KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 69)

4.1.1. Tng quát tình hình phát trin sn xut khoai tây Atlantic trên địa bàn thxã T Sơn xã T Sơn

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Nông nghiệp đặc biệt được các cấp quan tâm, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây con giống mới, năng suất cao thay thế cây con giống cũ kém hiệu quả kinh tế

cao. Vì vậy, thị xã luôn chú trọng, khuyến khích việc sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển một số cây trồng khác trên đất màu hoặc 2 lúa .

Khoai tây là cây màu truyền thống của nhân dân Từ Sơn, Bắc Ninh. Khoai tây được trồng chủ yếu trong vụ đông, cuối tháng 9, đầu tháng 10 và tháng 11 tới tháng 1, sau khi thu hoạch xong lúa vụ mùa. Hệ thống luân canh cây trồng quan trọng phù hợp với khoai tây là lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông. Bên cạnh công thức luân canh này, cây khoai tây được luân canh với lúa mùa hay cây màu trên đất màu, công thức luân canh trên đất màu thường là lúa mùa- khoai tây đông - màu xuân (ngô, khoai lang, lạc hay rau). Hiệu quả cây trồng luân canh có khoai tây đạt trên 77 triệu đồng/ha (Kết quả điều tra của phòng Kinh tế thị xã, năm 2013). Mở

rộng diện tích trồng khoai tây đang được huyện coi trọng như: mở rộng diện tích trên chân 3vụ/năm, chân lúa và điều quan trọng hơn là mở rộng diện tích sản xuất giống sạch bệnh, giống chất lượng cao và tiến tới chủ động nguồn giống trong sản xuất. Hiện việc sản xuất khoai tây tại huyện đang phát triển, chiếm từ trên 40% trong tổng số cây vụ đông, hướng phát triển chủ yếu trong sản xuất khoai là bán cho doanh nghiệp chế biến, chính vì vậy mà giống khoai chủ lực được trồng chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 lượng củ lớn, số củ trên một gốc nhiều, năng suất cao. Bên cạnh đó hiện nay thị xã

còn trồng giống Solarat (Đức) và Diamant củ lòng vàng, trọng lượng củ trung bình,

ăn tươi thơm, ngon phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hiện việc cung cấp giống khoai Atlantic chủ yếu nhờ vào việc ký hợp đồng với các viện Trung ương, nhằm

đảm bảo chất lượng về giống khi sản xuất, tránh thoái hóa về giống.

4.1.1.1. Tình hình phát triển diện tích khoai tây

Diện tích khoai tây tại Atlantic tại thị xã Từ Sơn qua các năm từ 2010 đến nay có nhiều biến động đột biến nhưng không mang tính quy luật. Nếu từ trước đến năm 2010, diện tích khoai tây trồng tại thị xã đều sử dụng các giống khoai tây KT2, KT3, giống Diamant, Solara diện tích trồng năm 2010 trên toàn thị xã là 45,9 ha thì năm 2011 do giống khoai tây KT2,KT3 đã bị thoái hóa, năm 2010 cho năng suất thấp chỉ 12,4 tấn/ha, hơn nữa kết hợp với chủ trương chính sách của thị xã đưa giống khoai chất lượng cao vào sản xuất. Năm 2011, giống khoai Atlantic lần đầu tiên được đưa vào trồng ở Từ Sơn. Ban đầu, giống khoai Atlantic chỉđược trồng thử

nghiệm với diện tích là 1,5 ha tại xã Tam Sơn đạt năng suất 14,5 tấn/ha cao hơn hẳn với các giống khoai khác đang trồng tại thị xã, hơn nữa giống khoai Atlantic lại

được nhà máy thu mua chế biến tận nơi, thích hợp với điều kiện của thị xã và chủ

trương sản xuất hàng hóa nên từ những năm sau khoai Atlantic được trồng nhiều và phổ biến hơn. Sau ba vụđông đến nay, từ diện tích trồng thử khiêm tốn, bắt đầu làm quen với kỹ thuật sản xuất khoai Atlantic, đến nay số hộ sản xuất khoai Atlantic theo hướng hàng hóa ngày càng gia tăng. Người dân sản xuất có quy củ và tuân theo các bước kỹ thuật được hướng dẫn, đồng thời có nhiều hộ tham gia vào cánh đồng mẫu lớn, sản xuất tập trung trên diện rộng, tham gia liên doanh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Thể hiện là: vụ đông năm 2013 – 2014 diện tích trồng khoai Atllantic đã tăng lên là 50 ha chiếm khoảng 60,2 % diện tích trồng khoai tây trên thị xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.1 Tình hình diện tích khoai tây tại thị xã Từ Sơn qua các năm

