Thực hiện dân giám sát, kiểm tra

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)

14 Nội dung cần thông báo để dân biết

2.2.2.3. Thực hiện dân giám sát, kiểm tra

Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở (ban hành kèm theo Nghị định 79/CP) quy định phạm vi giám sát, kiểm tra của nhân dân gồm 11 việc với 5 phương thức giám sát cụ thể đã cho người dân nhận thức được quyền kiểm tra, giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền, đoàn thể cũng như phẩm chất tư cách đạo đức của cán bộ, công chức. Từ đó nhân dân tin tưởng vào bộ máy chính quyền và tích cực tham gia xây dựng chính quyền. Kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát của nhân dân theo Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Chính quyền và các đoàn thể đã tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương như: Mời đại diện ủy ban MTTQ Việt Nam và các thành viên của MTTQ cùng cấp, các đối tượng liên quan trực

tiếp tham gia các cuộc họp của chính quyền xã bàn bạc về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của nhân dân địa phương; xem xét, giải quyết các kiến nghị theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, tổ chức có kiến nghị; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã gửi cho Trưởng thôn bản kiểm điểm công tác và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hằng năm để Trưởng thôn tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến; lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND xã bầu ra; tổ chức các cuộc họp thu thập ý kiến của nhân dân về các vấn đề do nhân dân tự quyết định. Nhìn chung, đa số người dân được hỏi cho rằng chính quyền đã tạo điều kiện cho họ giám sát, kiểm tra đối với hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Người dân đã kiểm tra, giám sát một cách trực tiếp, chặt chẽ việc thu, chi, sử dụng các loại quỹ, các công trình có sự đóng góp của mình (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2:Đánh giá của người dân về mức độ chính quyền tạo điều kiện cho họ giám sát

Đơn vị tính: % Tạo điều kiện tốt ít tạo điều kiện Chưa tạo điều kiện Không trả lời Tổng cộng

Hoạt động của chính quyền 74,2 17,5 4,4 3,9 100

Kết quả thực hiện Nghị quyết

Hội đồng nhân dân 76,6 15,6 2,8 5 100

Phẩm chất cán bộ 71,1 17,3 5,9 5,8 100

Giải quyết khiếu nại 69,6 17,7 6 6,6 100

Dự toán, quyết toán ngân sách 60,8 20,1 10,7 8,4 100

Thực hiện quyết toán côngtrình 62,7 19 10,3 8 100

Các công trình triển khai trên địa

bàn 60,6 17,9 9,6 11,9 100

Thu chi các quỹ 74 13,5 6,5 6,1 100

Giải quyết các tiêu cực 54,6 20,7 13,6 11,1 100

Thực hiện chế độ chính sách đối

với các đối tượng chính sách 83,5 9,3 2,5 4,7 100

Nguồn: [20, tr. 134].

Từ khi có Quy chế dân chủ, mọi khoản thu, chi quỹ đóng góp của dân đều được công khai, minh bạch, rõ ràng. Hình thức phổ biến để người dân kiểm tra, giám sát việc đóng góp và chi tiêu các quỹ của thôn, tổ dân phố là thực hiện định kỳ niêm yết công khai các khoản thu, chi tại các bảng thông báo của thôn, tổ dân phố và cộng đồng dân cư. Kết quả thực hiện quyền kiểm tra giám sát của nhân dân rõ nhất là trong lĩnh vực các công trình nhà nước và nhân dân cùng làm. Người dân được trực tiếp bàn bạc và quyết định mức đóng góp của mỗi người, tự cử ra đại diện của mình trực tiếp thu - chi và thanh quyết toán, tự thành lập tổ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các công trình có sự đóng góp của mình. Sự công khai, minh bạch trong sử dụng các loại quỹ do dân đóng góp đã tạo không khí yên tâm, tin tưởng của nhân dân vào chính quyền; người dân hăng hái, tích cực trong việc đóng góp tiền của hay những lợi ích vật chất khác cho sự phát triển của địa phương và đất nước. Thực tế cho thấy, trong những năm qua nhiều người dân đã hiến cả nhà cửa, đất đai cho việc xây dựng các công trình của địa phương cũng như của Trung ương.

* Những hạn chế trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân

Trong các báo cáo đánh giá quá trình thực hiện Quy chế dân chủ của hầu hết các địa phương trong cả nước đều cho rằng việc tổ chức để nhân dân giám sát, kiểm tra cũng như sự tham gia của nhân dân vào quá trình giám sát kiểm tra là khâu yếu nhất, nguyên nhân của hạn chế này là:

Thứ nhất: Nhiều địa phương chính quyền không tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, kiểm tra, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: Xử lý tiêu cực; dự toán, quyết toán ngân sách thực hiện, quyết toán công trình triển khai trên địa bàn.

Thứ hai: Người dân còn mang nặng tư tưởng "dĩ hòa vi quý", ngại va chạm hoặc sợ cán bộ.

Thứ ba: Sự thiếu hiểu biết hoặc không có chuyên môn nghiệp vụ của người dân trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát là một trong những nguyên nhân làm hạn chế kiểm tra, giám sát.

Thứ tư: Nhiều tổ chức có chức năng, giám sát nhưng thiếu cơ chế, quy trình cụ thể, rõ ràng. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn hình thức, kém hiệu quả, cán bộ thanh tra không được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, không có chế độ ổn định và vẫn phụ thuộc vào các điều kiện của chính quyền.

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)