Các khoản nộp ngân sách hàng năm của Công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh là thuế thu nhập, thuế sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng. Nguồn đóng góp chủ yếu cho ngân sách của công ty là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập. Trong những năm vừa qua, khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp đều tăng. Sở dĩ có điều đó là do khoản nộp cho ngân sách Nhà nước này phụ thuộc vào Lợi nhuận trước thuế của công ty, tức là phụ thuộc cả vào chi phí và doanh thu. Vì mức lợi nhuận trước thuế trong các năm qua đều tăng lên khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng là điều dễ hiểu. Qua bảng 3 cho thấy năm 2009 đóng góp của công ty cho ngân sách Nhà nước là lớn nhất ( 38.267,1 triệu đồng) do trong năm này công ty làm ăn có hiệu quả. Đây là thành tích rất đáng được ghi nhận.
Bảng 5:
Chỉ tiêu lợi nhuận và Ngân sách nộp Nhà Nước của công ty qua các năm
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận trước thuế 30.526.302 41.193.527 53.146.483 95.596.020
Nộp ngân sách
Nhà nước 14.570.256 18.593.529 23.710.382 38.267.100
Biểu đồ 5:
Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp Ngân sách của công ty qua các năm
0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 45000000
Lợi nhuận trước thuế Nộp ngân sách Nhà nước
(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội) 2.4.4. Kết quả sử dụng lao động của công ty
Nhân tố con người luôn được công ty coi trọng vì con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, mức thu nhập của người lao động trong công ty cũng đã được thể hiện ở bảng trên. Ta thấy, do kinh doanh tốt, quy mô trong công ty ngày một tăng lên, số lao động cũng được tăng lên theo, cụ thể là trong năm 2006, số lao động trong toàn công ty là 502 người, năm 2008 là 600 người, 2009 là 630 người, chưa kể còn số cộng tác viên thị trường bên ngoài. Con số công nhân này là khá cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc đã giải quyết công ăn việc làm được cho khá nhiều dân cư ở Hưng yên, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đấy là còn chưa kể đến các cửa hàng ủy nhiệm trên khắp các tỉnh thành của công ty nữa. Về thu nhập bình quân đầu người/ tháng thì cũng qua bảng số liệu, ta thấy thu nhập bình quân đầu người theo tháng đã tăng dần qua từng năm, tuy vậy so với mức thu nhập đối với các công ty cùng ngành thì mức thu nhập này chưa cao. Sự mất cân đối trong thu nhập cũng xảy ra trong khi có công nhân lao động trực tiếp chỉ có thu nhập 750.000 đồng thì có
những lao động gián tiếp thu nhập 250.000.000 đồng (thường là nhân viên kinh doanh,.. ).
Bảng 6: Cơ cấu lao động của Công ty
Đơn vị: %
Loại lao động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Có bằng đại học 15,3 16,7 18,9 Có bằng trung học 54,8 54,6 47,8 Cán bộ khác 29,9 28,7 33,3 Tổng cộng 100 100 100
(Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh Hà Nội)
Biểu đồ 6: Biểu đồ cơ cấu lao động của công ty
0 10 20 30 40 50 60
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Có bằng đại học Có bằng trung học Cán bộ khác
( Nguồn: Phòng nhân sự chi nhánh Hà Nội)
Từ những kết quả đạt được cũng như việc hoàn thành các kế hoạch đã đề ra cho thấy công ty đang có một triển vọng và đà phát triển rất tốt, chỉ với bảng doanh
thu và số liệu kinh doanh khác ta cũng có thể dự đoán được tổng doanh thu sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo.
2.5 Đánh giá về công tác phát triển thị trường của chi nhánh công ty
2.5.1 Ưu điểm
Trong những năm qua, Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc duy trì và mở rộng và phát triển thị trường.
