MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (Trang 26)

1.3.1. Đồ thị về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và lợi nhuận

Ban đầu, nếu doanh nghiệp lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q < Q0, đường TC nằm trên đường TR, khi đó lượng chi phí bỏ ra lớn hơn lượng doanh thu thu được. Mức lợi nhuận thu về âm, doanh nghiệp thua lỗ (đường lợi nhuận π nằm dưới trục hoành). Nếu doanh nghiệp lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q0 thì lợi nhuận thu về bằng 0 (TR = TC), doanh nghiệp hòa vốn. Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q0 < Q < Q1, cả TR và TC đều tăng, nhưng do MR > MC nên mức tăng của TR lớn hơn TC, lợi nhuận thu về dương và tăng theo chiều tăng của sản lượng. Vì thế, tăng chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp sản xuất tại Q = Q1, Q1 là mức sản lượng mà ở đó MR = MC, khi đó khoảng cách giữa TR và TC là lớn nhất, lợi nhuận thu được đạt tối đa. Nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng Q1 < Q < Q2, lúc này MR < MC, TR giảm, TC tăng, khoảng cách TR và TC bị rút ngắn, lợi nhuận giảm nhưng vẫn dương vì TR vẫn nằm trên TC. Vì thế, tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận. Nếu hãng sản xuất tại Q = Q2, khi đó TR = TC, lợi nhuận thu về bằng 0. Q2 là mức sản lượng hòa vốn. Nếu hãng tiếp tục sản xuất tại Q > Q2 thì tăng chi phí càng làm lợi nhuận giảm, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

1.3.2. Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận

1.3.2.1. Mô hình ước lượng về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận

Hàm tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận có dạng: Y = a + b1∗X1 + b2*X2 + b3*X3

Trong đó: Y là biến lợi nhuận, X1, X2, X3 lần lượt là biến chi phí của các mặt hàng kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và các khoáng sản khác. Dấu của các hệ số phản ánh mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Nếu lớn hơn 0, chi phí và lợi nhuận của các mặt hàng có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 0, chi phí và lợi nhuận của các mặt hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

1.3.2.2. Mô hình ước lượng hàm cầu

Hàm cầu đối với sản phẩm có dạng: Q = c + d∗P + e∗Pr +f∗M + g∗N

Trong đó: Q là lượng bán ra theo thời gian (quý hoặc năm), P là giá bán của sản phẩm, Pr là giá của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung, M là thu nhập của người tiêu dùng, N là số lượng người mua. Dự kiến dấu các hệ số:

d = ∆Q/∆P, mang dấu âm, giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. e = ∆Q/∆Pr, mang dấu dương nếu là hàng hóa thay thế và mang dấu âm nếu là hàng hóa bổ sung.

f = ∆Q/∆M, mang dấu dương đối với hàng hóa thông thường và mang dấu âm đối với hàng hóa thứ cấp.

g = ∆Q/∆N, mang dấu dương vì doanh số bán của công ty tỷ lệ thuận với tốc độ tăng số lượng người tiêu dùng.

1.3.2.3. Mô hình ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân

Hàm chi phí biến đổi bình quân có dạng: AVC = h + i∗Q + k∗Q2

Để phù hợp với lý thuyết, các tham số phải thỏa mãn điều kiện: h > 0, i < 0, k > 0. Tiến hành ước lượng hàm bằng phương pháp (OLS), sau đó kiểm định với mức ý nghĩa α = 5%, kiểm định sự phù hợp cảu mô hình dựa vào hệ số xác định R2. Từ đó, kết luận về mô hình ước lượng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam

Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 2005 tại 101 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Tên giao dịch Tiếng Việt: Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến khoáng sản: Kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và một số khoáng sản khác; Cung cấp dịch vụ về các thủ tục xuất nhập khẩu.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí và lợi nhuận của công ty

Tình hình kinh tế vĩ mô: Trong thời gian qua kinh tế nước ta có biến động do sự không ổn định của kinh tế vĩ mô như khủng hoảng, lạm phát tương đối cao, sự phục hồi yếu của kinh tế thế giới cũng như khủng hoảng nợ công xảy ra ở Châu Âu làm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2011 chỉ đạt 5,89% thấp thứ hai tốc độ tăng trưởng trung bình tính từ năm 2000. Trong bối cảnh đó, công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam tuy vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng về doanh thu song những vấn đề kinh niên của nền kinh tế vĩ mô kéo dài đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Tỷ giá hối đoái: Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá mua – bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tăng 5,52%. Ngày 11/02/2010, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá chính thức USD/VND từ 17.941 lên 18.544. Ngày 11/02/2011 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 VND/1USD lên 20.693 VND/1USD đồng thời thu hẹp biên độ giao động từ 3% xuống còn 1%. Với mức nâng tỷ giá này, tỷ giá trần được phép giao dịch tăng lên tới 21.314 VND/1USD. Giai đoạn 2009 - 2011, khi tỷ giá biến động tăng, đồng nội tệ giảm giá, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty được hưởng lợi. Điều này, đã làm tăng lợi nhuận thu được từ xuất khẩu khoáng sản của công ty. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, việc tăng giá bán của những mặt hàng khoáng sản xuất khẩu của công ty nói chung còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về trình độ khoa học, kỹ thuật, trong khi đó phần lớn máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác khai thác, chế biến đều là các mặt hàng nhập khẩu, giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng tăng như giá xăng, dầu…dẫn đến chi phí cố định và các chi phí phát sinh khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.

