* Hạn chế
Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế, số lượng thị trường mà công ty xuất khẩu chính thức chỉ dừng ở con số bốn: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, một số thị trường Châu Á khác: Thái Lan, Đài Loan,... công ty vẫn chưa có được một vị trí vững chắc.
Vấn đề quản lý và sử dụng chi phí: Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động theo mô hình phân cấp chức năng, nhiều bộ phận, phòng ban còn chồng chéo nhau dẫn đến chi phí quản lý tăng cao. Các biện pháp nhằm triển khai việc sử dụng tiết kiệm điện, nước trong công ty cũng chưa mang lại tín hiệu tích cực. Bên cạnh đó, khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí nhiên liệu luôn tục tăng lên cả về cơ cấu và cả số tiền. Giá nhiên liệu liên tục tăng khiến doanh nghiệp khó có thể kiểm soát sử dụng nguyên liệu với chi phí thấp.
Vấn đề kiểm tra, kiểm soát: Việc quản lý nguồn nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất còn gặp nhiều sai sót dẫn đến việc các chi phí phát sinh tăng cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.
Trình độ của đội ngũ lao động: Phần lớn lao động trong công ty còn khá trẻ trình độ tay nghề và kinh nghiệm chưa cao. Đội ngũ lao động chuyên môn về lĩnh vực marketing thiếu và yếu.
* Nguyên nhân
Thiếu vốn: Việc tiếp cận các nguồn vốn vay với các doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản ngày càng khó khăn hơn do những bất ổn của kinh tế vĩ mô. Trong khi nhu cầu về đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất tăng lên công ty cần có nguồn vốn lớn thì việc tiếp cận nguồn huy động vốn chủ yếu từ các ngân hàng lại gặp nhiều khó khăn.
Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức: Các hoạt động xúc tiến, quảng bá của công ty hầu như được thực hiện hoàn toàn ở phòng kinh doanh, hiệu quả mang lại không cao, chưa có các kế hoạc marketing mới.
Sự biến động của nền kinh tế vĩ mô: Giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao như: Giá các mặt hàng thiết yếu (điện, nước, xăng dầu,...) tăng, kéo theo chi phí cho hoạt động sản xuất tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng có tác động không nhỏ đến việc thực hiện chi phí, lợi
nhuận của doanh nghiệp như tỷ giá có sự biến động không ngừng làm chi phí dành cho hoạt động kinh doanh bất ổn, làm tăng chi phí phát sinh.
Các thủ tục hành chính hải quan: Hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính ở nước ta mặc dù đã được đơn giản hóa song các thủ tục hải quan vẫn còn khắt khe, nhiều công đoạn và khá phức tạp. Điều này khiến cho công ty mất một khoản chi phí không nhỏ để hoàn thành thủ tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chi phí kinh doanh thì tăng mà lợi nhuận vẫn không có sự thay đổi rõ rệt
Sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh: Đây là một trong những khó khăn lớn mà doanh nghiệp gặp phải khi số lượng các công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khoáng sản ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng khó khăn hơn, điều này làm cho lợi nhuận công ty bị chia sẻ nhiều hơn.
CHƯƠNG 3
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015