Trước hết, các sản phẩm của công ty đã được khách hàng biết đến cả ở trong và ngoài nước. Thị trường nội địa không chỉ bó hẹp ở khu vực phía Bắc – là nơi gần với khu chế tạo sản xuất của công ty - mà ngay từ đầu đã mở rộng đến cac tỉnh miền Trung, miền Nam. Thị trường miền Bắc tuy tiêu thu được rất nhiều hàng hóa, vẫn còn giữ vai trò là nơi tiêu thụ sản phẩm chính nhưng so với thị trường miền Nam vẫn không hơn là mấy. Thị trường nước ngoài đã được mở rộng thông qua việc giá trị xuất khẩu tăng lên, đặc biệt từ năm 2005 đã bắt đầu ký kết và thực hiện được những hợp đồng xuất khẩu xe máy sang Lào và Campuchia.
Thứ hai, các kênh phân phối hiện có của Công ty đã được tận dụng triệt để, gồm các đại lý, cửa hàng giới thiệu ở hai thành phố lớn nhất và trên toàn quốc đã phát huy được năng lực trong những năm gần đây. Công ty đã chú trọng đến việc phát triển mạng lưới và kênh phân phối, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, bộ phận marketing của công ty và các chi nhánh công ty đã có ý thức trong việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, biết phối hợp với các bộ phận chức năng của công ty trong chiến lược thị trường. Trong bối cạnh trạnh tranh gay gắt giữa các hãng chế tạo xe máy liên doanh trong nước và cạnh tranh với các hàng ngoại nhập, doanh thu của công ty vẫn tăng đều.
Thứ tư, sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng biết đến qua giá rẻ, kiểu dáng mẫu mã đẹp, hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng, cuối tháng 8/2002 đã đưa ra thị trường sản phẩm động cơ xe máy mang thương hiệu Lifan
được sản xuất tại Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa 25%. Công ty Lifan đã có hơn 15 năm chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. Lắng nghe ý kiến khách hàng, Lifan liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ tiên tiến của các hãng xe máy hàng đầu thế giới nhằm tạo ra những loại xe mới với chất lượng cao, giá cả phù hợp và tiết kiệm nhiên liệu. Sản phẩm của Tập đoàn LIFAN không những chỉ được người Việt Nam và Trung Quốc biết đến mà đã được xuất khẩu đi 20 nước trên thế giới như Bun-ga-ri, I-ran, Pa-kisxtan, Nam Phi, Ni-giê-ri-a, Ac-hen-ti-na, In-đô-nê-xi- a..., lập Văn phòng đại diện ở hơn 20 quốc gia như Mỹ, Anh. Riêng ở Việt Nam, động cơ Lifan chiếm tới 60-70% thị phần đối với xe gắn máy xuất xứ từ Trung Quốc. Về chất lượng, xe Lifan được đảm bảo thể hiện ở việc hãng đã cấp chứng chỉ mô hình đảm bảo khai thác thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.(nguồn: báo cáo nghiên cứu thị trường chi nhánh Hà Nội 2009).
2.5.2Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1. Hạn chế 2.5.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tự mà công ty đạt được, công ty còn gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn mất cân đối. Thị trường trong nước vẫn tập trung nhiều ở miền Bắc và miền Nam, còn thị trường miền Trung thì thường đứt đoạn theo thời gian hợp đồng. Thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế chưa được mở rộng, công ty mới chỉ có một số bạn hàng nhỏ lẻ ở một số thị trường nước láng giềng như Lào, Campuchia, sản lượng xuất khẩu vẫn chưa cao.
- Công tác marketing vẫn chưa được chú trọng hoàn toàn. Ngoài thế mạnh giá rẻ ra chất lượng xe máy Lifan Việt Nam tuy có đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 nhưng vẫn còn bị nhiều người tiêu dùng chê nhiều, hệ thống dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì tuy có nhưng vận hành vẫn chưa tốt, trong khi đó một trong những đối thủ cạnh tranh lớn là Yamaha Việt Nam lại đầu tư rất lớn vào vấn đề này và một lượng lớn xe Yamaha tiêu thụ trên thị trường là do chính dịch vụ sau bán hàng ấy.
