Theo hình thức bán:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy lifan việt nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh hà nội (Trang 35 - 38)

Hiện nay mà Công ty Lifan Việt Nam đang sử dụng các phương thức và hình thức tiêu thụ sau:

- Tiêu thụ trực tiếp tại kho của Công ty, phương thức này được Công ty thực hiện với các khách hàng mua với những khối lượng hàng lớn và có phương tiện vận chuyển, doanh thu từ phương thức bán hàng này chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Phương thức bán hàng này có ưu điểm là: khách hàng lấy trực tiếp tại kho của Công ty do đó việc bốc hàng, thủ tục giấy tờ, thanh toán được nhanh chóng do có sẵn lực lượng nhân viên chuyên làm việc này, Công ty không cần phải huy động phương tiện vận chuyển, từ đó làm cho giá thành của sản phẩm hạ do không có chi phí vận chuyển, nâng cao tính cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà sự cạnh tranh chủ yếu bằng các phương thức phục vụ khách hàng thì hình thức này tỏ ra không đáp ứng được điều này.

- Tiêu thụ tại các Chi nhánh: phương thức này chiếm đến 80% tổng doanh số của công ty. Vào thời điểm cuối năm 2000 đầu năm 2001, khi mà xe máy Lifan Việt Nam chính thức xuất hiện trên thị trường thì Công ty Lifan Việt Nam đã tiêu thụ và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đến các địa phương trên khắp cả nước bằng cách ky hợp đồng làm ăn giao dịch với 5 công ty khác, 5 công ty này được chỉ định là nhà phân phối chính thức xe máy Lifan ở Việt Nam, đó là Công ty may xuất khẩu Minh Thành (Hải Phòng), Công ty thiết bị nghe nhìn Nam Định, Công ty thiết bị vật tư nông sản Hà Nội, Công ty thực phẩm Miền Trung, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tiến Lộc (TP HCM), 5 công ty này đều có dịch vụ bảo hành riêng của họ và khá hoàn thiên. Đó cũng chính là lý do kiến tập đoàn Lifan chọn các đối tác này. Tập đoàn Lifan cung cấp cho các công ty trên linh kiện, phụ tùng chính hãng để thay thế, các thiết bị kiểm tra, hiệu chỉnh và cả tài chính nữa. Khi đó, với mỗi khách hàng mua xe máy của Lifan tại 5 nhà phân phối xe Lifan ở Việt Nam nói trên đều được đảm bảo và được bảo hành tại chính 5 công ty này, điều này cũng khiến

tạo được lòng tin nơi khách hàng.. Hiện nay, Lifan Việt Nam đã lập ra 2 văn phòng đại diện chính ở miền Bắc và miền Nam, cụ thể là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với quy mô to hơn, thống nhất hơn. Các chi nhánh này là nơi trưng bày, bán và giao dịch và bảo hành chủ yếu cho các sản phẩm máy móc của công ty. Điều này đã thực hiện được mục tiêu của công ty khi mới gia nhập vào thị trường, đó là sẽ thống nhất lại mạng lưới bảo hành, chủ yếu để cho người tiêu dùng có thể phân biệt được rõ ràng hệ thống bảo hành xe của Lifan với xe của các hãng khác. Ngoài 2 chi nhánh to này ra, khách hàng còn có thể mua sản phẩm của Lifan tại các cửa hàng ủy nhiệm của Lifan trên khắp các địa phương trong cả nước.

Riêng với Chi nhánh Hà Nội của công ty, hiện nay chi nhánh đang sử dụng nhiều hình thức phù hợp nhằm tiêu thụ tốt lượng xe trên thị trường.

Với hình thức bán thì có các loại hình thức sau:

