Tình hình sản xuất và nghiên cứu mới đây về giống khoai Atlantic

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 51 - 53)

Trong những năm gần đây một số công ty của Hàn Quốc (Orion), Hoa Kỳ

(Pepsico) đã đầu tư vào Việt Nam xây dựng các nhà máy chế biến khoai tây tại Bình Dương và Yên Phong – Bắc Ninh. Nhu cầu về khoai tây chế biến của các nhà máy là rất lớn và tăng dần qua các năm. Điều này mở ra thị trường tiêu thụổn định cho những người sản xuất khoai tây ở Việt Nam. Tuy nhiên, giống khoai tây phục vụ chế biến (giống Atlantic) hoàn toàn phải nhập nội với giá thành cao. Nắm bắt thực trạng này, dự án hợp tác giữa Viện Sinh học Nông nghiệp (IAB)- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam với Viện Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp quốc tế

(IIRD) – Trường Đại học KangWon (KNU) – Hàn Quốc và công ty thực phẩm Orion Việt Nam nhằm phát triển khoai tây chế biến đã được ký kết.

Dự án đã tập trung giải quyết những tồn tại mấu chốt trong sự nghiệp phát triển ngành sản xuất khoai tây ỏ Việt Nam, thông qua đối tượng chủ yếu là giống khoai tây chế biến. Viện sinh học Nông Nghiệp đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất giông Atlantic (nghiên cứu các ảnh hưởng của phân bón hữu cơ, lượng đạm bón, ảnh hưởng của mật độ trồng, thời vụ, thời gian thu hoạch đến sinh trưởng và năng suất khoai tây Atlantic), cũng như triển khai sản xuất khoai Atlantic thương phẩm tại địa phương (Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩn Phúc, Yên Bái, Hải Dương). Sau 3 năm nghiên cứu của dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 rõ rệt. Năm 2007 diện tích trồng khoai Atlantic thương phẩm chỉ là 64ha đã tăng lên

149,6 ha năm 2008 và năm 2009 tăng đạt 345 ha. Sự tăng nhanh về diện tích trồng khoai thương phẩm Atlantic đã mở ra hướng phát triển cho nhiều vùng trồng khoai trên cả nước. Đặc biệt đến nay theo chương trình chủ động phát triển giống khoai tây chế biến, Đà Lạt đã ngừng nhập khẩu giống và từ năm 2013 dừng nhập khẩu giống tại miền Bắc.

Dự án đã xây dựng thành công hệ thống sản xuất giống chất lượng cao đáp

ứng nhu cầu giống sạch bệnh cho thị trường, thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa người trồng khoai và cơ sở chế biến, từ đó chủ động tìm đầu ra ổn định chô cây khoai tây, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao hiệu quảđời sống người dân.

Bên cạnh đó hiện nay ở các Trung tâm giống hiện nay cũng đã nhân giống và sản xuất thành công giống khoai tây siêu nguyên chủng Atlantic sạch bệnh của Hà Lan điển hình là:

Trung tâm Giống nông – lâm nghiệp Lào Cai đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh các cấp từ nuôi cấy mô tế bào, công nghệ

sản xuất khoai tây bằng phương pháp khí canh, sản xuất khoai tây siêu nguyên chủng từ Viện công nghệ sinh học và Học Viên Nông nghiệ Việt Nam. Trung tâm

đã tiến hành sản xuất 1 ha khoai tây giống Atlantic sạch bệnh cấp siêu nguyên chủng từ nguồn củ giống gốc được nuôi cấy bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại khu nhà lưới của Trung tâm. Bước đầu đánh giá sau thu hoạch sau khi trồng trong khu nhà lưới cách ly với diện tích 1 ha, cây khoai tây sinh trưởng phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng 90 ngày, năng suất thực tế đạt 9,5 tấn/ha, củ đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh và đã được kiểm tra chất lượng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc gia. Sản lượng đạt được sẽ nhân giống trên 1.000 tấn khoai tây Atlantic nguyên chủng vào năm 2014, giúp tự chủ nguồn giống khoai tây sạch bệnh cung cấp cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh phía Bắc, đưa tỉnh trở thành vùng sản xuất khoai tây giống lớn và sản xuất khoai tây giống sạch bệnh.

Do có những đặc tính và chất lượng ưu việt so với các giống khoai khác, nên giống khoai Atlantic hiện nay được đưa vào sản xuất đại trà ở một số tỉnh phía Bắc và Lâm Đồng với diện tích lớn,, cho năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, giúp xóa đói giảm nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 51 - 53)