Cây khoai tây có nguồn gốc xuất xứ ở dãy núi Andes thuộc châu Mỹ La Tinh, nơi khởi thuỷ của cây khoai tây trồng là ở quanh hồ Titicaca giáp ranh nước Peru và Bolivia. Những di tích khảo cổ phát hiện ở vùng này thấy cây khoai tây làm thức ăn cho người đã có từ thời đại 500 năm trước công nguyên.
Ban đầu, những nhà thám hiểm châu Âu đến Peru, Bolivia, Colombia phát hiện thấy người da đỏ Inca trong bữa ăn có ngô, khoai tây và đậu. Tiếp đến, quân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
đội viễn chinh Tây Ban Nha đi chiếm thuộc địa vùng Nam châu Mỹ, họ chiếm Peru và là người châu Âu đầu tiên tìm thấy vùng trồng khoai tây ở núi Andes, may mắn nhất của họ là lấy được giống, xem như là một loài cây kỳ lạ đem về trồng ở Tây Ban Nha, nước đầu tiên ở châu Âu trồng khoai tây.
Từ Tây Ban Nha, khoai tây được lan truyền ra các nước châu Âu. Ban đầu trồng trong vườn, sau trở thành cây lương thực chính như hiện nay. Hành trình của cây khoai tây đến mỗi nước có những giai thoại khác nhau. Nước Ireland là một
điển hình, đầu thế kỷ XVII, nhân dân Ireland rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Đó là đế
quốc Anh đánh chiếm Ireland và do mâu thuẫn các phe phái trong nước đã giết hại lẫn nhau, ruộng vườn bị tàn phá. Trong khi nông dân đang bị bần cùng thì khoai tây
được đưa vào trồng để cứu đói, do thời gian ngắn và năng suất cao hơn hẳn các cây lương thực khác, khoai tây đã trở thành nguồn lương thực chính của nước này. Cuối thế kỷ XVIII, bình quân đã đạt được 3kg khoai/người/ngày. Do dựa vào khoai tây là cây lương thực độc tôn mà Ireland đã bị thảm hoạ khủng khiếp. Năm 1845-1864, cây khoai tây bị bệnh mốc sương (Phytophthora infestans) phá hại, bị thất thu đã gây nên nạn đói lịch sử, khoảng 1 triệu người chết chiếm 12,5% dân số và 1,5 triệu người phải rời quê hương di tản sang các nước chiếm 18,8% dân số, 15 năm sau mới hồi phục. Chính từ sự kiện này mà các nước ở châu Âu và các nước châu lục khác chú ý
đến cây khoai tây. Đầu thế kỷ XVII, khoai tây được đưa vào nước Đức và Hà Lan.
ở Đức, khoai tây được phát triển nhanh nhờ đế chế Frederich rất quan tâm, năm 1744 ông đã tổ chức cung cấp cho không giống và khuyến khích nông dân trồng. Từ Đức, khoai tây được đưa vào Hungari, Nauy, Pháp, Nga v.v... Ngay cả các nước ở
Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada đem giống khoai tây từ Ireland về trồng chứ không biết lấy giống từ các nước phía Nam cùng châu lục có nguồn gốc xuất xứ.
Đầu thế kỷ XVIII, khoai tây được truyền vào ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bangladesh v.v... Cuối thế kỷ XIX, khoai tây truyền vào châu Phi.
Hiện nay khoai tây là loại lương thực quan trọng, xếp ở vị trí thứ tư sau lúa gạo, lúa mỳ, ngô bởi nó có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. Với sản lượng hàng năm trên 300 triệu tấn, khoai tây được coi là loại cây trồng có giá trị kinh tế ở tất cả các khu vực, ở các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 -Về diện tích: Tổng diện tích đất trồng khoai tây trên thế giới là 18.8 triệu ha
năm 2006 giảm gần 1 triệu ha so với năm 2001. Châu á và Châu âu là hai khu vực trồng khoai tây chính trên thế giới, chiếm trên 83% tổng diện tích của thế giới năm 2006 (trong đó Châu Á là 44,4% và Châu Âu 39,1%), trong khi đó ở Châu Phi và Châu Mỹ chiếm khoảng 8% tổng diện tích của thế giới. Trong những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây đã giảm ở Châu Âu trong khi đó lại tăng lên ở Châu Á và Châu Phi. ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương, diện tích này không thay đổi. Mặc dù từ
những năm cuối của thập niên 90, diện tích trồng khoai tây chiếm khoảng gần 10 triệu ha ở các nước phát triển, nhưng đến nay, diện tích trồng khoai tây ở các nước
đang phát triển đã tăng lên tới 10,7 ha trong khi đó lại giảm xuống chỉ còn 8,1 ha ở
các nước phát triển.
