đây tôi sử dụng biện pháp “Tổ chức thực hành đo các đại lượng” và biện pháp “Tạo ra những vấn đề có tính mở” như nghiên cứu ở trên để kích thích HS hợp tác.

+ Thay vì GV cung cấp sẵn số đo các kích thước của hình hộp chữ nhật như trong SGK thì trong hoạt động này, GV tổ chức cho HS được thực hành đo các kích thước của hình hộp chữ nhật. Mỗi HS trong nhóm sẽ chia nhau đo các kích thước hoặc nếu có thời gian thì mỗi HS sẽ được đo cả 3 kích thước và kiểm tra kết quả lẫn nhau. Hơn thế nữa, hoạt động này tạo điều kiện cho HS được thực hành đo đạc trên đồ dùng trực quan, qua đó sẽ giúp các em có khả năng ước lượng về độ dài. Vì thế, các em sẽ hứng thú hợp tác để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời việc mình tự đo kích thước như vậy sẽ tạo cho các em sự hứng thú ban đầu để thực hiện các công việc tiếp theo.

+ Sau khi đo kích thước của hình hộp chữ nhật xong, HS sẽ tiếp tục thảo luận để tìm các cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Việc tìm các cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là một vấn đề có tính mở. Có hai cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:

Cách 1: Tính diện tích 4 mặt bên và cộng các kết quả lại với nhau.

Cách 2: Khai triển hình hộp chữ nhật và sau đó tính diện tích của hình chữ nhật được tạo bởi 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật.

- Sau đó, HS tiến hành tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật theo cách 1 và 2.

+ Việc tính diện tích của hình hộp chữ nhật theo 2 cách nêu trên là một công việc phức tạp gồm nhiều việc nhỏ hơn đòi hỏi các em phải cùng nhau làm việc để hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian nhất định.

+ Tính diện tích hình hộp chữ nhật theo cách 1 được chia thành các việc nhỏ sau: Tính diện tích của 4 mặt bên, sau đó cộng các kết quả lại với nhau. Sau khi thống nhất, trưởng nhóm có thể phân công mỗi bạn tính diện tích một mặt bên của hình hộp chữ nhật và một bạn khác tiến hành cộng các kết quả tính được.

+ Tính theo cách 2 đòi hỏi HS phải lần lượt thực hiện các công việc sau:

 Khai triển hình hộp chữ nhật.

 Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó.

 Tính diện tích của hình chữ nhật.

 So sánh diện tích của hình chữ nhật vừa tính với tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật đã tính ở cách 1.

 Nhận xét chiều rộng của hình chữ nhật bằng độ dài của đường nào trong hình hộp chữ nhật? Chiều dài của hình chữ nhật so với chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật như thế nào với nhau?

 Vậy để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có cách tính là gì? Rõ ràng đây là một công việc phức tạp gồm nhiều việc nhỏ. Vì vậy đòi hỏi cả nhóm phải phân công công việc, cùng nhau hợp tác thì mới có thể hoàn thành tốt trong 1 thời gian ngắn. Qua quá trình hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao, HS có thể tự khám phá ra quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Tiếp theo GV giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và yêu cầu HS tìm cách tính và tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên khi đã biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Việc tìm cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là một tình huống có vấn đề đòi hỏi HS phải cùng nhau hợp tác để giải quyết. Sự hợp tác của cả nhóm cùng với gợi ý của GV sẽ giúp HS nhanh chóng tìm ra cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật chính bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 đáy. Sau đó, HS sẽ cùng nhau tính diện tích 2 đáy và tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.

Hoạt động thực hành

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 59)