8. Một số từ ngữ đƣợc viết tắt trong đề tài
3.5. Biện pháp 5 Thiết kế dƣới dạng trò chơi hoặc mang yếu tố vui chơi
Do đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS tiểu học, “Học bằng chơi, chơi mà học” sẽ tạo cho các em hứng thú trong học tập cũng như trong quá trình hợp tác. Hướng này dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lý học khẳng định hoạt động học là hoạt động chủ đạo của HS tiểu học. Tiền đề cơ sở hoạt động học của HS tiểu học được nảy sinh trong lòng hoạt động vui chơi.
Ví dụ 1 (Bài tập 3/115, SGK toán 5): Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm. Hãy xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?
Với bài toán này, GV có thể tổ chức trò chơi “Xếp hình” cho HS như sau:
Luật chơi:
- Lớp chia thành 4 đội chơi (6 HS/đội), mỗi đội sẽ nhận 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm.
- Trong 5 phút, bốn đội thi đua tìm các cách xếp khác nhau để xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật.
- Chú ý: Ở mỗi cách xếp, HS ghi lại số đo các kích thước của hình hộp chữ nhật đó vào bảng phụ.
Tiêu chí đánh giá:
- Mỗi cách xếp đúng theo yêu cầu: 10 điểm.
- Đội chiến thắng là đội có tổng số điểm cao nhất. (Nếu các đội chơi có cùng số cách xếp thì GV căn cứ vào thời gian tìm ra số cách xếp đó để quyết định đội chiến thắng.)
Khi GV tổng kết trò chơi, GV có thể yêu cầu HS so sánh thể tích của các hình hộp chữ nhật đã được xếp (Thể tích của các hình hộp chữ nhật là bằng nhau.)
Trò chơi này giúp HS phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của mình qua việc tìm ra các cách xếp khác nhau để xếp 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm thành một hình hộp chữ nhật. Hơn thế nữa, trò chơi còn giúp HS có hứng thú, có nhu cầu hợp tác thực sự để mong muốn trở thành người chiến thắng, để khẳng định mình.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài Luyện tập (SGK toán 5, tr. 112), GV có thể tổ chức trò chơi “Gấp hình” cho HS như sau:
Luật chơi:
- Lớp chia thành 4 đội chơi, mỗi đội gồm 5 HS. GV phát cho mỗi đội một mảnh bìa có hình dạng như sau:
- Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là gấp mảnh bìa trên thành một hình lập phương. Sau đó, HS đo độ dài cạnh của hình lập phương và tính diện tích xung quanh, diện
Cách 2: Cách 3: Cách 4: Cách 1: Cách 5: 6cm 6cm
tích toàn phần của hình lập phương đó (trong 5 phút). Đội chơi trình bày bài làm vào bảng phụ.
- Hết thời gian quy định, HS đem sản phẩm dán trên bảng lớp. Tiêu chí đánh giá:
- Gấp hoàn chỉnh hình lập phương: 10 điểm.
- Tính đúng diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương: 20 điểm.
- Hoàn thành sớm nhất: 5 điểm. Hoàn thành thứ 2, 3 được số điểm lần lượt là 4 điểm, 3 điểm.
- Trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
- Đội chiến thắng là đội có tổng số điểm cao nhất.
Trò chơi này giúp HS củng cố biểu tượng về hình lập phương và giúp các em củng cố lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Hơn thế nữa, HS được thực hành gấp hình và đo độ dài cạnh của hình lập phương. Qua đó, kích thích được tinh thần học tập của HS và các em sẽ tích cực hợp tác để trở thành đội chiến thắng.
Ngoài ra, GV còn có thể thiết kế một số đồ dùng dạy học để tổ chức trò chơi cho HS, chẳng hạn như đồ dùng dạy học Chiếc nón kỳ diệu. Trên đó, GV hệ thống tất cả các công thức hình học mà các em đã được học từ lớp 1 đến lớp 5. Và đồ dùng dạy học này, GV có thể sử dụng để tổ chức trò chơi cho HS trong những bài ôn tập cuối năm hoặc những bài luyện tập chung để giúp HS củng cố lại các công thức hình học đã học.
40đ
GV có thể tổ chức trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” như sau:
Lớp chia thành 4 đội chơi, mỗi đội gồm 5 HS. Trò chơi gồm 3 vòng chơi.
Vòng 1 Luật chơi:
- Lần lượt mỗi đội cử đại diện 1 bạn dùng tay quay chiếc nón và đợi đến khi kim dừng ở 1 vị trí nhất định.
- Đội chơi quan sát kim chỉ vào hình nào trên chiếc nón thì phải nêu các đặc điểm của hình đó. Đội chơi có 30 giây để suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Hết thời gian quy định, nếu đội chơi trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời thì sẽ nhường quyền trả lời cho các đội khác.
Vòng 2 Luật chơi:
- Lần lượt mỗi đội cử đại diện 1 bạn dùng tay quay chiếc nón và đợi đến khi kim dừng ở 1 vị trí nhất định.
- Đội chơi quan sát kim chỉ vào hình nào trên chiếc nón thì phải nêu các công thức liên quan đến hình đó. Đội chơi có 30 giây để suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Hết thời gian quy định, nếu đội chơi trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời thì sẽ nhường quyền trả lời cho các đội khác.
- Để giúp HS kiểm tra lại các công thức, GV có thể mở các lớp giấy có ghi công thức bên trên chiếc nón.
Vòng 3 Luật chơi:
- Lần lượt mỗi đội cử đại diện 1 bạn dùng tay quay chiếc nón và đợi đến khi kim dừng ở 1 vị trí nhất định.
- Đội chơi quan sát kim chỉ vào hình nào trên chiếc nón thì phải giải một bài toán liên quan đến hình đó do GV đưa ra. Thời gian giải bài toán sẽ được quy định tùy theo mức độ khó dễ của đề bài.
- Hết thời gian quy định, nếu đội chơi trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời thì sẽ nhường quyền trả lời cho các đội khác.
- Nếu đội chơi trả lời đúng ở lượt chơi của mình thì sẽ nhận số điểm tương ứng được ghi trên chiếc nón. Nếu đội chơi trả lời đúng nhưng đó không phải là lượt chơi của mình thì chỉ nhận được số điểm đó.
- Sau 3 vòng chơi, đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội chiến thắng.
3.6. Biện pháp 6. Tổ chức thực hành đo các đại lƣợng
Việc tổ chức cho HS thực hành đo các đại lượng tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo và rèn luyện kỹ năng đo đạc. Các em được thực hành đo các đại lượng trên vật thật hoặc mô hình dạy học. Qua đó, hình thành cho các em khả năng ước lượng số đo của các đại lượng. Vì thế, các em rất hứng thú trong việc hợp tác cùng các bạn trong nhóm trong việc đo các đại lượng của một vật nào đó.
Ví dụ: Bài Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (trang 109), trước khi hình thành cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, GV phát cho mỗi nhóm 1 hình hộp chữ nhật. Thay vì GV ghi sẵn số đo các kích thước của hình hộp chữ nhật như SGK, GV có thể tổ chức cho HS thực hành đo các kích thước của hình hộp chữ nhật để tạo hứng thú ban đầu cho các em trong quá trình hợp tác cũng như trong việc khám phá kiến thức mới.