- Mua xe trả góp: Hình thức này thường chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hình thức bán hàng của Chi nhánh vì thứ nhất là giá cả của xe máy Lifan không cao, do đó hầu hết các khách hàng đều có khả năng thanh toán ngay khi mua, thứ hai là thủ tục này thường rất rườm rà vì khách hàng muốn mua trả góp phải chứng minh tình hình tài chính của mình. Ngoài ra tại Chi nhánh của công ty cũng có liên kết với các ngân hàng Techcombank là ngân hàng có hỗ trợ vốn cho người mua xe từ đầu năm 2008. Khi khách hàng đến mua xe tại các cửa hàng có liên kết với ngân hàng có thể được tài trợ vốn để mua xe và trả góp theo tháng. Khách hàng sẽ được tư vấn điền vào đơn đề nghị vay vốn, nếu đủ điều kiện sẽ được ngân hàng giải ngân hàng trong vòng 48 tiếng. Theo hình thức liên kết này, khách hàng có thể vay tới 200 triệu đồng trong thời gian tối đa là 36 tháng. Khách hàng sau khi mua xe sẽ được nhận xe ngay và ngân hàng tiến hành giải ngân cho cửa hàng. Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần và cách trả gốc và lãi theo dư nợ giảm dần làm giảm gánh nặng trả nợ cho khách hàng. Đây là một hình thức khuyến khích người mua tiêu dùng sản phẩm, và nhờ hình thức này mà lượng bán hàng của chi nhánh nói riêng và công ty nói chung năm 2008 và 2009 đã tăng lên đáng kể so với năm 2007 (số liệu ở bảng kết quả kinh doanh mục 2.4).

- Hình thức bán trực tiếp: hình thức này là chiếm tỷ trọng chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng của Chi nhánh công ty. Chi nhánh của công ty cũng là nơi trưng bày các sản phẩm của công ty, là nơi khách hàng đến xem hàng, lấy hàng và thanh toán trực tiếp. Tại Chi nhánh, ngoài các mẫu xe đang trưng bày thì khách hàng còn được xem xét hàng hóa qua catalogue bán hàng, từ đó có thể chọn ra mẫu xe, màu sắc, giá cả của xe. Bộ phận bán hàng của công ty gồm một đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giao tiếp, thái độ tận tình giúp cho các khách hàng giải đáp các thắc mắc, có mối quan hệ sâu rộng cũng như am hiểu về tình hình thị trường. Đây là lượng quan trọng trong công việc tạo ra khách hàng và thu nhập cho Chi nhánh cũng như toàn công ty, do đó thường được Chi nhánh chú ý đào tạo, chế độ đãi ngộ đảm bảo. Ngoài phần lương cố định, các nhân viên bán hàng sẽ được nhận từ 3,5 – 10% tổng doanh thu bán hàng của mình trong tháng, bình quân mức thu nhập cũng trên 2,5 triệu đồng/tháng ( nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh công ty).

Với hình thức phân phối, hiện nay, Chi nhánh Hà Nội của công ty đã sử dụng 2 loại phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp vào quá trình phân phối của mình.

- Kênh phân phối trực tiếp:

Chi nhánh công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không cần qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Khách hàng của kênh phân phối này là các cửa hàng lớn, các trung gian thương mại, các cơ sở sản xuất ở trong, và người tiêu dùng cá nhân trong và ngoài thành phố Hà Nội. Họ mua sản phẩm trực tiếp từ Chi nhánh công ty tại Hà Nội, kênh phân phối này có lượng hàng bán tương đối lớn như năm 2009 vừa qua doanh thu bán hàng từ kênh phân phối này chiếm tới 40% doanh thu toàn Công ty.

- Kênh phân phối gián tiếp:

Có 1 khâu trung gian: Công ty Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán lẻ là các hộ bán lẻ, đại lý bán lẻ, cửa hàng nhỏ. Các đại lý, cửa hàng này nhận hàng từ các Chi nhánh công ty và chỉ được phép bán hàng, theo giá do

Công ty quy định. Còn đối với cửa hàng, đại lý lấy hàng theo giá bán buôn và hưởng chênh lệch giá khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Kênh này chiếm khoảng 15% doanh thu của chi nhánh và chiếm 6% doanh thu toàn Công ty, có vai trò quan trọng họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng rồi phản ánh thông tin đó đến cho Công ty.

- Có 2 khâu trung gian:

Công ty Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Kênh này chủ yếu là phục vụ thị trường ngoài tỉnh, người bán buôn là các Công ty, cá nhân kinh doanh sản phẩm của Chi nhánh công ty, họ lấy hàng theo giá bán buôn của Công ty, còn công tác vận chuyển là tuỳ theo sự thoả thuận giữa 2 bên. Kênh này có doanh thu cũng còn chưa được lớn cho Công ty chiếm khoảng 10% doanh thu của Chi nhánh và chiếm 4% doanh thu toàn Công ty.

Hiện nay Công ty đã có đại lý bán buôn trên thị trường một số tỉnh như: Thái Nguyên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây… điều đó đã và sẽ giúp cho sản lượng bán hàng của Chi nhánh công ty tăng lên.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy lifan việt nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh hà nội (Trang 35 - 38)