Loại giống 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) KT2, KT3 25,54 54,46 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Solara 17,96 38,29 47,54 71,23 41,60 55,76 26,73 32,59 Diamant 3,40 7,25 17,70 26,52 10,00 13,40 5,30 6,46 Atlantic 0,00 0,00 1,50 2,25 23,00 30,84 50,00 60,95 Tổng 46,90 100 66,74 100 74,60 100 82,03 100 (Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Từ Sơn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

Biểu đồ 4.1 Diện tích khoai Atlantic tại thị xã giai đoạn 2010 - 2013

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn)

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phần trăm diện tích giống Atlantic tại Từ Sơn năm 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

4.1.1.2. Tình hình năng suất và sản lượng khoai tây Atlantic tại thị xã

Năng suất khoai tây Atlantic tại thị xã trong 3 năm qua khi được trồng tại thị

xã Từ Sơn đều có xu hướng tăng, dù chưa đạt được năng suất như huyện Yên Phong nhưng năm 2013 năng suất đã đạt được trên 15 tấn/ha, so với năm 2011 khi mới trồng tại địa phương thì năng suất tăng 0,7 tấn/ ha, tăng 4,8% .

Sự tăng lên về năng suất chủ yếu là do thay đổi về quy trình chăm bón, đầu tư, quản lý cây trồng tốt hơn, kỹ thuật canh tác phù hợp hơn do có đội ngũ cán bộ

làm công tác khuyến nông được tăng cường thêm, người dân cũng dần quen với việc sản xuất giống khoai mới Atlantic. Trước kia người dân trong sản xuất khoai tây không coi trọng việc làm đúng kỹ thuật hay không, thường sản xuất theo kinh nghiệm là chính, thì nay khi sản xuất khoai tây Atlantic theo hướng hàng hóa, có sự

liên doanh, liên kết thì số hộ nông dân sản xuất đúng theo yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn trong sản xuất cây khoai tây Atlantic ngày càng có xu hướng tăng.

Việc áp dụng kỹ thuật về giống và sử dụng giống chất lượng cao, siêu nguyên chủng do Viện sinh học Nông nghiệp cung cấp giúp cây khoai tây phát triển

ổn định, ít bệnh, giảm thiệt hại do khí hậu, thời tiết do có sự chuẩn bị, phòng trừ

bệnh trước nên giúp nông dân thu được năng suất cao. Điển hình một số xã có năng suất bình quân cao là Tam Sơn, Phù Chẩn, Đồng Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng khoai tây Atlantic tại thị xã tăng qua các năm, nguyên nhân là do có sự tăng về diện tích gieo trồng và sản lượng khoai Atlantic từ khi bắt đầu được trồng tại thị xã năm 2011 đến nay. Nguyên nhân do khoai Atlantic là giống khoai thích hợp với điều kiện tự nhiên ở Từ Sơn, nên sau khi đưa vào trồng thử nghiệm năm 2011 cho năng suất và giá trị cao hơn những giống khoai trước kia tại Thị xã nên những năm sau được đưa vào trồng đại trà, có nhiều hộ còn mượn ruộng các hộ

không trồng cây vụđông, gieo trồng trên diện tích lớn. Đặc biệt, trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây Atlantic có sự liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp và chính quyền, viện nghiên cứu nên đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất mà không lo tiêu thụ khi đầu ra luôn được đảm bảo.Bên cạnh đó, thị xã có 07 kho lạnh cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và làm giống cho vụ sau của nông hộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Bảng 4.2 Biến động năng suất và sản lượng khoai tây Atlantic tại thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Năng suất (tấn/ha) 14,5 14,8 15,2 Tốc độ tăng năng suất (%) + 2,1 +2,7 Tổng sản lượng (tấn) 21,75 340 760 Tốc độ tăng sản lượng (%) +1463,2 +123,5 (Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn)

