+ Yếu tố tự nhiên, nguồn lực
- Khí hậu: khoai tây ưa khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu được nhiệt độ
nóng quá hoặc quá rét. Tổng nhu cầu nhiệt độ của khoai tây từ 16000C – 18000C. Ở
thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, cây khoai tây có thể thích ứng với biên độ nhiệt độ
từ 10-250C. Ở thời kỳ sinh trưởng thân lá nhiệt độ từ 20 – 250C. Trong giai đoạn phát triển củ, nhiệt độ không khí thích hợp là 18 – 190C (tốt nhất là 16 – 170C). Từ 200C trở
lên làm quá trình củ khoai tây bắt đầu bị kìm hãm. Nhiệt độ nếu cao quá 250C sẽ trở ngại quá trình hình thành và phát triển củ. Ở nhiệt độ -100C cây sẽ bị chết rét, những củ giống
đã qua thời kỳ ngủ có thể nảy mầm và sinh trưởng tốt ở 150C.
Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình quang hợp sẽ thuận lợi cho quá trình hình thành tích lũy chất khô. Hầu hết các giống ưa thời gian chiếu sáng ngày dài để ra hoa (>14 giờ chiếu sáng trong ngày). Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu thời gian chiếu sáng cũng khác nhau. Từ
khi khoai mọc khỏi mặt đất nếu thời kỳ xuất hiện nụ hoa, yêu cầu ánh sáng ngày dài. Thời kỳ phát triển tia, củ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Có thể nói các điều kiện khí hậu như sương muối, bão, úng lụt... nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất khoai tây của người dân, thậm chí dẫn đến mất trắng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15 - Đất: là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng với ngành nông nghiệp cũng như
trong việc phát triển sản xuất khoai tây. Do đất đai là yếu tố cốđịnh, lại bị giới hạn về quy mô. Khoai tây thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất pha cát, đất phù sa và đất thịt nhẹ. Khoai tây hút oxy lớn hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác do đó trong quá trình trồng cây khoai tây, đất phải thường xuyên
được vun xới cho tơi xốp và thoáng khí. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có chất đất phù hợp với việc sản xuất khoai tây.
- Thuỷ lợi: Khoai tây cần nhiều nước. Thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng hưởng xấu đến sinh trưởng của cây: ẩm độđất 60% năng suất giảm 4,3%; ẩm độđất 40% năng suất giảm 39,9%; không tưới năng suất giảm 63%. Hiện nay hệ thống kênh cứng phục vụ cho việc tưới tại các xã trong thị xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nước tưới phục vụ sản xuất.
- Vốn đâu tư: là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sốđầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn không chỉ là cơ sởđể tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng diện tích sản xuất. Vì vậy, để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành trồng trọt nói chung và sản xuất khoai tây nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được.
+ Yếu tố kinh tế, xã hội
- Trình độ sản xuất của người nông dân: số lượng và chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất khoai tây. Lao động trong sản xuất khoai tây đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật, có kinh nghiệm và kỹ
năng tổ chức quản lý theo hình thức và quy mô nhất định. Do đặc điểm phát triển sản xuất khoai tây chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ nên lao động rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động để nâng cao kỹ thuật sản xuất là vấn đề cần được quan tâm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16 - Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: đây là yếu tố tác động
trực tiếp đến phát triển sản xuất khoai tây. Sản xuất khoai tây muốn phát triển đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới và phát triển sản xuất khoai tây luôn là những yêu cầu bức thiết.
- Thị trường
Thị trường ởđây bao gồm cả thị trường đầu vào cho phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Khi giá cảđầu vào tăng sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế và làm giảm phát triển sản xuất ngược lại khi giá cảđầu ra tăng lên sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên đối với PTSX khoai tây thị trường tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là việc sản xuất sản phẩm do hộ cá thể đảm nhiệm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ
cấu sản xuất khoai tây. Các hộ nông dân luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị
trường để điều chỉnh hành vi sản xuất khoai tây cho phù hợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường. Mặc dù người nông dân thực tế không dự báo trước được thị trường tiêu thụ mà chỉ căn cứ vào vụ trước để tiếp tục phát triển cho vụ sau. Khoai tây hiện nay được sản xuất trong thị xã không chỉ phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng tươi, nội đia mà còn để chế biến các sản phẩm từ khoai tây tại khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm khoai tây luôn đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải quan tâm.
