2.2.1.1. Đãi ngộ tài chính trực tiếp a. Lƣơng
Các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian. Hầu hết, các doanh nghiệp ngoài nhà nước đều sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nhằm khuyến khích năng lực nhân viên.
Trường Hải áp dụng chính sách trả lương theo thời gian. Tiền lương hàng tháng của nhân lực chi nhánh là khoản lương cố định được trả dựa theo năng lực và thời gian làm việc của nhân lực tại chi nhánh (chưa bao gồm các khoản thưởng, phụ cấp). Chi nhánh thực hiện trả lương cho nhân lực vào các ngày mồng 8 hàng tháng.
Cách tính tiền lƣơng hàng tháng tại chi nhánh TLcđ = TL0 × Hhsl
48
TL0: Mức lương cố định hàng tháng theo kỳ đánh giá gần nhất.
Hhsl: Hệ số lương của nhân lực phụ thuộc vào số ngày làm việc đủ trong tháng theo quy định; thâm niên công tác; quá trình phấn đấu làm việc của người lao động trong năm.
Thông qua công thức tính lương trên, có thể thấy hệ số Hhsl là hệ số quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương của người lao động trong chi nhánh. Mỗi một nhân lực làm việc trong chi nhánh sẽ có 1 hệ số lương riêng. Cách tính hệ số lương như sau:
Hhsl = Hđg×Ttháng
Hđg: Hệ số đánh giá nhân lực phụ thuộc vào kết quả làm việc của nhân lực đó. Trong 1 năm chi nhánh sẽ có 2 đợt thực hiện điều chỉnh lương dựa trên kết quả đánh giá mỗi cá nhân. Mỗi đợt đánh giá có thể tăng lương cho lao động từ 5 – 15% tùy vào thành tích làm việc mỗi cá nhân.
Ttháng: Tỷ lệ số ngày làm việc trong tháng của nhân lực
Ttháng = Số ngày nhân lực đi làm theo đúng quy định của chi nhánh Tổng số ngày làm việc trong tháng của chi nhánh
Công thức chung tính lương tháng của nhân lực chi nhánh là:
TLcđ = TL0× Hđg×Ttháng
VD: Một NVKD A bắt đầu làm việc tại chi nhánh Giải Phóng được 2 năm. Mức lương tháng cố định kỳ đánh giá gần nhất của A là 5 triệu đồng. Trong kỳ đánh giá vừa rồi A được điều chỉnh tăng lương 5% do hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc. Trong tháng 5, A đi làm đầy đủ theo quy định 100% số ngày làm việc và có lịch trực showroom 1 ngày chủ nhật trong tháng. Số ngày làm việc theo quy định trong tháng 5 là 26 ngày.
Tiền lương cố định của A trong tháng 5 là:
TLcđ = TL0 × Hhsl = 5.000×5%×1= 5.250 (ngàn đồng)
Chính sách nâng lƣơng cho nhân lực
Căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, hàng năm chi nhánh thường lập kế hoạch và tổ chức đánh giá nhân lực làm cơ sở điều chỉnh lương cho nhân lực làm việc trong chi nhánh.
49
Điều kiện đánh giá tăng lương của chi nhánh được quy định tương đối khắt khe, dựa vào các tiêu chí như: số ngày làm việc hành chính của CBCNV, thành tích làm việc. Nếu được xét loại khá trở lên để được tăng lương khi nhân viên đó nghỉ không quá 08 ngày phép/năm (1 năm được nghỉ 12 ngày phép). Trong trường hợp nhân viên hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc được giao của năm nhưng nghỉ quá nhiều cũng không đủ điều kiện xếp loại khá. Số lần được tăng lương và tỷ lệ % tăng lương phụ thuộc rất nhiều vào 2 lần đánh giá trong năm. Tuy nhiên không phải lúc nào nhân viên cũng được tăng lương sau mỗi lần đánh giá.