Đối thủ cạnh tranh: Công ty phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam, công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (MINEXPORT), công ty TNHH sản xuất và thương mại khoáng sản Ban Mai,…Đây đều là những doanh nghiệp lớn, có đóng góp cao vào kim ngạch xuất nhập khẩu khoáng sản.

Trình độ của đội ngũ lao động: Đội ngũ nhân viên trẻ, tốt nghiệp các trường đại học trong nước là chủ yếu. Phần lớn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế.

Chất lượng hàng hóa: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Các năm tới với việc xác định mở rộng thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là hướng phát triển, công ty đã tập trung đầu tư cở sở vật chất, nhập khẩu công nghệ nguồn từ các nước tiên tiến: Mỹ, Nhật Bản để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng xuất khẩu các sản phẩm tinh, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời tuân thủ theo đúng định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của nhà nước.

Hoạt động marketing: Hiện nay, công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động này. Thứ nhất, công ty chưa thành lập được phòng marketing, các hoạt động này được thực hiện hoàn toàn ở phòng kinh doanh, do vậy hiệu quả đem lại chưa cao. Thứ hai, việc các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều kể cả các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, ở các doanh nghiệp này hoạt động marketing được phát triển rất mạnh mẽ.

Chính sách quản lý chi phí của doanh nghiệp: Các quy định về tiết kiệm điện, nước, điện thoại, quản lý sản phẩm được triển khai trong toàn thể công ty nhằm tránh thất thoát, lãng phí.

Uy tín của doanh nghiệp: Là giá trị tài sản vô hình công ty xây dựng được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm ở các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc công ty đã tạo dựng được hình ảnh và chỗ đứng của mình trong mắt các bạn hàng quốc tế. Đây là cơ hội để công ty phát triển các mối quan hệ với bạn hàng lâu năm, đồng thời thu hút các bạn hàng mới.

2.2.1. Thực trạng tình hinh thực hiện chi phí của công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1. Đối với tổng chi phí

Với số liệu thu thập được về chi phí của công ty qua các năm 2010 – 2012 ta có hình vẽ thể hiện các chi phí của công ty như sau:

Hình 2.1: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: USD

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Giai đoạn 2010 – 2012, chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng, nhưng mức tăng không cao chỉ dao động nhẹ ở mức dưới 2%. Năm 2010, tổng chi phí là 1.622.227 USD. Năm 2011, tổng chi phí là 2.093.377 USD. Năm 2012, tổng chi phí là 2.832.928 USD. Phụ lục 7, chỉ tiêu về tỷ suất tổng chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm dần, từ 88,93% năm 2010, xuống còn 83,98% năm 2011 và chỉ còn 76,80% năm 2012.

2.2.1.2. Đối với chi phí các mặt hàng xuất khẩu trong tổng chi phí

Thông qua các số liệu thu thập được về chi phí dành cho các mặt hàng xuất khẩu của công ty ta có bảng số liệu tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Chi phí các mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: USD

Năm Kẽm thỏi Đá Cát, sỏi và các

khoáng sản khác

2010 771.575 593.079 257.573

2011 1.042.636 797.442 253.299

2012 1.401.689 998.411 423.828

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Ta thấy, trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu của công ty, mặt hàng kẽm thỏi là mặt hàng có chi phí lớn nhất năm 2010 là 771.575 USD, năm 2011 là 1.042.636 USD tăng 271.061 USD so với năm 2010 ứng với mức gia tăng là 2,25%, năm 2012 chi phí cho mặt hàng kẽm thỏi tăng lên 1.401.689 USD tăng 359.053 USD so với năm 2011. Đứng thứ 2 trong danh sách này là chi phí dành cho mặt hàng đá xuất khẩu cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2010 là 593.079 USD tăng thêm 204.363 USD vào năm 2011 đẩy mức chi phí cho năm này lên 797.442 USD, đến năm 2012 mức chi phí là 998.411 USD tăng 200.969 USD so với năm 2011. Cuối cùng là chi phí dành cho cát, sỏi và các khoáng sản khác cũng có mức tăng nhẹ, năm 2010 là 257.573 USD, năm 2011 giảm nhẹ còn 252.299 USD, năm 2012 chi phí tăng lên 423.828 USD. Nhìn chung trong giai đoạn này chi phí của tất cả các mặt hàng của công ty đều tăng lên. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, kinh tế nước nhà cũng chưa có nhiều khởi sắc sau khủng hoảng năm 2008, lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên nhanh chóng đẩy chi phí dành cho xuất khẩu các mặt hàng của công ty tăng lên là điều dễ hiểu.