- Công tác tiếp thị, điều tra nhu cầu và dự báo thị trường chưa kịp thời nên việc phát triển thị trường trong thời gian qua còn chậm, nhiều mặt thua kém đối thủ cạnh tranh nên thị phần trên thị trường dần bị thu hẹp, theo số liệu của công ty năm 2009, trong suốt thời gian hoạt động tại thị trường Việt Nam thì số lượng xe máy bán ra của công ty mới chỉ là 100.000 xe máy, trong khi Honda Việt Nam trong năm 2009 bán được con số kỷ lục là 2,75 triệu chiếc, tăng 8% so với năm 2008 (Nguồn: website: http://www.baomoi.com )
- Công tác tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chỉ số tăng trưởng cao biểu hiện chủ yếu qua mức doanh thu, tuy nhiên tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh còn chưa đồng nhất giữa số lượng và chất lượng sản xuất. Trở ngại này gây tâm lý không tin tưởng ở khách hàng.
- Bộ phận xúc tiến hỗn hợp chưa phát huy mạnh mẽ, tên tuổi công ty chưa được biết đến nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng mặc dù Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam bắt đầu được thành lập từ 1998 và có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2000. Một số sản phẩm chưa được quảng cáo đúng mức, đầu tư cho phát triển những dòng sản phẩm mới còn hạn chế.
Kênh phân phối sản phẩm chưa hoàn chỉnh và chưa đủ vươn xa để bao trùm toàn bộ thị trường mục tiêu.
2.5.2.2. Nguyên nhân
Những tồn tại trong việc phát triển thị trường của công ty trong thời gian qua là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thị trường miền Trung chưa phát triển mạnh mẽ là do cách trở về không gian, chi phí vận chuyển cao. Hiện Lifan mới chỉ có văn phòng đại diện ở miền Bắc và miền Nam và trạm trung chuyển ở miền Trung, mặt khác lại phải cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng ngành tại thị trường này.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
+ Do hiện này trên thị trường có rất nhiều hãng cạnh tranh, hơn nữa các hãng này được đánh giá cao hơn Lifan về chất lượng. Do đó lợi thế giá rẻ của Lifan sẽ không phát
huy được lợi thế lâu, nhất là khi mức sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân không chỉ dừng lại ở việc có một phương tiện để đi lại nữa mà phải là phương tiện đẹp, tốt, vì thế nếu Lifan không có một giải pháp phát triển sản phẩm nhấn mạnh vào chất lượng hàng hóa thì chỉ một thời gian nữa là sẽ bị các sản phẩm khác trên thị trường chiếm thị phần nhiều hơn.
+ Việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm chưa thực hiện tốt, chưa thực sự gây được hình ảnh sâu trong tâm trí khách hàng. Lifan mặc dù có các biện pháp nhằm phát triển thương hiệu nhưng các biện pháp này chưa thực sự có hiệu quả, khách hàng biết đến với công ty vẫn chưa nhiều. Hơn nữa các chủ đầu tư người Trung Quốc vốn quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận nghĩa là bán được nhiều xe chứ vẫn còn thờ ơ chưa quan tâm đến các dịch vụ sau bán hàng, vì thế mà chất lượng sau bán hàng của công ty chưa thực sụ được khách hàng thỏa mãn.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE
MÁY LIFAN VIỆT NAM
3.1 Định hướng chiến lược phát triển thị trường của Công ty trong thời gian tới
3.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường
Thị trường Việt Nam được đánh giá vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho các hãng chế tạo và lắp ráp xe máy. Có thể nói, sử dụng xe gắn máy với người dân trong nước đang là nhu cầu thực, vừa vì tính năng cơ động của nó, vừa vì giá tiền của nó hợp với mức thu nhập của số đông người dân và cả vì cơ sở hạ tầng kèm theo nó cũng rất hợp với điều kiện của Việt Nam. Theo số liệu tại tổng cục thống kê, năm 2010 tổng số xe máy lưu hành trong nước vào khoàng 17 triệu xe, không những vậy, khi mức sống của khu vực nông thôn từ nay đến năm 2020 dần được nâng cao, hệ thống đường nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng cấp thì nhu cầu đi lại vận chuyển bằng xe máy tại khu vực này cũng tiếp tục gia tăng.