Thực trạng trả lƣơng tại chi nhánh
Bảng 2.3: Mức lƣơng trung bình tháng của nhân lực tại chi nhánh Giải Phóng năm 2013
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Phòng KD Phòng sửa chữa – dịch vụ Phòng kế toán – tài chính Phòng hành chính – nhân sự Trung bình Mức lương trung bình 7,3 5,6 6,5 4,7 5,9
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tại chi nhánh Giải Phóng Theo kết quả phỏng vấn mức lương trung bình của nhân lực năm 2013 tại chi nhánh Giải Phóng khoảng 5,9 triệu đồng/người/tháng. Trong đó mức lương cao nhất thuộc về nhân sự phòng kinh doanh với mức lương trung bình 7,3 triệu đồng/tháng, tiếp đến là phòng kế toán – tài chính với 6,5 triệu đồng/tháng, thấp nhất là phòng hành chính – nhân sự với 4,7 triệu đồng/tháng. Phòng kinh doanh là phòng trực tiếp đem lại phần lớn doanh thu cho chi nhánh, đồng thời áp lực làm việc, mức khoán doanh số của phòng kinh doanh là lớn nhất, do đó mức đãi ngộ cho vị trí NVKD là cao nhất. Thông thường, một nhân viên kinh doanh khi được tuyển vào chi nhánh có mức lương cao hơn các vị trí khác trong chi nhánh (mức lương khởi điểm của nhân viên kinh doanh trung bình là 5 triệu đồng/tháng). Phòng hành chính nhân sự bao gồm nhiều vị trí: bảo vệ, nhân viên vệ sinh .... Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là duy trì công tác hành chính, duy trì kỷ luật cho nhân sự trong chi nhánh, không có
50
mức khoán doanh số do đó mức lương trung bình của nhân sự phòng này thấp hơn các phòng khác.
Bảng 2.4: Mức lƣơng trung bình tháng đối với các vị trí lãnh đạo tại chi nhánh năm 2013
Đơn vị: triệu đồng
STT Chức vụ, vị trí làm việc Mức lƣơng trung bình tháng
1 GĐ Chi nhánh 20 2 PGĐ Chi nhánh 17 3 PGĐ Chi nhánh 15 4 TP Kinh doanh 12 5 TP Sửa chữa – dịch vụ 13 6 TP Hành chính – nhân sự 11 7 TP Kế toán 13 Trung bình 14,43
Nguồn: Kết quả phỏng vấn tại chi nhánh Giải Phóng Kết quả điều tra cho thấy mức lương của các quản lý trong chi nhánh có sự khác biệt khá lớn so với mức lương trung bình của các nhân viên trong chi nhánh. Mức lương trung bình của khối quản lý tại chi nhánh Giải Phóng là 14,43 triệu đồng/tháng gấp 2,45 lần mức lương trung bình của nhân viên trong chi nhánh. Nếu tính thêm cả mức phụ câp trách nhiệm, có thể thấy thu nhập của các quản lý trong chi nhánh còn cao hơn nhiều. Qua đó có thể thấy, chính sách đãi ngộ nhân lực của Trường Hải hướng chú trọng đến nhân lực có chất lượng làm việc tại chi nhánh, bên cạnh đó, đãi ngộ tài chính cao và chính sách thăng tiến rộng mở tạo động lực cho nhân lực trong chi nhánh có mục tiêu để cố gắng phấn đấu và làm việc hiệu quả.
Đánh giá về chính sách chi trả lương tại chi nhánh có 72,92% số người được phỏng vấn đánh giá hài lòng về mức lương hiện tại; có 14,58% đánh giá bình thường; có 12,5% đánh giá không hài lòng và cho rằng điều kiện tăng lương hiện tại mang nặng tính hành chính, chưa kích thích được động lực làm việc của nhân viên
51
(PL2-B1). Chính sách lương của chi nhánh chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của nhân lực chi nhánh nên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động, kích thích được khả năng làm việc của nhân lực.
b. Thƣởng
Chi nhánh Giải Phóng không xây dựng chính sách thưởng theo doanh số hàng tháng, hàng quý mà chỉ có chính sách thưởng vào các dịp lễ, tết cụ thể như sau:
+ Vào dịp tết dương dương lịch hàng năm, mức thưởng cố định là 500 ngàn đồng/người đối với nhân viên và 1 triệu đồng/người đối với lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trở lên. Mức thưởng này có thể được điều chỉnh tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh trong năm.
+ Vào dịp tết âm, mức thưởng cho mỗi cá nhân tương ứng với 1 tháng lương. Mức thưởng này phụ thuộc vào mức lương tháng của từng người, và cũng phụ thuộc chủ yếu vào kết quả làm việc của mỗi cá nhân trong năm.
Đánh giá về chính sách thưởng của chi nhánh có 25% số người được phỏng vấn đánh giá hài lòng; có 33,33% đánh giá bình thường; có 41,67% đánh giá không hài lòng và cho rằng chính sách thưởng của chi nhánh còn nhiều bất cập, chưa kích thích được động lực làm việc của nhân viên (PL2-B1).
