2.5.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tự mà công ty đạt được, công ty còn gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn mất cân đối. Thị trường trong nước vẫn tập trung nhiều ở miền Bắc và miền Nam, còn thị trường miền Trung thì thường đứt đoạn theo thời gian hợp đồng. Thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế chưa được mở rộng, công ty mới chỉ có một số bạn hàng nhỏ lẻ ở một số thị trường nước láng giềng như Lào, Campuchia, sản lượng xuất khẩu vẫn chưa cao.
- Công tác marketing vẫn chưa được chú trọng hoàn toàn. Ngoài thế mạnh giá rẻ ra chất lượng xe máy Lifan Việt Nam tuy có đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 nhưng vẫn còn bị nhiều người tiêu dùng chê nhiều, hệ thống dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì tuy có nhưng vận hành vẫn chưa tốt, trong khi đó một trong những đối thủ cạnh tranh lớn là Yamaha Việt Nam lại đầu tư rất lớn vào vấn đề này và một lượng lớn xe Yamaha tiêu thụ trên thị trường là do chính dịch vụ sau bán hàng ấy.
- Công tác tiếp thị, điều tra nhu cầu và dự báo thị trường chưa kịp thời nên việc phát triển thị trường trong thời gian qua còn chậm, nhiều mặt thua kém đối thủ cạnh tranh nên thị phần trên thị trường dần bị thu hẹp, theo số liệu của công ty năm 2009, trong suốt thời gian hoạt động tại thị trường Việt Nam thì số lượng xe máy bán ra của công ty mới chỉ là 100.000 xe máy, trong khi Honda Việt Nam trong năm 2009 bán được con số kỷ lục là 2,75 triệu chiếc, tăng 8% so với năm 2008 (Nguồn: website: http://www.baomoi.com )
- Công tác tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chỉ số tăng trưởng cao biểu hiện chủ yếu qua mức doanh thu, tuy nhiên tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh còn chưa đồng nhất giữa số lượng và chất lượng sản xuất. Trở ngại này gây tâm lý không tin tưởng ở khách hàng.
- Bộ phận xúc tiến hỗn hợp chưa phát huy mạnh mẽ, tên tuổi công ty chưa được biết đến nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng mặc dù Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam bắt đầu được thành lập từ 1998 và có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2000. Một số sản phẩm chưa được quảng cáo đúng mức, đầu tư cho phát triển những dòng sản phẩm mới còn hạn chế.
Kênh phân phối sản phẩm chưa hoàn chỉnh và chưa đủ vươn xa để bao trùm toàn bộ thị trường mục tiêu.
2.5.2.2. Nguyên nhân
Những tồn tại trong việc phát triển thị trường của công ty trong thời gian qua là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thị trường miền Trung chưa phát triển mạnh mẽ là do cách trở về không gian, chi phí vận chuyển cao. Hiện Lifan mới chỉ có văn phòng đại diện ở miền Bắc và miền Nam và trạm trung chuyển ở miền Trung, mặt khác lại phải cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng ngành tại thị trường này.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
+ Do hiện này trên thị trường có rất nhiều hãng cạnh tranh, hơn nữa các hãng này được đánh giá cao hơn Lifan về chất lượng. Do đó lợi thế giá rẻ của Lifan sẽ không phát
huy được lợi thế lâu, nhất là khi mức sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân không chỉ dừng lại ở việc có một phương tiện để đi lại nữa mà phải là phương tiện đẹp, tốt, vì thế nếu Lifan không có một giải pháp phát triển sản phẩm nhấn mạnh vào chất lượng hàng hóa thì chỉ một thời gian nữa là sẽ bị các sản phẩm khác trên thị trường chiếm thị phần nhiều hơn.
+ Việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm chưa thực hiện tốt, chưa thực sự gây được hình ảnh sâu trong tâm trí khách hàng. Lifan mặc dù có các biện pháp nhằm phát triển thương hiệu nhưng các biện pháp này chưa thực sự có hiệu quả, khách hàng biết đến với công ty vẫn chưa nhiều. Hơn nữa các chủ đầu tư người Trung Quốc vốn quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận nghĩa là bán được nhiều xe chứ vẫn còn thờ ơ chưa quan tâm đến các dịch vụ sau bán hàng, vì thế mà chất lượng sau bán hàng của công ty chưa thực sụ được khách hàng thỏa mãn.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE
MÁY LIFAN VIỆT NAM
3.1 Định hướng chiến lược phát triển thị trường của Công ty trong thời gian tới
3.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường
Thị trường Việt Nam được đánh giá vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho các hãng chế tạo và lắp ráp xe máy. Có thể nói, sử dụng xe gắn máy với người dân trong nước đang là nhu cầu thực, vừa vì tính năng cơ động của nó, vừa vì giá tiền của nó hợp với mức thu nhập của số đông người dân và cả vì cơ sở hạ tầng kèm theo nó cũng rất hợp với điều kiện của Việt Nam. Theo số liệu tại tổng cục thống kê, năm 2010 tổng số xe máy lưu hành trong nước vào khoàng 17 triệu xe, không những vậy, khi mức sống của khu vực nông thôn từ nay đến năm 2020 dần được nâng cao, hệ thống đường nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng cấp thì nhu cầu đi lại vận chuyển bằng xe máy tại khu vực này cũng tiếp tục gia tăng.
Các chuyên gia dự báo này, xe máy sẽ còn đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường bộ ở Việt Nam ít nhất là tới năm 2020 với tổng lượng xe máy lưu hành
là 33,5 triệu chiếc. Điều này cũng có nghĩa là thị trường xe máy vẫn còn đang phát triển rất tốt trong hiện tại và trong tương lai gần. Bằng chứng là các doanh nghiệp chế tạo lắp ráp xe máy Việt Nam thi nhau xây dựng thêm cơ sở sản xuất, như Honda Việt Nam đã xây dựng nhà máy số 2 tại ngay bên cạnh nhà máy thứ nhất tại trụ sở của Honda tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc vào năm 2008 (http://Honda.com.vn ) và Yamaha xây dựng thêm một nhà máy thứ 2 tại KCN Nội Bài ngoài nhà máy thứ nhất tại Sóc Sơn (nguồn: phòng thương mại và công nghiệp Việt nam). Ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho hay, đến năm 2020, xe máy vẫn là sản phẩm tiêu dùng quan trọng trong đời sống của đa số người dân. Theo như giám đốc một doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước cho rằng: “So với mức trên thì ở nước ta phải đến 32 triệu xe máy thì mới bão hòa, còn hiện nay mới hơn 17 triệu chiếc thì chưa là vấn đề...” (Nguồn:
http://vnexpress.vn).Thị trường xe máy vẫn làm ăn rất phát đạt với mức tăng trưởng sản lượng đầy ấn tượng. Năm 2009, số lượng xe máy đăng kiểm trong cả nước khoảng gần 7 triệu chiếc, với khoảng 7000 xe máy được nhập khẩu về nước. Trong số này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 60,25%. Đây cũng là mức tăng đột biến, bởi năm 2006, lượng xe máy đăng kiểm là 2,55 triệu chiếc và năm 2005 là 2,1 triệu chiếc, số lượng xe máy được tiêu thụ tại các thành phố lớn cũng có mức tăng cao. (Nguồn: http://tintuconline.vietnamnet.vn). Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp cho biết, thị trường xe máy thế giới vẫn đang tăng trưởng với mức từ 5-6%/năm, các nước đang phát triển là khu vực sản xuất và tiêu thụ xe máy lớn nhất. Hiện sản lượng xe máy cả thế giới đạt 43 triệu xe/năm. Châu Á là thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất chiếm khoảng 87% toàn thế giới trong đó Trung Quốc khoảng 10 triệu xe/năm, Ấn Độ 5 triệu xe/năm, Indonesia 5 triệu xe/năm, Thái Lan 2 triệu xe/năm, Việt Nam 2 triệu xe/năm, Nhật Bản và Đài Loan khoảng 10 triệu xe/năm.(Nguồn: Website Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp http://ips.gov.vn ).