4.1.2. Tình hình sn xut và tiêu th khoai tây Atlantic qua mu điu tra

4.1.2.1. Thông tin về hộđiều tra

Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân một hộ là 6,5 sào (phòng kinh tế

thị xã Từ Sơn), các xã trồng khoai Atlantic tập trung ở vùng núi chân vào cao, đất trồng chủ yếu là 2 vụ lúa, một vụ đông trồng rau các loại và khoai tây. Ngoài cây lúa thích nghi được trên đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất tương đối bạc màu, địa hình không bằng phẳng, các thửa manh mún, vàn cao không thuận tiện cho cơ giới. Cây trồng thích hợp nhất cho đất này là khoai tây, rau màu. Diện tích gieo trồng cây khoai tây Atllantic tại thị xã Từ Sơn chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích trồng các cây vụ đông . Atlantic là cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng có những hộ được điều tra họ chỉ trồng với diện tích rất nhỏ dưới 2 sào, hoặc 2 -4 sào nhưng ngược lại lại có những hộ, HTX họ mượn đất không sử dụng trồng vụđông của các hộ trong xã để trồng khoai Atlantic với số diện tích lớn, lớn nhất và điển hình là hộ

của anh Nguyễn Văn Viễn và Nguyễn Khắc Lăng xã Từ Sơn với diện tích lần lượt lên đến 500 sào và 222 sào. Giữa các hộ sản xuât khác nhau trên địa bàn sẽ có đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phương thức sản xuất khác nhau nên sẽ cho kết quả và hiệu quả khác nhau trong sản xuất khoai tây Atlantic.

Bên cạnh đó việc trồng khoai Atalantic ở Thị xã Từ Sơn cũng có lợi thế về

vốn hơn việc trồng các cây trồng khác đó là khi tham gia liên kết với Viện sinh học Nông nghiệp và công ty Orion Việt Nam cam kết trồng và bán sản phẩm cho doanh nghiệp, với các hộ ký hợp đồng và đăng ký với HTX được Viện sinh học Nông nghiệp kết hợp với công ty Orion hỗ trợ cung cấp giống siêu nguyên chủng chống chịu sâu bệnh cho người dân theo phương thức 1 đổi 3, đến cuối vụ sẽ khấu trừ vào lượng khoai thành phẩm, ngoài ra hộ còn được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất khoai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 tây Atlantic từ Viện sinh học trực tiếp cử người xuống tập huấn, ngoài ra trong quá

trình sản xuất còn theo dõi hướng dẫn phòng sâu bệnh hại. Như vậy, đây là một lợi thế lớn với những hộ sản xuất khoai tây hàng hóa.

Ngoài trồng và sản xuất khoai tây Atlantic, trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn trồng các loại giống khoai tây khác (giống Solara và Diamant) và rau màu khác (chọn 2 loại rau màu điển hình là lạc và bí xanh) trên cùng một chân đất như nhau.

Để so sánh hiệu quả kinh tế của khoai Atlantic với các loại khoai tây thường và các loại rau màu khác ta cũng cần điều tra các hộ này.

Như vậy để thấy rõ được hiệu quả kinh tế của khoai tây Atlantic như thế nào và xác định xu hướng phát triển khoai tây Atlantic hợp lý, ta cần điều tra các hộ sản xuất khoai tây Atlantic, sản xuất khoai tây thường và sản xuất cây vụ đông khác theo cơ cấu như bảng sau: Bảng 4.3 Cơ cấu mẫu điều tra Loại hộ SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1.Hộ trồng khoai tây Atlantic 60 66,67

a. Chia theo mức độ liên kết - Trong cánh đồng mẫu lớn - Ngoài cánh đồng mẫu lớn 60 42 18 66,67 46,67 20 b. Chia theo quy mô

- Quy mô nhỏ ( dưới 2 sào) - Quy mô vừa ( 2 – 4 sào) - Quy mô lớn ( trên 4 sào)

60 18 30 12 66,67 22,22 31,11 13,34

c. Chia theo mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 60 66,67 - Làm đúng yêu cầu kỹ thuật