Có thể thấy nhân lực chi nhánh đánh giá không lạc quan về chính sách thưởng của chi nhánh với chỉ 25% số người được phỏng vấn đánh giá hài lòng. Ban lãnh đạo chi nhánh chưa chú trọng xây dựng chính sách thưởng như một công cụ quan trọng để tạo động lực làm việc cho nhân lực. Chính sách thưởng của chi nhánh Giải Phóng nói riêng hay của cả tổng chi nhánh Trường Hải nói chung mới chỉ được xây dựng một cách giản đơn và chưa có nhiều tác dụng trong việc kích thích, thúc đẩy nhân lực làm việc tốt hơn. Đặc thù là một chi nhánh chuyên doanh và sản xuất ô tô, Ban lãnh đạo chi nhánh cần chú trọng xây dựng một chính sách thưởng linh hoạt, phù hợp với nhân lực hướng tới nâng cao năng suất, thành tích công việc của nhân lực đảm bảo tính công bằng và cân đối.
52
c. Cổ phần
Để khuyến khích nhân lực làm việc, cống hiến và gắn bó lâu dài với Trường Hải cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân lực đối với chi nhánh. Trường Hải xây dựng chính sách ưu tiên mua cổ phần của công ty cho nhân lực làm việc cho công ty từ 5 năm trở lên. Chính sách này có tác dụng giúp người lao động có cơ hội trực tiếp trở thành những cổ đông của công ty, những người sẽ làm việc và cống hiến cho công ty với trách nhiệm và tinh thần cao hơn, xây dựng công ty trở thành một tập thể lớn mạnh và gắn bó. Đồng thời chính sách ưu đãi quyền mua cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp huy động được thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ cá nhân để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, giảm phần nào đó cơ cấu vốn vay cho công ty.
Điều kiện ƣu tiên mua cổ phần của công ty:
Nhân lực làm việc cho công ty từ 5 năm trở lên, không kể thời gian thử việc
Quyền lợi của nhân lực đƣợc ƣu tiên mua cổ phần của công ty:
+ Được mua cổ phần với giá ưu đãi bằng 50% giá bán cho cổ đông hiện hữu + Được chia cổ tức hàng năm theo kết quả kinh doanh của công ty và hưởng các quyền lợi như một cổ đông ưu đãi của công ty.
Đánh giá về chính sách đãi ngộ về cổ phần của doanh nghiệp có 52,08% số người được phỏng vấn hài lòng; 31,25% đánh giá bình thường và 16,67% đánh giá không hài lòng và cho rằng điều kiện về thâm niên làm việc để được mua cổ phần đưa ra là quá dài và chỉ các cấp lãnh đạo mới có thể tiếp cận được chính sách này.
2.2.1.2. Đãi ngộ tài chính gián tiếp a. Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền bổ sung cho lương, góp phần làm tăng thêm thu nhập, bù đắp hao tổn về tinh thần, sức khỏe mà người lao động phải bỏ ra do điều kiện công việc đem lại mà lương vẫn chưa tính hết.
Chính sách phụ cấp cho nhân lực của chi nhánh khá đa dạng, bao gồm nhiều chính sách phụ cấp khác nhau. Các khoản phụ cấp cho nhân lực của chi nhánh được chi trả vào ngày 20 hàng tháng.
53
+ Phụ cấp bữa ăn giữa ca
Chi nhánh thực hiện hỗ trợ chi phí bữa trưa trị giá 20.000 đồng/ngày cho toàn bộ nhân lực trong chi nhánh.
+ Phụ cấp công việc
Phụ cấp điện thoại được áp dụng cho nhân viên kinh doanh và các lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trở lên trong chi nhánh. Cụ thể như sau:
Phụ cấp điện thoại cho nhân viên kinh doanh mức 200.000 đồng/tháng. Phụ cấp điện thoại cho trưởng, phó phòng ban mức 300.000 đồng/tháng. Phụ cấp điện thoại cho giám đốc, phó giám đốc chi nhánh mức 500.000 đồng/tháng.
+ Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp trách nhiệm chỉ áp dụng cho lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trong chi nhánh trở lên.
Ptn = Hpc × TLcđ
Trong đó:
Ptn :Mức phụ cấp trách nhiệm tính theo tháng
TLcđ : Tiền lương cố định mà nhân lực nhận được hàng tháng Hpc : Hệ số phụ cấp
Bảng 2.5: Hệ số phụ cấp trách nhiệm cho cấp lãnh đạo tại chi nhánh Giải Phóng năm 2013
STT Cấp lãnh đạo Hệ số phụ cấp trách nhiệm
1 Phó phòng 0,1
2 Trưởng phòng 0,2
3 Phó giám đốc chi nhánh 0,4
4 Giám đốc chi nhánh 0,5
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Mức phụ cấp trách nhiệm phần nào đáp ứng được công sức mà đội ngũ lãnh đạo trong chi nhánh đã bỏ ra và tương ứng cũng tạo ra mục tiêu phấn đấu cho cán bộ, nhân viên trong chi nhánh.
