Kết hợp các nguồn vốn: Nguồn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương với nguồn tín dụng Nhà nước, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng đầu

Một phần của tài liệu LUẬN văn vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở nghệ an (Trang 80 - 83)

địa phương với nguồn tín dụng Nhà nước, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở miền núi cao

Ở chương 2 chúng tôi đó cú nhận xột rằng, nếu thống kờ lại thật đầy đủ tất cả các nguồn vốn đầu tư cho miền núi cao trong những năm qua, từ ngân sách Nhà nước các cấp hoặc thông qua kênh ngân sách Nhà nước thỡ kết quả sẽ cho thấy một số liệu khá lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào. Tuy vậy, sự phân tán không

đồng bộ đó làm giảm đáng kể hiệu quả vốn đầu tư Nhà nước. Vỡ vậy, yờu cầu đặt ra là phải có sự kết hợp chặt chẽ các nguồn vốn trên cùng một địa bàn, trong một khoảng thời gian nhất định. Làm được điều này chúng ta sẽ tránh được gánh nặng chi ngân sách cho các cấp, hạn chế sự mất cân đối quá lớn giữa thu, chi ngân sách các địa phương, đồng thời tập trung được các nguồn lực cho các dự án, công trỡnh lớn đũi hỏi nhiều vốn.

Sự kết hợp các nguồn vốn ở đây được hiểu bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân

sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách các xó, thị trấn, vốn tớn dụng Nhà nước, các khoản đầu tư, tài trợ thông qua ngân sách Nhà nước (TW, Bộ, ngành) hoặc trực tiếp theo thoả thuận giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ- NGO, vốn trong dân cư…Từ thực tiễn những năm vừa qua cho thấy rằng các khoản đầu tư từ ngân sách Nhà nước hoặc thông qua kênh ngân sách Nhà nước là quan trọng nhất. Có thể nói, chúng ta có tạo ra được sự thay đổi căn bản diện mạo các huyện miền núi cao hay không phụ thuộc trước hết vào kênh vốn này. Bên cạnh đó nếu biết khai thác các nguồn tài trợ từ bên ngoài thông qua các chương trỡnh, dự ỏn về mụi trường sinh thái cũng sẽ đem lại lượng vốn rất lớn cho các địa phương. Chẳng hạn trước đây Nghệ An đó thành cụng trong việc thuyết phục EU đầu tư 18,5 triệu EURO để xây dựng vườn quốc gia Pù Mát với diện tích hơn 91.000 ha. Đây là một khu vực có hệ sinh thái động thực vật phong phỳ, quý hiếm vào bậc nhất Đông Nam Á. Phương hướng trong thời gian tới cần phải mở rộng, nâng cấp để vườn quốc gia Pù Mát trở thành Khu dự trữ sinh quyển lớn của khu vực và thế giới. Để làm được điều này chắc chắn phải xây dựng đề án khoa học nhằm thu hút vốn đầu tư lớn của EU và các nước khác vỡ ngõn sỏch Nhà nước chưa có điều kiện để tập trung cho vấn đề này.

Cùng với các khoản đầu tư trực tiếp cho các chương trỡnh, mục tiờu, dự ỏn cỏc cấp

cũng cần quan tõm đến các khoản vốn tín dụng Nhà nước, nhất là vốn tín dụng ưu đói của Nhà nước dành ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn và hỗ trợ đầu tư một số dự án quan trọng trên địa bàn.

Một giải pháp nữa cũng rất quan trọng là thực hiện phương châm đầu tư “Nhà nước

và nhân dân cùng làm”. Điều này nghe có vẻ không phù hợp lắm với tên của Đề tài là “Vốn đầu tư của Nhà nước để phỏt triển kinh tế -xó hội cỏc huyện miền nỳi cao Nghệ An”

nhưng thực tế đây sẽ là một giải pháp rất quan trọng trong lĩnh vực thu hút các nguồn vốn đầu tư cho miền núi cao. Bởi mấy lẽ sau:

Thứ nhất, ngân sách Nhà nước các cấp cũn eo hẹp, chưa có khả năng để thực hiện

nhiều nhiệm vụ chi rất lớn cùng một lúc. Như vậy, việc huy động vốn trong dân cư sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, cỏc dự ỏn, cụng trỡnh cú sự tham gia của cỏc thành phần kinh tế ngoài

Nhà nước, của các tầng lớp dân cư thường được quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thứ ba, những chương trỡnh dự ỏn mà Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư tạo ra

được tâm lý tin tưởng, mạnh dạn đầu tư hơn từ phía nhân dân.

Thứ tư, lôi kéo được các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư đầu tư vào kết cấu hạ

tầng, rừ ràng cũng là một cỏch để hạn chế, khắc phục tỡnh trạng bảo thủ, trỡ trệ, trụng chờ ỷ lại của đồng bào. Trong nhiều trường hợp, sự đầu tư của Nhà nước như thế này sẽ đóng vai trũ kớch thớch, đũn bẩy, làm mồi để tạo ra ảnh hưởng lớn, hiệu qủa cao trong việc thực hiện mục tiêu khơi dậy, huy động mọi tiềm năng, nguồn lực trên địa bàn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Các giải pháp trên đây hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X “Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xoá bỏ các hỡnh thức phõn biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài” [3, tr.239].

Để việc kết hợp các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cần lưu ý mấy vấn đề sau:

- Các huyện và tỉnh cần có đầy đủ tất cả các thông tin về chủ trương đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau và quá trỡnh thực hiện đầu tư. Điều này đũi hỏi khụng những phải nắm bắt kịp thời, chính xác các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, mà cũn phải nắm rừ quy hoạch, kế hoạch phỏt triển của từng địa phương, nhu cầu và khả năng đầu tư ở từng địa bàn (Như đó phõn tớch ở mục 3.2.1).

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng, ổn định, có tính khả thi và tạo môi trường an toàn để thu hút các nguồn vốn đầu tư, trước hết là cho kết cấu hạ tầng và tiếp đó đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Kiện toàn, đổi mới, tổ chức và hoạt động của các cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về quản lý vốn đầu tư của Nhà nước ở địa phương, nhằm đưa hoạt động đầu tư của Nhà nước theo hướng: thống nhất, tập trung, chặt chẽ, khoa học và hiệu quả cao (không chỉ đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước mà của cả xó hội nữa).

Một phần của tài liệu LUẬN văn vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở nghệ an (Trang 80 - 83)