+ Yếu tố thể chế chính sách
- Chính sách của nhà nước: đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng của việc PTSX khoai tây tại các vùng, địa phương. Các chính sách của nhà nước luôn là “bàn đỡ” cho sự phát triển. PTSX khoai tây cũng vậy phụ
thuộc rất lớn vào các chính sách trong ñó có chính sách đất đai là quan trọng nhất. Nghị quyết số 10 - TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là khoán 10) đã thực sự tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn. Đồng bộ với chính sách đất đai là các chính sách tín dụng đầu tư, cho hộ nông dân vay bằng hình thức tín chấp, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sách khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 - Chính sách ruộng đất quy định quyền của người sử dụng đất, về hạn điền,
giúp cho hộ nông dân yên tâm trong việc đầu tư dài hạn trên thửa ruộng thuộc quyền sử dụng và cũng có thể dùng làm vật thế chấp trong việc vay vốn sản xuất.
- Chính sách đầu tư: đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp cho hộ nông dân thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển vật tư sản phẩm, trong việc tưới tiêu nước, thu hút các nông hộ mở rộng diện tích trồng khoai; đầu tư cho nghiên cứu, chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu. Đây thuộc chính sách vĩ mô giúp các nông hộ có các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, với các loại giống tốt, kỹ thuật tiên tiến, thuận lợi trong đầu ra.
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, cũng có quyết định đến quá trình phát triển sản xuất. Vì vậy nhà nước cần
đổi mới và hoàn thiện các chính sách là vấn đề mà người sản xuất khoai tây nói riêng và người sản xuất nông nghiệp nói chung đang mong muốn.
+ Hiệu quả từ các cây trồng cạnh tranh
Hiện nay trên địa bàn thị xã Từ Sơn có một số cây trồng vụđông phổ biến là ngô đông, rau đông, lạc. Ngô đông đòi hỏi thâm canh cao, thời vụ trồng phải đảm bảo để trổ cờ phun râu đúng thời kỳ, mặc dù thời gian sinh trưởng của ngô từ 70-75 ngày; đối với cây rau vụ đông tuy dễ trồng nhưng tốn công chăm sóc, nưới tưới, diện tích trồng phụ thuộc vào thị trường và giá cả đầu ra. Khoai tây là cây trồng có
ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với cây trồng khác trong vụđông, do thời gian sinh trưởng ngắn nên không ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau.
+ Mô hình liên kết kinh tế trong sản xuất với chế biến và tiêu thụ.
Liên kết trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp, hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này
được biết đến với tên gọi và nhất thể hóa và gần đây mới gọi là liên kết, sau đây là một số quan điểm về liên kết kinh tế:
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu của liên kết
kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt
động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị
tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.
Trong các văn bản Nhà nước, mà cụ thể là trong quy định ban hành thì liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.
* Nội dung liên kết
- Mua bán tự do trên thị trường
Mua bán trên thị trường tự do là hình thức giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng hóa mình cần, người bán sau khi thỏa thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền mặt đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực hiện trên thị trường theo quan hệ
cung cầu. Bất kì bên mua hoặc bên bán hàng hóa nào, nếu thỏa thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị trường có vai trò là người định giá.
- Hợp đồng miệng
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp
đồng miệng cũng được hai bên thống nhấy về số lượng , chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (Họ hàng, bạn bè, anh em ruột...) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiện giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 - Hợp đồng bằng văn bản
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Eaton and Shepherd(2011) hợp đồng là ”sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước ”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa 2 bên bị dàng buộc bởi hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức:
+ Hợp đồng trên cơ sở cá nhân
Là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người sản xuất nông nghiệp (nông hộ, trang trại) với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua hợp đồng kí kết với 2 bên. Các chủ thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số và chất lượng cho cơ sở chế biến. Ngược lại cớ sở chế biến có trách nhiệm nhận nông sản và thanh toán hợp đồng cho bên kia,. Bên nào vi hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.
+ Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng
- Dạng thứ nhất: hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản xuất có cùng nhu cầu trong tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp trên thị trường. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sở
chế biến về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng, giá cả cũng như phương thức thanh toán.
- Dạng thứ hai: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Người sản xuất có quan hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ. Hợp tác xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuất hoặc từng hộ nông dân.
*Nguyên tắc trong quá trình liên kết - Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đây chính là mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất của các cơ sở, việc mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi các phương thức sản xuất của từng thành viên khi gia nhập tổ
chức kinh tế hợp tác nói riêng hay khi thiết lập các mối quan hệ với các đối tác khác phải đạt mục tiêu hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 - Tự nguyện
Việc liên kết kinh tế phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi thành viên, không có sự gò ép mới thực sự có hiệu quả.
- Bình đẳng và công bằng trong phân phối lợi nhuận và rủi ro Nguyên tắc này sẽ là động lực thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế.
* Phương thức liên kết - Liên kết theo chiều dọc
Liên kết theo chiều dọc (liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó) là liên kết
được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận
động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước