Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu người lao động.
Nhiều doanh nghiệp đã ban hành chính sách tiền lương mới gắn với hiệu quả công việc. Phần lớn các doanh nghiệp thường chia thu nhập của người lao động thành 2 phần: Lương cơ bản và thu nhập theo kết quả công việc. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý so sánh quốc tế trong việc trả lương và thu nhập cho người lao động cũng như trong việc áp dụng các quy chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc cải thiện đãi ngộ cho người lao động. Chính sách đãi ngộ cho nhân sự tại Việt Nam đa dạng hơn trước rất nhiều. Ngoài những cải thiện về đãi ngộ tài chính như lương, thưởng, các chủ doanh nghiệp hiện nay cũng đã tập trung vào các đãi ngộ phi tài chính khác như: áp dụng các quy chuẩn, vệ sinh an toàn lao động, cải thiện môi trường làm việc cho nhân sự. Trong quá trình đổi mới chính sách tiền lương, các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các công cụ tiền lương hiện đại như tiến hành khảo sát thực trạng chính sách, khảo sát mức lương trong ngành, áp dụng các phương pháp định lượng để tính toán và xây dựng thang bậc lương. Cùng với đó, các phương pháp đánh giá thành tích mới cũng mang lại hiệu quả tốt trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự.
Tuy nhiên chính sách đãi ngộ nhìn chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều bất câp.
80
+ Lương tối thiểu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực khoảng 40% (Hoàng Văn Hải và cộng sự, 2011). Trong khi đó nhiều doanh nghiệp không trả lương theo năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc mà lấy mức lương tối thiểu làm gốc tham chiếu để trả lương cho người lao động phổ thông.
+ Chế tài sử dụng lao động cũng chưa nghiêm nên khi vi phạm luật, các doanh nghiệp cũng không bị xử phạt. Vì vậy, lương thường không đủ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường.
+ Những doanh nghiệp có mức đãi ngộ tài chính cao ở Việt Nam hiện nay thường là những doanh nghiệp có vị thế độc quyền như điện lực, dầu khí, viễn thông, xăng dầu .... Đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Điều này minh chứng rằng chỉ khi các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh khả quan, họ mới nghĩ đến việc cải thiện Chính sách đãi ngộ cho nhân viên của mình.
+ Các nhà quản trị doanh nghiệp khi đề ra chính sách đãi ngộ nhân lực chưa chú trọng nhiều đến đãi ngộ phi tài chính.
Thực hiện các cam kết khi gia nhập hoàn toàn WTO trong thời gian tới, Việt Nam còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế như công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong lĩnh vực tiêu chuẩn lao động. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam còn phải áp dụng nhiều bộ tiêu chuẩn lao động mới như: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các hiệp định của các công ty đa quốc gia ...
Đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập WTO, để xây dựng được chính sách đãi ngộ vừa phù hợp với doanh nghiệp, vừa có tính hấp dẫn để giữ chân người tài trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhân sự với các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt đầu từ những triết lý đãi ngộ căn bản trên cơ sở tạo lập cuộc sống tối ưu cho người lao động. Yêu cầu của việc xây dựng chính sách đãi ngộ người lao động giai đoạn hiện nay phải đáp ứng:
81
+ Chính sách đãi ngộ phải khuyến khích thành tích làm việc tốt, tức là các chính sách đãi ngộ phải được xây dựng dựa trên các kết quả làm việc tốt của người lao động, phải giúp họ vươn lên, đảm nhận các công việc khó hơn, phức tạp hơn.
+ Tiền thưởng phải là công cụ chính trong chính sách đãi ngộ tài chính. Chính sách tiền thưởng nên được thiết lập linh hoạt theo kết quả làm việc của nhân sự chứ không chỉ là mức thưởng giản đơn vào các dịp lễ, tết.
+ Hệ thống đánh giá khen thưởng phải được xây dựng phù hợp và không thiên vị. Nếu các tiêu chuẩn mục tiêu công việc được đặt quá cao hoặc quá thấp sẽ không kích thích được động lực làm việc của nhân sự. Đánh giá kết quả làm việc của nhân sự công bằng, minh bạch là yêu cầu tiên quyết trong hệ thống.
+ Đa dạng các chính sách đãi ngộ cho nhân sự. Nhu cầu và mong muốn của con người không bao giờ ngừng lại vì vậy những chuyên gia xây dựng chính sách đãi ngộ cho doanh nghiệp cũng luôn phải cải tiến, đa dạng hóa chính sách đãi ngộ để luôn đáp ứng tốt nhu cầu của người lao động. Một số chính sách đãi ngộ tiên tiến hiện đang phổ biến mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi để hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho doanh nghiệp mình như: quyền mua cổ phiếu, quyền vay vốn, thưởng trái phiếu, hỗ trợ thuê nhà, chi phí đi lại, học bổng cho con cái ...