Tình hình phát triển khoai tây ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 43 - 49)

a) Quá trình phát triển của cây khoai tây trên đồng ruộng Việt Nam

Giai đoạn năm 1890 - 1954

Năm 1890 là năm người Pháp đưa cây khoai tây vào Việt Nam, năm 1954 là năm Pháp rút khỏi miền Bắc tập kết vào miền Nam. Đó là giai đoạn người Pháp đã có công mang cây khoai tây từ Pháp đến Việt Nam; các nhà khoa học Pháp và các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thử nghiệm và khuyến khích nông dân trồng khoai tây. Diện tích trồng khoai tây ở nước ta trong thời gian 64 năm ấy còn ít, năm cao điểm cũng chỉ 1.000ha, trồng rải rác trong vườn ở Sapa (Lào Cai), Trà Lĩnh Hoà An (Cao Bằng), Đông Anh ( Hà Nội) (Phúc Yên), Thường Tín (Hà Tây), Đồ

Sơn Kiến An (Hải Phòng) v.v… Khoai tây được coi là loại thực phẩm cao cấp của người Pháp, của quan chức và giới thượng lưu.

Giai đoạn năm 1955 - 1980

Giai đoạn này diện tích khoai tây ở Việt Nam phát triển nhanh, đạt đỉnh cao về diện tích. Năm 1955 - 1965, nông dân miền Bắc đi vào hàn gắn chiến tranh. Có

điều may là thời gian ấy, nông dân đã tự biết cách bảo quản khoai giống. Ban đầu, nông dân chưa biết bảo quản giống, hàng năm đến vụ trồng là phải đi mua củ giống nhập từ nước Pháp. Khoảng năm 1935 - 1940, Pháp nhập giống khoai Thường Tín, tên gốc là Ackersegen vào trồng ở Việt Nam. Ngoài những đặc tính năng suất, phẩm chất, giống Thường Tín có đặc tính nổi bật là chịu được bảo quản trong nhà ở

của gia đình nông dân. Chính nhờđặc tính này mà nông dân tự lưu giữđược khoai giống để trồng hàng năm, tuy năng suất thấp.

Đầu những năm 70, cuộc chiến tranh ở miền Nam diễn ra ngày một ác liệt, rồi Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, đất nước đòi hỏi cấp bách phải sản xuất lương thực bằng mọi giá để nuôi quân, để chi viện cho tiền tuyến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Từ năm 1966, cuộc cách mạng xanh lúa xuân thay lúa chiêm ở đồng bằng

sông Hồng diễn ra sâu sắc và có xu thế phát triển mạnh. Đó là chuyển đổi hệ thống canh tác cũ "Lúa chiêm - Lúa mùa" giống cũ đạt sản lượng 4,5 tấn đến 5,5 tấn thóc/ha thành hệ thống canh tác mới "Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây" giống mới

đạt sản lượng 6,5 đến 7,5 tấn/ha và 12-18 tấn khoai tây/ha.

Trước bối cảnh đất nước đang có chiến tranh, bị cấm vận, khắp nơi bị phong toả, cả nước thiếu lương thực trầm trọng, hàng năm phải nhập 1,5 - 2 triệu tấn lương thực với hoàn cảnh kinh tế thời chiến tranh, khoa học kỹ thuật yếu kém thời bấy giờ

thì đó là một thành công của nông nghiệp có tính lịch sử. Từđó khoai tây được phát triển nhanh, diện tích từ 5.000ha năm 1970 - 1971 tăng đến đỉnh cao 94.000ha năm

1979 - 1980, bình quân mỗi năm tăng 12.000ha đã tạo ra lượng lương thực

đáng kể, bình quân khoảng 500.000 tấn khoai/năm, không chỉ sử dụng cho người mà dùng để nuôi lợn lấy thịt cung cấp cho tiền tuyến, lấy phân chuồng để thâm canh cây lúa. Có thể coi đây là mốc lịch sử của khoai tây trên chặng đường từ Pháp du nhập vào Việt Nam, qua 90 năm mới thực sự có chỗđứng trong hệ thống canh tác trên đồng ruộng Việt Nam.

Giai đoạn năm 1981 đến nay

Giai đoạn này, khoai tây phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.

Vụđông năm 1979 - 1980 diện tích trồng khoai tây tăng cao, nhưng năm tiếp sau đó diện tích khoai tây giảm sút quá nhanh, có năm chỉ còn hơn 23.000ha. Diện tích giảm có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là sản xuất khoai tây những năm ấy bị lỗ vốn, không hiệu quả. Sau chiến tranh cả nước đi vào khôi phục kinh tế, sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long được hồi phục, lương thực ở miền Bắc dần dần không phải chi viện cho miền Nam mà ngược lại gạo từ miền Nam

được chuyển ra miền Bắc. Đất nước được đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ

chế thị trường, sản xuất khoai tây với phương thức "Bao cấp", "Bằng mọi giá" không còn phù hợp và được thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá.