Như vậy, có thể nói, thị trường xe máy Việt Nam hứa hẹn còn rất nhiều tiềm năng và hy vọng. Tuy nhiên đó chỉ là tiềm năng trong thời gian gần, nhưng nếu tính
đến xa hơn thì thị trường xe máy sẽ phải đối mặt với một khó khăn lớn hơn đến từ sự phát triển của ngành ô tô. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thì thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ thực sự chiếm lĩnh thị phần. Sở dĩ có thể nói điều này là vì một số yếu tố sau:
- Thứ nhất: Mức sống của người dân sẽ ngày càng được cải thiện. Theo số liệu thống kê năm 2009 tại Hà Nội, với mức tăng trưởng ngoạn mục nửa cuối năm đã khiến GDP của thủ đô tăng xấp xỉ 6,7% và đưa thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 32 triệu đồng tức khoảng 1700 USD / năm (nguồn:
http://www.vnexpress.net ). Mức sống của người dân tăng lên cũng khiến cho nhu cầu nghỉ ngơi trong dân cư ngày càng tăng về chất lượng và số lượng và kéo theo sử dụng các phương tiện giao thông tăng lên đáng kể. Nhu cầu đi lại cao, khi đó việc mua ô tô để đi công tác hoặc là đi du lịch xa nhà ví dụ như từ Hà Nội đi Hải phòng, Cửa lò,…hay thậm chí đi xa hơn vào trong Nam cũng không phải một điều quá xa xỉ trong khi xã hội ngày một phát triển. Điều này tạo cho cầu của mặt hàng ô tô tăng lên.
- Thứ hai: Hạ tầng giao thông càng ngày càng phát triển, càng ngày càng nhiều tuyến đường cao tốc được mở ra và tu bổ lại nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa các tỉnh, các địa phương, ví dụ như dự án đường cao tốc quốc lộ 5 kéo dài từ Hà Nội đi Hải Phòng, qua Hưng yên, Hải Dương, với 12 làn đường dành riêng cho các loại xe ô tô… , thì khi đó thì xe ô tô cũng trở thành phương tiện phổ biến. Mặt khác, hiện nay tại Việt Nam vẫn còn tình trạng đường phố chật hẹp, giao thông ùn tắc nhưng trong tương lai, hiện tượng này sẽ được cải thiện rất nhiều qua các công trình xây chung cư, các tòa cao ốc, các tòa nhà làm văn phòng đại diện,…sẽ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu ở của người dân, khi đó việc giài phóng mặt bằng mở rộng các tuyến đường sẽ dễ dang hơn, thuận tiện cho giao thông hơn.
- Thứ ba: Giá các loại xe ô tô sẽ càng ngày càng rẻ. Hiện nay giá của các loại ô tô trên thị trường Việt Nam khá đa dạng về chủng loại và giá cả, cả xe nhập khẩu lẫn các loại xe lắp ráp tại Việt Nam. Càng ngày càng có nhiều công ty, cửa hàng, đại lý bán ô tô ra đời chứng tỏ càng ngày nhu cầu dùng ô tô càng tăng lên. Ví dụ
như với 604 triệu đồng, khách hàng đã có thể sở hữu một chiếc ô tô HYUNDAI i30 1.6 122 hp 4 chỗ khá đẹp, hay cao cấp hơn là chiếc HYUNDAI Tucson 2.0 141 hp
với giá 848,5 triệu đồng hoặc HYUNDAI Santa Fe 2.0 136 hp giá 1.023 triệu đồng. Một sự lựa chọn mới với những khách hàng ít tiền hơn, chỉ với 2000USD khách hàng đã có thể sở hữu một chiếc xe NANO mới tinh là sản phẩm mới của hãng Tata Motors (hãng ô tô lớn nhất của Ấn Độ). Như vậy, với thu nhập bình quân hiện nay của người dân, mà đơn cử là tại Hà Nội là 1700USD tức khoảng 32 triệu/ năm thì việc sở hữu một chiếc ô tô cho gia đình cũng không phải là chuyện quá khó.
