Một số dự án, chương trình và chính sách phát triển khoai tây

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 49 - 51)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương mở rộng và phát triển khoai tây và coi khoai tây là cây trồng vụ đông đầy tiềm năng. Một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang ... coi khoai tây là cây chính trong vụ Đông và đưa vào cơ cấu của những cánh đồng 50 triệu. Các tỉnh này có chính sách hỗ trợ cho phát triển khoai tây như hỗ trợ tiền giống và hỗ

trợ xây kho lạnh. Cụ thể hoá bằng các chương trình dự án như chương trình giống cây trồng trong đó có dự án cây có củ, Dự án hợp tác quốc tế với Công hoà Liên bang Đức về “Thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt Nam” nhằm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 - Thúc đẩy xây dựng hệ thống nhân giống khoai tây có chất lượng áp dụng

công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh. Mục tiêu là sản xuất ra khoai tây giống có chất lượng, cung cấp cho nông dân trồng khoai thương phẩm.

- Tăng cường công tác xác nhận khoai tây giống là điều quan trọng khác mà Bộ đang thực hiện để thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt Nam. Thông qua dự án khoai tây Việt Đức, Bộđã và đang tăng cường năng lực cho các đơn vị có nhiệm vụ

về kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng. Việc tăng cường xác nhận giống là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của người nông dân khi sử dụng giống cây trồng nói chung và giống khoai tây nói riêng.

- Tăng cường công tác kiểm dịch khoai tây giống nhập khẩu được đẩy mạnh, góp phần ngăn chặn việc xâm nhập sâu bệnh từ khoai tây nhập khẩu.

- Đẩy mạnh công tác khảo nghiệm và công nhận giống mới nhằm tìm ra nhiều giống tốt hơn cho sản xuất đặc biệt là giống cho chế biến sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nhập khẩu khoai nguyên liệu.

- Tăng cường công tác khuyến nông về khoai tây như mở các lớp tập huấn về

kỹ thuật trồng khoai tây giống và khoai tây thương phẩm, xây dựng các mô hình về

hệ thống nhân giống, về giống mới và sản xuất khoai tây hàng hoá.

- Khuyến khích mối liên doanh liên kết giữa các đối tác có liên quan trong ngành sản xuất khoai tây như người sản xuất, thương nhân, các cơ sở chế biến, các

đơn vị nghiên cứu nhằm trao đổi thông tin, hợp tác và phát triển. Một số nghiên cứu kinh tế về khoai tây trong thời gian qua.

Năm 2001, GS. TS .Đỗ Kim Chung thực hiện nghiên cứu đánh giá kinh tế xã hội các nhóm mục tiêu sản xuất khoai tây ở miền Bắc Việt Nam và đã có kết luận: Cây khoai tây phù hợp với hệ thống canh tác lúa ở các vùng nghiên cứu, cây khoai tây có khả năng thích ứng rộng từ Lạng Sơn cho đến Thanh Hoá. Khoai tây là một trong những cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao, thu nhập ròng của sản xuất khoai tây giống cao gấp từ 2 đến 4 lần khoai tây thịt. Lợi ích của cây khoai tây với trồng trọt là tăng năng suất lúa, độ phì của ruộng tốt hơn, giảm chi phí về vật tư và công lao động cho các cây trồng vụ sau. Đã tạo việc làm cho 120-184 ngàn người nếu diện tích gieo trồng khoảng 33 ngàn ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Năm 2003, 2006 GS.TS. Đỗ Kim Chung thực hiện nghiên cứu thị trường

khoai tây ở Việt Nam với mục tiêu:

Đánh giá thực trạng sử dụng và nhu cầu về khoai tây giống, khoai tây thịt và khoai tây chế biến.

Đánh giá thực trạng cung và cầu về khoai tây bao gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu ở Việt Nam.

Nhận dạng các kênh thị trường, đặc điểm của các tác nhân tham gia và thị

trường từ người sản xuất tới người tiêu dùng, xuất khẩu và chế biến

Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu về khoai tây nhưng chủ yếu về kỹ thuật nông nghiệp như kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH (Trang 49 - 51)