2.2.1.2. Đối với chi phí cố định

Tổng chi phí cố định của công ty tăng qua các năm, năm 2010 tổng chi phí cố định là 60.998 USD chiếm 3,76%, đến năm 2011 tổng chi phí tăng gấp hơn 3 lần là 2.093.377 USD. Nguyên nhân là do năm 2011, công ty tiến hành mở rộng và xây mới thêm 2 khu nhà kho đồng thời sửa sang và nhập thêm một số thiết bị mới phục vụ hoạt động kinh doanh. Từ phụ lục 7, tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu của công ty cũng tăng từ 3,24% năm 2010 lên 3,39% năm 2011. Điều này, chứng tỏ việc sử dụng chi phí cố định của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Phụ lục 8, với từng các loại chi phí cố định:

Chi phí khấu hao, gìn giữ, bảo dưỡng thiết bị: Khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục chi phí cố định của công ty, 51,68% năm 2010, 51,02% năm

2011 nhưng đến năm 2012 chỉ còn 45,41%, chứng tỏ việc quản lý chi phí khấu hao đã có những bước chuyển biến tích cực.

Chi phí trả lãi vay: Khoản chi phí tương đối cao trong danh mục chi phí cố định. Năm 2010 là 33,86%, năm 2011 là 26,65% và 37,97% vào năm 2012. Điều này được giải thích là do trong những năm qua lãi suất cho vay có nhiều biến động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, bởi nguồn vốn vay là một trong số những nguồn cấp vốn quan trọng của công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Khoản mục chi phí có xu hướng tăng lên. Năm 2010 là 8.819 USD, năm 2011 là 18.494 USD tăng 9.675 USD so với năm 2010, năm 2012 là 18.980 tăng nhẹ thêm 486 USD so với năm 2011.

2.2.1.4. Đối với chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của công ty. Năm 2010, tổng chi phí biến đổi là 1.561.229 USD chiếm 96,24%. Năm 2011, tổng chi phí biến đổi là 2.010.898 USD chiếm 96,06% tăng 449.669 USD về chỉ tiêu tuyệt đối nhưng giảm nhẹ 0,18% về chỉ tiêu tương đối so với năm 2010. Năm 2012, tổng chi phí biến đổi là 2.718.761 USD tăng 707.863 USD so với năm 2011. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ suất chi phí biến đổi trên doanh thu ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm. Năm 2010 là 85,59%, năm 2011 là 80,68% giảm 4,91%, năm 2012 là 73,70% giảm 6,98%. Chứng tỏ, công ty đã nắm bắt được tín hiệu thị trường và có những điều chỉnh thích hợp. Cụ thể, với từng loại:

Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: Khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục chi phí biến đổi của công ty. Năm 2010 là 75,29%, năm 2011 là 76,04% tăng 0,75% so với năm 2010, năm 2012 là 76,36% tăng 0,32% so với năm 2011. Bên cạnh nguyên nhân do ảnh hưởng của lạm phát và những biến động kinh tế vĩ mô thì một nguyên nhân nữa đó là việc công ty mở rộng quy mô sản xuất hơn do đó nhu cầu về nguyên, vật liệu đầu vào tăng lên kéo theo chi phí tăng lên.

Chi phí điện, nước: Đã có nhiều đợt điều chỉnh giá điện: Ngày 13/12/2011 Bộ Công Thương cho phép được điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành hay gần đây nhất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) họp báo công bố điều chỉnh giá điện tăng 5% từ ngày 22/12/2012. Các lần điều chỉnh này đã làm cho khoản chi phí này chiếm 1 con số không hề nhỏ trong tổng chi phí biến đổi. Năm 2010 là 289.243 USD, năm 2012 là 382.041 tăng 92.798 USD so với năm 2010, năm 2013 là 508.227 tăng đến 126.186 USD.

Chi phí vận chuyển: Khoản mục chi phí tăng khá nhanh, năm 2010 là 55.805 USD, năm 2011 là 74.943 USD tăng 19.138 USD so với năm 2010 và năm 2012 là

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (Trang 26)