Các chuyên gia dự báo này, xe máy sẽ còn đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường bộ ở Việt Nam ít nhất là tới năm 2020 với tổng lượng xe máy lưu hành
là 33,5 triệu chiếc. Điều này cũng có nghĩa là thị trường xe máy vẫn còn đang phát triển rất tốt trong hiện tại và trong tương lai gần. Bằng chứng là các doanh nghiệp chế tạo lắp ráp xe máy Việt Nam thi nhau xây dựng thêm cơ sở sản xuất, như Honda Việt Nam đã xây dựng nhà máy số 2 tại ngay bên cạnh nhà máy thứ nhất tại trụ sở của Honda tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc vào năm 2008 (http://Honda.com.vn ) và Yamaha xây dựng thêm một nhà máy thứ 2 tại KCN Nội Bài ngoài nhà máy thứ nhất tại Sóc Sơn (nguồn: phòng thương mại và công nghiệp Việt nam). Ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho hay, đến năm 2020, xe máy vẫn là sản phẩm tiêu dùng quan trọng trong đời sống của đa số người dân. Theo như giám đốc một doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước cho rằng: “So với mức trên thì ở nước ta phải đến 32 triệu xe máy thì mới bão hòa, còn hiện nay mới hơn 17 triệu chiếc thì chưa là vấn đề...” (Nguồn:
http://vnexpress.vn).Thị trường xe máy vẫn làm ăn rất phát đạt với mức tăng trưởng sản lượng đầy ấn tượng. Năm 2009, số lượng xe máy đăng kiểm trong cả nước khoảng gần 7 triệu chiếc, với khoảng 7000 xe máy được nhập khẩu về nước. Trong số này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 60,25%. Đây cũng là mức tăng đột biến, bởi năm 2006, lượng xe máy đăng kiểm là 2,55 triệu chiếc và năm 2005 là 2,1 triệu chiếc, số lượng xe máy được tiêu thụ tại các thành phố lớn cũng có mức tăng cao. (Nguồn: http://tintuconline.vietnamnet.vn). Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp cho biết, thị trường xe máy thế giới vẫn đang tăng trưởng với mức từ 5-6%/năm, các nước đang phát triển là khu vực sản xuất và tiêu thụ xe máy lớn nhất. Hiện sản lượng xe máy cả thế giới đạt 43 triệu xe/năm. Châu Á là thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất chiếm khoảng 87% toàn thế giới trong đó Trung Quốc khoảng 10 triệu xe/năm, Ấn Độ 5 triệu xe/năm, Indonesia 5 triệu xe/năm, Thái Lan 2 triệu xe/năm, Việt Nam 2 triệu xe/năm, Nhật Bản và Đài Loan khoảng 10 triệu xe/năm.(Nguồn: Website Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp http://ips.gov.vn ).
Như vậy, có thể nói, thị trường xe máy Việt Nam hứa hẹn còn rất nhiều tiềm năng và hy vọng. Tuy nhiên đó chỉ là tiềm năng trong thời gian gần, nhưng nếu tính
đến xa hơn thì thị trường xe máy sẽ phải đối mặt với một khó khăn lớn hơn đến từ sự phát triển của ngành ô tô. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thì thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ thực sự chiếm lĩnh thị phần. Sở dĩ có thể nói điều này là vì một số yếu tố sau:
- Thứ nhất: Mức sống của người dân sẽ ngày càng được cải thiện. Theo số liệu thống kê năm 2009 tại Hà Nội, với mức tăng trưởng ngoạn mục nửa cuối năm đã khiến GDP của thủ đô tăng xấp xỉ 6,7% và đưa thu nhập bình quân đầu người năm