Bốn quốc gia có diện tích trồng lớn nhất là Trung Quốc, Nga, Ấn độ và Ucraina. Khoai tây phát triển nhất ở Trung Quốc, 49 triệu ha chiếm 26% tổng diện tích của toàn thế giới; ở Nga là 15,7% trong khi đó ởấn độ và Ucraina là 7,8% và 7,4%. Diện tích này ởĐức là 274,3 nghìn ha chiếm 1,5% tổng diện tích của thế giới trong khi đó ở Việt Nam chỉ khoảng 35 nghìn ha và chiếm 0,2 % tổng diện tích của thế giới
Biểu đồ 2.1 Sự thay đổi về diện tích trồng khoai tây ở các khu vực (1000ha)
(Nguồn: Dự án thúc đẩy phát triển khoai tây ở Việt nam)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 - Về năng suất khoai tây: Năng suất khoai tây ổn định trong những năm gần
đây. Năng suất trên thế giới đã lên tới 16,7 tấn/ha vào năm 2006. Tuy nhiên, năng suất này cũng có sự khác biệt lớn ở những châu lục, nhóm quốc gia và các quốc gia
độc lập. Trong khi ở Châu Đại Dương tăng rất cao, hơn 36.6 tấn/ha, Châu Phi đứng
ở vị trí thấp nhất, chỉ khoảng 11tấn/ha. Năng suất ở Châu Âu (17,2 tấn/ha) cao hơn Châu Á rất ít (Châu Á 15,5tấn/ha). Sự khác biệt về năng suất cũng xảy ra ở
các quốc gia trong cùng một châu lục. Trong khi năng suất ởĐức rất cao, là 36,6 tấn/ha thì ở Nga chỉ là 13,2 tấn/ha, ở Hà Lan là 15 tấn/ha và ở Ucraina là 17 tấn/ha. ở Bắc Mỹ, Mỹ là nước dẫn đầu về năng suất, trên 40 tấn/ha. Năm 2006, Năng suất trung bình của các nước phát triển là 19,2 tấn/ha và 14,8 tấn/ha ở các nước đang phát triển.
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thế giới Chõu Phi Chõu Mỹ Chõu Á Chõu Au Chõu é. Dýừng
Biểu đồ 2.2 Năng suất khoai tây tính theo khu vực (tấn/ha)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Sự khác nhau về năng suất giữa các châu lục và các nước cho thấy rằng vẫn
còn rất nhiều cơ hội tốt để cải thiện năng suất khoai tây. Do đó, việc lựa chọn giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, thay đổi kỹ thuật canh tác cũng được coi là những cách thức để cải thiện năng suất khoai tây trong tương lai.
- Về sản lượng khoai tây: Sản lượng khoai tây trên thế giới đạt 315,1 triệu tấn trong năm 2006. ở những khu vực trồng khoai tây chủ yếu là Châu Á và Châu Âu chiếm trên 80% sản lượng của toàn thế giới (Châu Á: 129 triệu tấn và Châu âu là 126,5 triệu tấn. Châu Mỹ đạt khoảng 13% (tương đương 40,7 triệu tấn) và Châu Phi là 5,2% (tương đương 16,5 triệu tấn). Trong những năm gần đây, sản lượng khoai tây ở Châu Á đã tăng từ 118 triệu tấn năm 2001 lên 129 triệu tấn năm 2006, trong khi đó ở Châu Âu thì giảm từ 138 triệu tấn năm 2001 xuống còn 126 triệu tấn năm 2006. Sản lượng ở các Châu lục khác gần nhưổn định trong năm 2001-2006
Tình hình sản xuất Khoai Tây Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Bản đồ 2.1 Sản xuất khoai tây ở các nước phát triển và đang phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Có thể nói rằng lĩnh vực khoai tây thế giới đang trải qua những thay đổi chủ
yếu. Cho tới đầu những năm 1990, khoai tây được trồng và tiêu thụ nhiều nhất ở
Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Kể từ đó đến nay, sản lượng và nhu cầu về khoai tây đã tăng đáng kểở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, từ dưới 30 triệu tấn vào đầu những năm 1960 thì vào giữa những năm 1990 đã tăng lên gần 120 triệu tấn. Theo số liệu của FAO năm 2005, sản lượng khoai tây ở các nước đang phát triển là 163 triệu tấn lớn hơn so với các nước phát triển (158,7 triệu tấn). Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng khoai tây lớn nhất thế giới với tổng sản lượng 70,3 triệu tấn năm 2006. Trung Quốc và Ấn Độ có sản lượng khoai tây chiếm 1/3 tổng sản lượng của toàn thế giới. Nga là nước đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ nhất ở Châu Âu về sản lượng khoai tây với 38,5 triệu tấn năm 2006. Sản lượng ở Đức đạt khoảng 10 triệu tấn chiếm 3,2% tổng sản lượng của toàn thế
giới. ở Việt nam, sản lượng khoai tây là rất thấp 0,37 tấn, chiếm khoảng 0,1 % tổng sản lượng của thế giới.
