KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (Trang 35 - 38)

CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

2.3.1. Xây dựng mô hình ước lượng

Hàm lợi nhuận có dạng: Y = a + b1∗X1 + b2*X2 + b3*X3

Trong đó: Y là lợi nhuận (USD/quý), X1, X2, X3 lần lượt là chi phí của các mặt hàng kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và các khoáng sản khác (USD/quý).

Hàm chi phí có dạng: X = a’ + b1’*Y1 + b2’*Y2 + b3’*Y3

Với Y1, Y2, Y3 lần lượt là lợi nhuận của các mặt hàng kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và các khoáng sản khác (USD/quý).

Hàm cầu: Để đơn giản vấn đề nghiên cứu, tác giả lựa chọn 2 biến là mức giá P và giá cả hàng hóa thay thế của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam để ước lượng. Khi đó, hàm cầu có dạng: Q = c + d∗P + e∗Pr

Trong đó: P là giá bình quân của các sản phẩm khoáng sản của công ty trong một quý (USD/tấn), Pr là giá sản phẩm khoáng sản của công ty CP xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam – hàng hóa thay thế cho sản phẩm khoáng sản của công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (USD/tấn). Q là sản lượng sản phẩm bán ra trong một quý (tấn). Dự kiến dấu của các hệ số:

d = ∆Q/∆P, mang dấu âm vì khoáng sản là hàng hóa thông thường nên giá bán tỷ lệ nghịch với sản lượng.

e = ∆Q/∆Pr, mang dấu dương vì sản phẩm khoáng sản của công ty CP xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam là hàng hóa thay thế.

Xuất phát từ hàm chi phí bậc ba có dạng: TVC = h*Q + i*Q2 + k*Q3

Khi đó ta sẽ có hàm chi phí biến đổi bình quân có dạng: AVC = h + i∗Q + k∗Q2 Độ dốc của đường AVC: dAVC/dQ = i + 2*k*Q. Các tham số phải thỏa mãn điều kiện: h > 0, i < và k > 0. Tiến hành ước lượng hàm bằng phương pháp OLS thông qua việc sử dụng phần mềm Eviews để chạy số liệu. Sau đó, xác định sự phù hợp về dấu của các hệ số. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số với mức ý nghĩa α = 5%. Nếu giá trị Pvalue > 5%, chứng tỏ tham số không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nếu giá trị Pvalue < 5%, chứng tỏ tham số có ý nghĩa về mặt thống kê. Cuối cùng, kiểm định sự phù hợp của mô hình dựa vào hệ số xác định R2. Hệ số R2 giúp ta xác định được có bao nhiêu % sự thay đổi của hàm được giải thích bởi các yếu tố của mô hình ước lượng, còn lại bao nhiêu % sự biến động của hàm được giải thích bởi các yếu tố khác

ngoài mô hình. Hệ số R2 càng lớn chứng tỏ sự phù hợp của mô hình ước lượng càng lớn.

2.3.2. Kết quả ước lượng

2.3.2.1. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận

Với các số liệu thu thập được, bằng phần mềm ước lượng Eviews 5.1 tác giả tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu trong đề tài với phương pháp OLS, kết quả ước lượng hàm lợi nhuận tác giả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng Eviews 5.1)

Phương trình ước lượng về mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí của công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam:

= - 159813,9 + 0,442439*X1 + 0,403378*X2 + 1,057271*X3

Từ phương trình ước lượng ta thấy, các tham số ước lượng , , , đều mang dấu dương. Chứng tỏ, giữa chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Trong trường hợp này, với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí cho hàng kẽm thỏi tăng lên 1 USD thì lợi nhuận tăng 0,442439 USD, khi chi phí cho mặt hàng đá tăng lên 1 USD thì lợi nhuận tăng 0,403378 USD, khi chi phí cho mặt hàng cát, sỏi và các khoáng sản khác tăng lên 1 USD thì lợi nhuận tăng lên 1,057271 USD. Với mức ý nghĩa, α = 5%:

Tham số ước lượng , , , có Pvalue lần lượt là 0,0001, 0,0444, 0,0405 và 0,01955 đều nhỏ hơn α = 5%. Do vậy, tất cả các tham số a, b1, b2, b3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hệ số xác định, R2 = 0,959448 hay 95,94480% cho biết có 95,94480% sự biến động của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố của mô hình, còn 4,0552% sự biến động của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.

Tương tự, ta có kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận:

Bảng 2.4: Kết quả ước lượng hàm chi phí

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng Eviews 5.1)

Phương trình mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty: = 295565,1 - 8,974335*Y1 + 12,22079*Y2 + 9,241026*Y3

Từ phương trình ước lượng ta thấy, tham số ước lượng = -8,974335 < 0, giữa chi phí và lợi nhuận về mặt hàng kẽm thỏi của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu lợi nhuận tăng thêm 1 USD thì chi phí cho mặt hàng kẽm thỏi giảm 8,974335 USD. Các tham số ước lượng , , đều lớn hơn 0, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu lợi nhuận tăng thêm 1 USD thì chi phí cho mặt hàng đá tăng 12,22079 USD, chi phí mặt hàng cát, sỏi và các khoáng sản khác tăng 9,241026 USD. Hệ số a’ = 295565,1 tức nếu công ty không thu được lợi nhuận thì công ty vẫn phải bỏ ra một mức chi phí là 295565,1 USD. Với mức ý nghĩa, α = 5%:

Tham số ước lượng ’, , , có các giá trị Pvalue lần lượt là 0,0000, 0,0017, 0,0002, 0,0001 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%. Do đó, các tham số a’, b1’, b2’, b3’ đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hệ số xác định, R2 = 0,986585 hay 98,6585% cho biết 98,6585% sự biến động của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố của mô hình ước lượng, còn 1,3415% sự biến động của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình ước lượng.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w