3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển thị trường của Công ty
Với điều kiện cạnh tranh thị trường khá gay gắt như ngày nay, nhu cầu của thị trường trước mắt là khá lớn như thế thì nhiệm vụ chính của công ty bây giờ là phải làm sao mở rộng và phát triển được thị trường của mình, tăng được thị phần trong tổng lượng thị trường của cả nước. Chỉ có như vậy công ty mới có thể tận dụng được những cơ hội hấp dẫn đang mở ra trước mắt, đồng thời chỉ có mở rộng và phát triển thị trường trong nước mới có thể giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tăng doanh số lợi nhuận, từ đó có cơ hội đầu tư để phát triển thị trường của công ty tiến xa hơn nữa. Đối với bộ phận tiêu thụ sản phẩm như các chi nhánh, đặc biệt là Chi nhánh Hà Nội thì việc tăng cường phát triển thị trường lại là một vấn đề quan trọng hơn nữa.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, cũng giống như bất cứ doanh nghiệp nào khác thì Lifan Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng với sụ năng động và thích ứng kịp thời của công ty cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty đã giúp cho Lifan Việt Nam vượt qua được các khó khăn và vẫn đững vững trên thị trường. Để phát triển thị trường sản phẩm của công ty trong thời gian tới, thực hiện mở rộng thị trường, công ty và Chi nhánh Hà Nội đã có một số một số định hướng phát triển như sau:
- Về sản phẩm: Với phương châm lấy chất lượng làm đầu, công ty đã không ngừng nâng cao cả về mẫu mã chủng loại sản phẩm cũng như chất lượng của sản
phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo vị thế cũng như uy tín cho sản phẩm và công ty trên thị trường.
- Về cơ cấu tổ chức: Công ty đặc biệt là Chi nhánh đang từng bước sắp xếp và hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức của các phòng ban theo hướng chuyên môn hóa theo sự lớn mạnh của công ty và chi nhánh, chú trọng hơn đến sự phân bổ của phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng thị trường, và phòng bán hàng.
- Về thị trường: Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, ngoài các thị trường truyền thống như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì còn mở rộng ra cả thị trường miền Trung nữa, thay bằng trạm trung chuyển thì sẽ đặt cả văn phòng đại diện tại Đà Nẵng nhằm phục vụ cho nhu cầu mua xe máy của người dân ở đây. Riêng với chi nhánh Hà Nội cần chú trọng việc phát triển thị trường, có những kế hoạch cụ thể và chất lượng về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng… Trong chiến lược thị trường cần phải lưu ý thị trường trọng điểm, nghĩa là cần phải xác định được thị trường nào, khách hàng nào, thị hiếu nào. Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm và có những giải pháp lớn để xâm nhập và mở rộng thị trường.
- Về khách hàng: Cần xác định được rằng khách hàng là những người có nhu cầu mua hàng và có khả năng thanh toán hàng hóa mà mình đã mua. Vì vậy mỗi doanh nghiệp nói chung cũng như Lifan Việt Nam cần phải có chiến lược khách hàng nhằm thu hút khách hành đến với doanh nghiệp mình, đến với sản phẩm của mình. Trong trường hợp này, khách hàng của Lifan Việt Nam hướng tới chính là những người có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu đi lại cao.
- Về lao động: Công ty và Chi nhánh Hà Nôi nên liên tục có những chính sách khuyến khích tinh thần lao động của nhân viên trong công ty cả về tinh thần lẫn vật chất như tổ chức các chuyến đi tham quan, vui chơi… nhằm làm cho nhân viên gắn bó thêm với công ty hơn.
Bảng 7: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Lifan Việt Nam năm 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010
Doanh thu 420.000
Lợi nhuận trước thuế 120.000
Lao động (người) 700
( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội của công ty)
Bảng 8: Kế hoạch hoạt động của Chi nhánh Hà Nội năm 2010