* Chế biến khoai tây:
Khoai tây rất giàu tinh bột. Nó cũng chứa nhiều canxi, đồng và nhiều vitamin khác. Ngoại trừ việc sử dụng khoai tây tươi cho mục đích làm rau và chế biến các món ăn, nó còn được chế biên thành nhiều loại khác nhau như:
- Khoai tây chiên là một loại thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế
giới. Món khoai tây chiên được sử dụng chủ yếu trong các bữa ăn nhẹ. Người ta thái khoai tây thành những lát mỏng, sau đó để cho ráo nước rất nhanh và chiên dầu. Có rất nhiều giống khoai tây khác nhau có thể chế biến đực món khoai tây chiên. Sự
chấp nhận của thị trường là một yếu tố cần thiết để sản xuất ra nhiều loại khoai tây chiên có những vị khác nhau: ngọt, mặn, cay hoặc bất cứ loại nào mà có khả năng chấp nhận phát triển.
- Bột khoai tây: Bột khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng nhiều
để nấu súp hoặc làm bột chiên thịt và cá. Bột khoai tây hay được dùng rộng rãi trong các bữa ăn trưa của quân đội và học đường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 - Tinh bột khoai tây.
Khoai tây sử dụng trong chế biến ở các nước đang phát triển là 10%, nhưng ngành này còn có thể lớn hơn từ 4 đến 5 lần so với các quốc gia công nghiệp hoá. Việc cải tiến kỹ thuật có tác động trực tiếp đến những tiến bộ của công nghiệp chế
biến khoai tây. Vậy ngành công nghiệp này đang đi đâu? Các chương trình phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia đều coi trọng ngành chế biến nhằm tạo ra một thị
trường khoai tây ổn định cũng như giá cảổn định. Thêm vào đó ngành công nghiệp chế biến khoai tây cũng đóng góp vào sụ phát triển của khu vực kinh tế nông thôn bằng cách tạo ra nhiều cơ hội lao động. Cũng như các quốc gia phát triển, sự thay
đổi của kinh tế xã hội thường là kết quả của việc những nhu cầu của người dân về
những loại hàng hoá đã hoàn chỉnh, của ngành công nghiệp, bất cứ việc cung cấp thực phẩm hoặc ngành khác của nền kinh tế.
Trong khi kỹ thuật chế biến mới đang được coi như là một yếu tổ để phát triển công nghiệp chế biến ở các nước đang phát triển. Nhu cầu về khoai tây trồng
để cung cấp sản phẩm khoai tây thô là không nhỏ ở các nước đang phát triển. Phát triển nhiều giống khoai tây sẽ tiếp tục là mục đích nghiên cứu chính. Sự hoạt động hiệu quả của ngành này yêu cầu việc cung cấp khoai tây phù hợp với chất lượng tốt, hình thức đẹp và màu sắc phong phú. Thêm vào đó, người cung cấp khoai tây ở bất kỳ một nước nào phải có khả năng để làm giảm những nguy hại đối với môi trường và quan tâm hơn cảđối với an toàn thực phẩm.