- Không làm đúng yêu cầu kỹ thuật

36 24

40 26,67

2.Hộ trồng khoai tây thường 20 22,22

3.Hộ không sản xuất khoai tây 10 11,11

- Lạc - Bí xanh 5 5 5,555 5,555 Tổng ( 1+ 2+ 3) 90 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Trong quá trình điều tra và phân loại 90 hộ, tiến hành điều tra các hộ sản

xuất khoai tây Atlantic là 60 hộ, các hộ trồng khoai tây thường là 20 hộ (10 hộ trồng giống khoai Solara và 10 hộ trồng giống khoai Diamant) và 10 hộ không sản xuất khoai tây (5 hộ trồng bí xanh, 5 hộ trồng lạc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với 60 hộ trồng khoai Atlantic qua quá trình điều tra, ta phân ra làm các nhóm hộ khác nhau vì sẽ có hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết. Tham gia liên kết ởđây được hiểu là có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Viện sinh học nông nghiệp hoặc với hợp tác xã, tham gia vào cánh đồng mẫu lớn. Thông thường những hộ sản xuất với quy mô nhỏ dưới 2 sào sẽ không tham gia liên kết và sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn hoặc số ít những hộ sản xuất quy mô vừa. Nhưng thực tế điều tra thì những hộ không tham gia liên kết vẫn thực hiện bán sản phẩm cho nhà máy như các hộ tham gia liên kết bằng hình thức cân chung khoai thành phẩm và thực hiện thống kê với hợp tác xã sau đó quyết toán. Nên việc không tham gia liên kết ởđây lại chỉ trong khâu giống và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Bên cạnh đó, những hộ thực hiện đúng kỹ thuật cũng sẽ là những hộ tham gia liên kết và sản xuất quy mô lớn, vừa; những hộ không làm đúng yêu cầu kỹ

thuật, sản xuất theo kinh nghiệm là chính hoặc trồng thử là những hộ sản xuất theo quy mô nhỏ và 1 số hộ quy mô vừa.

4.1.2.2. Chi phí sản xuất khoai tây tại hộđiều tra

Vốn đầu tư cho sản xuất khoai tây vẫn chủ yếu là của các nông hộ, chủ yếu đầu tư

một phần về giống, phân bón, thuốc BVTV, bơm nước, làm đất, thuê lao động.

Vốn nhà nước chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển khoai tây Atlantic, nhưng lại là tác nhân không thể thiếu được, nguồn vốn này được đầu tư

hỗ trợ về chi phí nhằm khuyến khích các hộ tăng diện tích gieo trồng như chủ

trương của tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng/ ha với những hộ trồng trên 1 ha, giao thông, thuỷ lợi phí theo chủ trương chính sách của nhà nước hiện nay đều được hoàn toàn miễn phí và tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ sản xuất khoai tây, dùng từ nguồn ngân sách hàng năm của huyện. Đặc biệt, hiện nay để khuyến khích các hộ sản xuất cây trồng vụđông, chủ trương chính sách của thị xã còn miễn giảm thuếđối với cây trồng vụđông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Các doanh nghiệp đầu tư vốn chủ yếu là hỗ trợ về ứng giống, đối với vùng

ký kết hợp đồng, đây là khoản hỗ trợđầu tư tương đối lớn, giúp hộ có thể dành chi phí đầu tư về vật chất khác phục vụ cho sản xuất.

Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều yếu tốđầu vào, bao gồm những yếu tố

có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được. Để có thể tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sản xuất khoai tây của các hộ, đặc biệt là nhân tố kiểm soát

được, chúng ta xem xét các điểm khác nhau về đầu tư của các hộ tại 3 xã điều tra theo hình thức sản xuất, liên kết hay không liên kết. Để thấy được mức độ đầu tư, chúng tôi dùng phương pháp thống kê mô tả, để thấy được sự khác nhau về đầu tư

giữa các hộ theo các hình thức khác nhau: liên kết hay không tham gia liên kết. + Giống: ở đây chúng tôi tính giá giống theo sự hỗ trợ của doanh nghiệp và Viện sinh học nông nghiệp theo hình thức 1 đổi 3 tức là ứng trước sau khi thu hoạch

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 69)