54
+ Phụ cấp độc hại
Phụ cấp độc hại được áp dụng cho khối công nhân kỹ thuật của phòng dịch vụ - sửa chữa. Mức phụ cấp độc hại hàng tháng được tính bằng:
Phụ cấp độc hại hàng tháng = 0,3 × TLcđ
Đây là những nhân lực thường xuyên phải làm việc trong môi trường không khí độc hại nên cần có khoản phụ cấp độc hại này là cần thiết và có tác dụng tốt trong việc động viên người lao động tiếp tục làm việc.
+ Phụ cấp làm thêm giờ
Nhân lực chi nhánh Giải Phóng thường xuyên phải trực showroom vào các ngày nghỉ thứ 7; CN; các ngày nghỉ lễ 30/4;1/5 .... Chính sách phụ cấp cho nhân lực làm thêm giờ của chi nhánh Giải Phóng được áp dụng như sau:
Cách tính PCthêm giờ:
PC thêm giờ = ĐGtg × Hlt × Thời gian làm thêm
ĐGtg : Đơn giá tiền lương theo thời gian.
ĐGtg = TL cđ
Thời gian tính lƣơng
+ Nếu tính đơn giá lương theo ngày thì
Thời gian tính lương = Tổng số ngày làm việc trong tháng của chi nhánh. + Nếu tính đơn giá lương theo giờ thì
Thời gian tính lương = Tổng số ngày làm việc trong tháng của chi nhánh × 8h/ngày Hlt : Hệ số làm thêm giờ
+ Bằng 150% đơn giá lương giờ nếu nhân lực làm việc ngoài giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7.
+ Bằng 200% đơn giá lương giờ nếu nhân lực làm việc vào chủ nhật
+ Bằng 300% đơn giá lương giờ nếu nhân lực làm việc vào các ngày nghỉ lễ, tết như 30/4; 1/5 ; tết dương lịch; tết âm lịch.
Thời gian làm thêm: Khoảng thời gian được tính khi nhân lực làm thêm ngoài giờ hành chính theo sự phân công và chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh.
55
Đánh giá về chính sách phụ cấp thực hiện tại chi nhánh có 62,5% nhân sự được phỏng vấn đánh giá hài lòng; có 20,83% đánh giá bình thường; có 16,67% đánh giá chưa hài lòng (PL2-B1).
Chính sách phụ cấp của chi nhánh khá đa dạng, là một công cụ hiệu quả bổ sung cho chính sách lương, tạo thêm thu nhập cho người lao động, thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo chi nhánh tới người lao động, giúp người lao động an tâm làm việc. Bên cạnh lương, phụ cấp cũng là một khoản tài chính đáng kể, giúp cải thiện mức sống cho nhân lực trong chi nhánh. Chi nhánh Giải Phóng thực hiện chi trả các khoảng phụ cấp cho CBCNV trong chi nhánh vào ngày 20 hàng tháng.
b. Trợ cấp
Chính sách trợ cấp của chi nhánh Giải Phóng được thực hiện nhằm hỗ trợ cho nhân lực làm việc tại chi nhánh. Các chính sách trợ cấp cho nhân lực tại chi nhánh bao gồm:
+ Chế độ bảo hiểm cho người lao động
Chi nhánh Giải Phóng hỗ trợ đóng bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của luật bảo hiểm bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN. Mức lương đóng bảo hiểm dựa trên mức lương cố định hàng tháng của mỗi cá nhân.
Bảng 2.6: Chính sách bảo hiểm cho ngƣời lao động tại chi nhánh Giải Phóng năm 2013
STT Loại bảo hiểm Chi nhánh đóng
(%) Ngƣời lao động đóng (%) 1 BHXH 17 7 2 BHYT 3 1,5 3 BHTN 1 1 Tổng 21 9,5
Nguồn: Kết quả điều tra tại chi nhánh Giải Phóng, 2013 + Trợ cấp chi phí giáo dục, đào tạo
Chính sách hỗ trợ đào tạo giúp người lao động cảm thấy mình được coi trọng, được quan tâm hơn. Người lao động luôn có nhu cầu được đào tạo và phát