Do sản xuất theo hướng hàng hoá mà diện tích khoai tây từ 20.000ha tăng lên dần và giữ mức 33.000ha, tập trung chủ yếu ởđồng bằng sông Hồng. Năng suất khoai tây cũng được cải thiện bình quân từ 11 tấn tăng lên 13 tấn/ha. Sản lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 khoai tây tăng từ 250 nghìn tấn lên 420 nghìn tấn. Người nông dân trồng khoai tây

đã có hiệu quả.

Bản đồ 2.2 Vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của Việt Nam

(Nguồn: Dự án thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Viêt Nam)

Năng suất khoai tây của Việt Nam tuy vẫn còn thấp thua so với năng suất khoai tây thế giới (Hà Lan là 42 tấn/ha, Pháp – 35 tấn/ha, Anh – 40 tấn/ha, Nhật Bản – 32 tấn/ha , Hoa kỳ- 36 tấn/ha...), nhưng trong thời gian qua năng suất khoai tây của Việt Nam cũng đã gia tăng và ngày càng được cải thiện. Nếu như trong giai

đoạn 1976 – 1996 năng suất bình quân cả nước mới chỉ đạt dưới 10 tấn/ha, thì giai

đoạn 1996 – 2002 tăng lên đến 11 tấn/ha và đạt mức 12 – 13 tấn/ha giai đoạn 2003 – 2007. Qua điều tra tình hình sản xuất thực tế tại các địa phương cho thấy: nhiều hộ nông dân trồng khoai tây đã đạt năng suất rất cao đến 800 – 900 kg/sào Bắc bộ

(tức là đạt từ 22-23 tấn/ha). Năng suất khoai tây tăng lên chủ yếu là do bà con nông dân tích cực sử dụng giống mới, giống xác nhận năng suất cao, tăng mức đầu tư

thâm canh, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản giống, thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm, sản xuất khoai tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 giống. Trong những năm qua,một số giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, thích

nghi với điều kiện của Việt Nam được nhập nội từ châu Âu, qua khảo nghiệm, nhân giống và đưa vào sản xuất tại các địa phương như: giống Diamant, Nicola, Kardia, Mariella, KT2, KT3 và khoai tây hạt lai... đã dần thay thế cho các giống cũ là giống Ackersegen (giống Thường Tín), Lipsi..năng suất thấp và ngày càng thoái hoá. Việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong công tác giống như: nhập khẩu, chọn lọc, lai tạo, nhân giống khoai tây, nuôi cấy mô, sản xuất hạt lai, khảo nghiệm và xác nhận giống chất lượng đã giúp người nông dân ổn định sản xuất, tăng năng suất thu hoạch. Hai vùng cao nguyên Đà Lạt và Đồng bằng sông Hồng có năng suất khoai tây cao nhất so với các vùng khác. Nguyên nhân chính là do điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai ở 2 vùng này thuận lợi, trình độ thâm canh của người sản xuất cao hơn các vùng khác.

Bảng 2.2 Năng suất khoai tây phân theo vùng giai đoạn 1996-2007

Đơn vị: tấn/ha Năm Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc trung Bộ Tây Nguyên Cả nước 1996 8,94 10,55 7,91 13,35 10,36 1997 9,79 11,12 11,23 14,82 10.96 1998 9,19 10,19 10,34 15,44 10,14 1999 9,23 11,49 9,57 15,64 11,05 2000 9,49 12,30 9,44 16,75 11,58 2001 10,13 12,48 9,81 16,20 11,80 2002 10,44 12,51 10,19 16,30 11,95 2003 10,02 13,41 10,22 16,35 12,51 2004 10,64 14,06 10,05 16,40 13,10 2005 11,07 13,42 9,97 16,70 12,52 2006 11,06 13,78 10,42 17,00 12,96 2007 11,28 13,82 10,26 17,10 13,06

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Cùng với việc tăng năng suất khoai tây mặc dù diện tích gieo trồng không

tăng, thì sản lượng khoai tây tươi của Việt Nam cũng tăng dần qua các năm. Nếu như

giai đoạn 1991-1995 sản lượng khoai tây chỉđạt bình quân 256.000 tấn/năm, thì đến giai

đoạn 1996-2000 đã tăng lên đạt trên 340 ngàn tấn/năm-tăng hơn 35,9% so với thời kỳ

trước và giai đoạn 2001-2007 bình quân một năm đã đạt được trên 410 ngàn tấn-bình quân mỗi năm tăng 3,56%. Năm 2007 sản lượng khoai tây cả nước đạt xấp xỉ 420.000 tấn – gấp 2,2 lần sản lượng năm 1985. Vùng Đồng bằng sông Hồng chiểm khoảng 70 % sản lượng toàn quốc ( số liệu thể hiện ở bảng 2.5 và 2.6)

Bảng 2.3 Sản lượng khoai tây phân theo vùng giai đoạn 1996-2007

ĐVT: Tấn Năm Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc trung Bộ Tây Nguyên Cả nước 1996 38.033,0 293.146,0 1.629,0 5.967,0 338,775,0 1997 54.065,0 275.438,0 12.560,0 8.151,0 350.259,0 1998 49.714,0 300.879,0 22.944,0 8.754,0 382.291,0 1999 56.998,0 267.210,0 14.395,0 10.229,0 348.823,0 2000 61.336,0 237.098,0 15.736,0 9.932,0 324.120,0 2001 80.685,0 272.897,0 28.838,0 15.260,0 397.680,0 2002 95.627,0 282.208,0 23.383,0 19.804,0 421.022,0 2003 82.995,0 300.101,0 20.502,0 20.928,0 424.526,0 2004 76.767,0 297.605,0 21.919,0 20.500,0 416.791,0 2005 73.533,0 274.614,0 22.859,0 21.526,0 392.532,0 2006 86.327,7 274.476,4 30.750,0 25.500,0 417.054,1 2007 89.256,0 276.113,3 27.226,2 26.5055,0 419.100,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Bảng 2.4 Tỷ lệ sản lượng khoai tây phân theo vùng giai đoạn 1996-2007

ĐVT: % Năm Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc trung Bộ Tây nguyên Cả nước 1996 11,2 86,5 0,48 1,8 100,0 1997 15,4 78,7 3,59 2,3 100,0 1998 13,0 78,7 6,00 2,3 100,0 1999 16,3 76,6 4,13 2,9 100,0 2000 18,9 73,1 4,86 3,1 100,0 2001 20,3 68,6 7,25 3,8 100,0 2002 22,7 67,0 5,55 4,7 100,0 2003 19,6 70,7 4,83 4,9 100,0 2004 18,4 71,4 5,26 4,9 100,0 2005 18,7 70,0 5,82 5,5 100,0 2006 20,7 65,8 7,37 6,1 100,0 2007 21,3 65,9 6,50 6,3 100,0

(Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Khoai tây với người Việt Nam và thị trường tiêu dùng

Ban đầu, khoai tây được coi là loại thực phẩm cao cấp, sau đó trở thành thực phẩm tương đối phổ biến của người Việt Nam. Đến nay, ở hầu khắp đất nước từ

miền Bắc đến miền Nam đều có nhu cầu tiêu dùng khoai tây.

. Hiện nay, ở Việt Nam với trên 80 triệu dân nên thị trường khoai tây còn rất rộng, nhu cầu tiêu dùng khoai tây của người dân còn rất nhiều. Đặc biệt, người dân

ở miền Nam muốn ăn khoai tây nhưng giá quá đắt. Giá 1kg khoai tây ở miền Nam thường cao hơn giá 1kg gạo gấp rưỡi hoặc gấp hai lần. Nhân dân ở đây vẫn coi khoai tây là món ăn cao cấp, món ăn cho những người thu nhập cao. Sản xuất khoai tây ở Việt Nam, tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khoai tây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Thị trường đối với khoai tây ở Việt Nam khá rộng mở. Với mức tăng dân số

như hiện nay, nhu cầu mức tiêu dùng khoai tây trong nước ngày một tăng. Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thấy rằng năm 2005 mức nhu cầu tiêu dùng khoai tây của Việt nam khoảng 530.000 tấn, dự báo năm 2010 nhu cầu tiêu dùng khoai tây sẽ tăng lên 710.000 tấn. Mức sản xuất khoai tây ở trong nước vẫn chưa đủ với nhu cầu tiêu dùng, năm 2007 sản xuất được 419.000 tấn, mới đáp ứng 80% nhu cầu thị trường năm 2007.

Đó là chưa kể đến nhu cầu xuất khẩu khoai sang các nước lân cận. Từ năm 2008 đến năm 2010 và những năm tiếp theo, thị trường đòi hỏi sản xuất khoai tây tăng nhiều hơn.

Đó là cơ hội đối với nông dân sản xuất khoai tây, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng có cơ hội đầu tưđể sản xuất mặt hàng nông sản này.

Chế biến khoai tây

Theo nghiên cứu của GS.TS. Đỗ Kim Chung, có khoảng 1% lượng khoai tây tươi sản xuất trong nước ( 4.200 tấn) được dùng vào chế biến. Số lượng này chiếm khoảng 35% tổng số nguyên liệu cung cho chế biến. Các dạng sản phẩm chủ yếu của khoai tây chế biến là rán giòn, chiên, bột và bán thành phẩm cho các nhà hàng khách sạn. Trong số đó khoai tây rán giòn và chiên kiểu Pháp là phổ biến nhất đối với người tiêu dùng. Khoảng 60-70 % sản phẩm chế biến bán ở thị trường trong nước, phần còn lại xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu yêu cầu 100% nguyên liệu nhập khẩu.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 43 - 49)