Trước đây, chế biến khoai tây cũng ràng buộc các nước công nghiệp bởi nhiều lý do. Trước tiên, các loại cây trồng chế biến chủ yếu là công nghiệp. Quy mô của các cửa hàng ăn nhanh (QSA) ở các nước công nghiệp hoá đã tạo ra nhu cầu
đáng kể. QSA cũng dựa trên những tiêu chuẩn cao như chi phí tối thiểu, chất lượng tốt và đa dạng. ở các nước đang phát triển sự gia tăng các QSA sẽ tạo ra nhu cầu lớn
đối với sản phẩm này. Những quốc gia này mong muốn sản xuất khoai tây để cung cấp cho thị trường nội địa nhưng lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các nước công nghiệp phát triển. Khi các rào cản về thương mại giảm xuống thì
đồng nghĩa là sự cạnh tranh về khu vực thị trường sẽ tăng lên. Kinh nghiệm để mở
rộng thị trường khoai tây chế biến là phải tập trung ở những khu vực dân cư thành thị, tăng thu thập đầu người, mở rộng thương mại dịch vụ và tham gia vào thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Tiêu thụ khoai tây:
Bảng 2.1 Tiêu thụ khoai tây theo khu vực năm 2005
Khu vực Dân số Tiêu thụ Tổng mức (tấn) Tính trên đầu người (kg/người/năm) Châu Phi 905.937.000 12.850.000 14,18
Châu Á/ Châu Đại Dương 3.938.469.000 101.756.000 25,83
Châu Âu 79.276.000 71.087.000 96,15
Châu Mỹ La Tinh 561.344.000 13.280.000 23,65
Bắc Mỹ 330.608.000 19.156.000 57,94
Thế giới 6.475.64.000 218.129.000 33,68
(Nguồn: Dự án thúc đẩy phát triển khoai tây ở Việt Nam)
Biểu đồ 2.3 Tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Tổng mức tiêu thụ khoai tây trên thể giới năm 2005 là 218 triệu tấn tương
đương trung bình 33,68 kg trên một đầu người. Người Châu Á tiêu dùng khoai tây bằng gần một nửa lượng khoai tây cung cấp của Thể giới nhưng do dân số quá đông cũng có nghĩa là mức tiêu thụ tính trên một đầu người không lớn, chỉ khoảng 25 kg năm 2005. Người Châu Âu tiêu thụ khoai tây nhiều hơn ở những khu vực khác trên thế giới. Mức tiêu thụ tính trên người là rất cao (96,15 kg),gấp 4 lần khu vực Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Người dân Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 58 kg/người/năm.trong khi đó dân Châu Phi tiêu thụ ít nhất (chỉ khoảng 14,18 kg/người). Theo Trung tâm Khoai tây Quốc tế, người dân ở những khu vực khác nhau trên thế giới sẽ tiêu thụ nhiều khoai tây hơn vào năm 2020. CIP dự báo rằng mức tăng trưởng hàng năm sẽ ít hơn 1,5% ở các nứớc phát triển và gần 3% ở các nước đang phát triển. Có hai quốc gia tiêu thụ khoai tây nhiều trên thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc và hy vọng là sẽ tăng hàng năm là 2,8% ởấn độ và 3,8% ở Trung Quốc.
Ở Đông Nam Á, mức tiêu thụ tính theo đầu người vẫn còn rất nhỏ so với mức độ chung của quốc tế. Khoai tây sạch và các sản phẩm khoai tây đã được chế
biên (đặc biệt là khoai tây sấy khô và khoai tây chiên kiểu Pháp đang trở nên phổ
biến ở khu vực này. Mức tiêu thụ khoai tây sạch tính theo đầu người tăng trung bình hàng năm với tỷ lệ là 4,5 % từ năm 1971 đến năm 2005. Nhu cầu về khoai tây tăng nhanh chóng ở Thái Lan, Indonexia và Philipine.
Xu hướng dài hạn đối với mức tiêu thụ khoai tây trên đầu người ở Việt Nam, Malaysia và Singapore cũng rất tích cực. Các nhà chính sách trong khu vực đã chú ý đến tiềm năng khoai tây để làm đa dạng hơn phục vụ những ngưòi ăn kiêng từ
gạo, bất chấp một thực tế rằng sự đóng góp của khoai tây hiện tại tới tổng lượng calo ở Châu Á vẫn còn ở mức thấp , ít hơn 1% so với tổng lượng calo trung bình của người dân.
Trong khi nhu cầu về khoai tây chưa qua chế biến đã có sự gặp gỡ lớn ở nội
địa hoặc khu vực (Ví dụ như Indonexia cung cấp khoai tây cho Malaysia và Singapo), nhu cầu về các sản phẩm khoai tây chế biến đang gia tăng rất nhanh nhờ nhập