14 Nội dung cần thông báo để dân biết
3.2.1. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là tư tưởng chỉ đạo mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước, từ hoạch định chính sách đến xây dựng bộ máy, tổ chức, cán bộ cho tới cải tiến phương thức lãnh đạo, phong cách làm việc của các cơ quan đảng và chính quyền ở các cấp, các ngành. Chỉ thị 30-CT/TW đã có quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở phải: "Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác".
Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ban hành theo Nghị định 29/1998/NĐ-CP và đã được điều chỉnh, bổ sung thành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, ban hành năm 2003 theo Nghị định 79/2003/NĐ-CP có nội dung chủ yếu là xác định quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ở cơ sở, quy định mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền cơ sở, Nêu rõ trách nhiệm và quyền làm chủ của người dân trong việc xây dựng, tổ chức cuộc sống thường ngày trên địa bàn dân cư. Nội dung của các Quy chế này đã mở ra một bước phát triển mới cả về bề rộng và bề sâu của nền dân chủ ở cơ sở. Đã đáp ứng được phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" với những
quy định rõ ràng những điều gì dân phải được biết, những điều gì phải được đưa ra dân bàn và nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra những việc làm nào của chính quyền cơ sở, đồng thời quy định rõ những hình thức, phương pháp thực hiện những quyền này của người dân.
Bởi vậy, xây dựng và hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phải vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của HĐND và UBND các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn với lợi ích của mình. Phải tạo điều kiện để nhân dân hiểu rõ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện tốt chế độ công khai tài chính, bảo đảm công bằng trong thu và sử dụng các nguồn vốn, nguồn công quỹ; tạo điều kiện để nhân dân bày tỏ nguyện vọng, tâm tư, đóng góp ý kiến với chính quyền, có cơ chế để nhân dân giám sát kiểm tra; thực hiện tốt chế độ tự quản đối với các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân.