6.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN văn HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ tại các DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 30 - 35)

 Chính sách kế toán chung

Công ty CP Xuất Nhập khẩu rau quả áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 . Cụ thể :

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:

+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:theo tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng Ngoại Thương công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch.

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Giá gốc

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quân gia quyền

+Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên - Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định

+ Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình: Đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế giá trị còn lại.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng áp dụng cho tất cả tài sản được tính toán để phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian ước tính của TS và phù hợp với QĐ 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC. Thời gian tính khấu hao cụ thể như sau:

 Nhà cửa vật kiến trúc: 20-30 năm

 Máy móc thiết bị: 6-10 năm

 Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5-6 năm

 Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 10 năm

 Tải sản cố định vô hình: 5 năm

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính vào công ty liên kết phản ánh theo giá gốc.

- Ghi nhận các khoản dự phòng phải trả. - Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ.

- Chính sách thuế

Công ty tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí khác theo quy định hiện hành của Nhà Nước, cụ thể như sau:

+ Thuế GTGT các dịch vụ (chế biến nông sản): 0%,5% và 10% + Thuế Thu nhập doanh nghiệp: 28%

+ Công ty được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ ngày chính thức chuyển thành công ty cổ phần và được giảm 50% trong 02 năm tiếp theo.

- Các loại thuế, phí và lệ phí khác được tính và nộp theo các quy định hiện hành.

 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

 Hệ thống chứng từ

Hiện nay, Công ty CPXNK rau quả đã sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:

- Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng giấy báo Nợ( Có) của ngân hàng

- Chứng từ tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, Biên bản thanh lý nhượng bán tài sản cố định, Biên bản kiểm kê tài sản cố định, Biên bản đánh giá lại tài sản cố định - Chứng từ lao động tiền lương gồm có: Bảng chấm công ,hợp đồng giao khoán,phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

- Chứng từ bán hàng :Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho,giấy ghi nhận nợ…

Như vậy ,Công ty đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành vế chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ kịp thời và đúng đắn tình hình thực tế phát sinh. Dựa vào các chứng từ kế toán từng phần hành ghi chép vào sổ sách có liên quan, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cho Ban giám đốc trong Công ty.

 Hệ thống tài khoản

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm tất cả các tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các tài khoản sửa đổi,bổ xung theo các thông tư hướng dẫn. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán được thuận lợi công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để tiện theo dõi. Ví dụ: TK 632 được chi tiết thành TK cấp 2 như sau:

Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Cấp 1 Cấp 2

632 Giá vốn hàng bán

6321 Giá vốn hàng XK 6322 Giá vốn hàng NK 6323 Giá vốn hàng nội tiêu 6324 Chi phí kinh doanh khác

 Sổ kế toán

Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều nên doanh nghiệp đã áp dụng hình thức ghi sổ là chứng từ ghi sổ.

Các loại sổ kế toán mà công ty đang dung bao gồm - Chứng từ ghi sổ

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái

- Các sổ thẻ chi tiết: Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, thanh toán với ngân sách…

Mẫu sổ đăng kí chứng từ ghi sổ mà doanh nghiệp đang sử dụng như sau:

Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ thẻ kế toán chi tiết

Sơ đồ 3:Trình tự ghi sổ kế toán ở Công ty

:Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu

Trình tự ghi sổ kế toán ở công ty như sau: Định kỳ căn cứ chứng từ gốc đã kiểm kê hợp lệ, kế toán tiến hành phân loại chứng từ và lập chứng từ ghi sổ và sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản. Các chứng từ gốc sau làm căn cứ chứng từ ghi sổ như phiếu thu, phiếu chi.. được dùng ghi các sổ, các thẻ kế toán chi tiết. Cuối quý, kế toán tổng hợp tiến hành đối chiếu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết bằng cách tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và lập bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.

 Hệ thống báo cáo sử dụng

Mục đích của việc lập các báo cáo tài chính là:

-Tổng hợp trình bày một cách tổng quát tình hình Tài sản- Nguồn vốn, công nợ tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

- Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ và những dự đoán trong tương lai. Thông tin trên các Báo cáo tà i chính là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định trong quản lý doanh nghiệp: điều hành hoạt đống sản xuất kinh doanh, đầu tư..

Tại Công ty hiện nay niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm khi các báo cáo mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm

Tên Báo cáo Mẫu sổ 1. Bảng cân đối kế toán B01 - DN

2. Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh B02 - DN 3. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính B09- DN Ngoài ra Công ty cũng lập hai phụ biểu sau:

-Bảng cân đối số phát sinh tài khoản kế toán

-Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó tuỳ theo yêu cầu của nhà quản lý, kế toán tiến hành lập báo cáo kế toán quản trị.

Một phần của tài liệu LUẬN văn HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ tại các DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 30 - 35)