Biện pháp 3 Toán học hóa những tình huống thực tế và thực tế hóa

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 50 - 54)

8. Một số từ ngữ đƣợc viết tắt trong đề tài

3.3. Biện pháp 3 Toán học hóa những tình huống thực tế và thực tế hóa

vấn đề toán học để tạo hứng thú ngay từ đầu khi HS thâm nhập vấn đề

 Ngoài việc sử dụng hình vẽ, GV có thể sử dụng mô hình hoặc vật thật để HS có thể quan sát dễ dàng và tạo hứng thú cho các em trong quá trình DHHT.

Ví dụ (SGK toán 5, tr. 107): Khi dạy bài “Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương”, để giúp HS tìm hiểu về đặc điểm của hình hộp chữ nhật, GV có thể sử dụng bao diêm có ghi tên các đỉnh và ghi số vào các mặt của bao diêm như hình sau:

Phiếu học tập

Nhóm:………

LUYỆN TẬP

Em hãy điền vào chỗ chấm để có câu trả lời đúng

Câu 1:

Độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD là: AB = DC = ……….

AD = BC = ……….

Giải

Diện tích hình tam giác ABC là: ………... Đáp số:…………... Câu 2: Độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và độ dài cạnh ME là: MN = QP = ……… MQ = NP = ……… ME = ………. Giải

Diện tích hình tam giác MQE là:

……… Diện tích hình tam giác NEP là:

……….

Tổng diện tích hình tam giác MQE và diện tích hình tam giác NEP là: ……….

Diện tích hình tam giác EQP là:

……… Đáp số:…………... …………... A D C B M P Q N E

Sau đó, GV phát cho mỗi nhóm 1 bao diêm và yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm của hình hộp chữ nhật rồi điền kết quả vào phiếu học tập được thiết kế như sau:

 Ngoài ra, khi HS có kiến thức và những kỹ năng nhất định của phần nội dung nào đó thì có thể thông qua trò chơi “Em tập làm cô giáo”, nhóm HS này sẽ tự ra đề toán cho nhóm kia thực hiện giải bài toán đó và tất nhiên nội dung của nó sẽ gắn liền với thực tiễn đời sống của các em. Rõ ràng làm như vậy các em rất hứng thú và qua đó ngoài việc ôn luyện kiến thức còn rèn được nhiều kỹ năng cần thiết (sử dụng tiếng Việt, Toán học hóa những tình huống thực tế, kỹ năng giao tiếp,…) mà kỹ năng hợp tác nhóm chiếm ưu thế.

Phiếu học tập

Nhóm:……….

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƢƠNG

Em hãy điền vào chỗ chấm để có câu trả lời đúng:

- Hình hộp chữ nhật có sáu mặt: + Hai mặt đáy, đó là các mặt: ……… + … mặt bên, đó là các mặt: ………. - Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình ……… - Các mặt bằng nhau là: ……….... - Hình hộp chữ nhật có …. đỉnh là: ……… - Hình hộp chữ nhật có …. cạnh là: ……….... ………. - Hình hộp chữ nhật có …. kích thước: ……….. 2 A P Q B N C 3 4 5 6 A D 1 M

Ví dụ: Sau khi HS học bài Diện tích hình thang, giải được các bài toán có nội dung thực tế (bài tập 2/trang 94 và bài tập 3/trang 95), GV có thể tổ chức trò chơi trên cho HS (HS có thể tham khảo 2 bài tập này để đặt đề toán).

Bài tập 2/trang 94: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.

Bài tập 3/trang 95: Trên một mảnh vườn hình thang (như hình vẽ), người ta sử dụng 30% diện tích để trồng đu đủ và 25% diện tích để trồng chuối.

a) Hỏi có thể trồng được bao nhiêu cây đu đủ, biết rằng trồng mỗi cây đu đủ cần 1,5m2 đất?

b) Hỏi số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ bao nhiêu cây, biết rằng trồng mỗi cây chuối cần 1m2 đất?

Với trò chơi này sẽ giúp cho HS khắc sâu hơn công thức tính diện tích hình thang và một số kiến thức khác (kiến thức về đổi đơn vị đo, tỉ số phần trăm, phân số,…), đồng thời rèn luyện cho HS nhiều kỹ năng cần thiết.

3.4. Biện pháp 4. Tạo ra những vấn đề có tính mở

 Bài tập “mở” kích thích óc tò mò khoa học, đặt HS trước một tình huống có vấn đề với những cái chưa biết, những cái cần khám phá, làm cho HS thấy có nhu cầu, có hứng thú và quyết tâm huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và năng lực tư duy sáng tạo của bản thân, của nhóm hợp tác để tìm tòi, phát hiện các kết quả còn tiềm ẩn trong bài toán.

Ví dụ: Bài toán trang 103

Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên: 50m

70m

Bài toán trên đặt HS trước một tình huống có vấn đề là mảnh đất được yêu cầu tính diện tích có hình dạng phức tạp, không giống những hình đã học. Tuy nhiên, HS có thể tìm ra nhiều cách tính để tính diện tích của mảnh đất này.

GV có thể gợi ý: Đối với hình có hình dạng phức tạp thì ta phải tách hình đó ra thành nhiều hình nhỏ (đã học), tính toán đối với từng hình rồi cộng lại để được đáp số.

Trước tình huống này đòi hỏi HS đưa ra những ý tưởng khác nhau, những cách làm, cách giải thích khác nhau, từ đó tạo ra cho các em nảy sinh sáng tạo.

Chẳng hạn:

Cách 1: HS có thể chia mảnh đất thành hai hình vuông bằng nhau EGHK, MNPQ có cạnh 20m và một hình chữ nhật ABCD (dài: 25 + 20 + 25 = 70m; rộng: 40,1m), tính diện tích của từng hình rồi cộng lại.

Cách 2: HS chia thành hai hình chữ nhật bằng nhau AKMD, HBCN (dài: 40,1m; rộng: 25m) và một hình chữ nhật EGPQ (dài: 20 + 40,1 + 20 = 80,1m, rộng: 20m), tính diện tích của từng hình rồi cộng lại.

Cách 3: HS cũng có thể tính diện tích một hình chữ nhật lớn (dài 80,1m; rộng 70m), rồi trừ đi diện tích 4 hình chữ nhật nhỏ (dài 25m; rộng 20m).

Ba cách làm trên đều cho ra kết quả giống nhau. Tuy nhiên, trong nhận xét, đánh giá về các ý tưởng GV cần hướng tới cho HS cách làm hay và tối ưu, đó là cách 1. Ở cách 1, HS chia thành hai hình vuông bằng nhau EGHK, MNPQ và một hình chữ nhật ABCD. Hình vuông EGHK, MNPQ có độ dài cạnh là 20m, đây là 1 số chẵn, vì

K E G D C B A Q 20m 20m 20m 20m 25m 25m 40,1m H N M P

vậy HS có thể nhanh chóng tìm được diện tích của 2 hình vuông này (20 × 20 × 2 = 800m2). Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 70m; chiều rộng là 40,1m; HS cũng dễ dàng tìm được diện tích của hình chữ nhật này (70 × 40,1 = 2807m2). Từ đó, HS tính được diện tích của mảnh đất: 2807 + 800 = 3607m2

.

Một phần của tài liệu thiết kế tình huống dạy học trong dạy học hợp tác chủ đề hình học lớp 5 (Trang 50 - 54)