Ta tiến hành xác định mức sản lượng mà tại đó AVCmin và MCmin
AVCmin = 0 – 1,176581 + 0,001816*Q = 0 Q = 647,897 (tấn). MCmin = 0 – 2,353162 + 0,005448*Q = 0 Q = 431,93 (tấn). Bắt đầu từ mức sản lượng Q = 431,93 (tấn) công ty chịu tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần, tức chi phí cận biên của công ty sẽ tang dần khi công ty sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Từ bảng số liệu ở phụ lục 12 để ước lượng hàm cầu, hàm AVC, ta thấy trong suốt 2 năm 2010 và 2011, công ty có mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng làm AVCmin. Từ năm 2012 sản lượng thực tế mới lớn hơn mức sản lượng làm AVCmin. Mặt khác, bắt đầu từ quý 2 năm 2010, mức sản lượng mà công ty sản xuất trong giai đoạn 2010 – 2012 luôn cao hơn mức sản lượng mà tại đó MCmin. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn này công ty đang chịu tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần, càng tang mức sản lượng thì công ty phải chịu mức chi phí càng lớn. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó, MR = MC.
1552,31192– 2,0094*Q + 0,76938*Pr = 1021,880 – 2,353162*Q + 0,002724*Q2 Hay 0,002724*Q2 – 0,343762*Q - 0,76938*Pr – 530,43192 = 0
Với số liệu ở phụ lục 12, xét quý 1 năm 2009: Ta tính được, mức sản lượng tối ưu Q* là: 0,002724*Q2 – 0,343762*Q – 1061,93501 = 0 → Q* = 690,65 (tấn),
P* = 1.389,91, TR = 959.946,9011 USD. Tương tự, ta có kết quả như phụ lục 10
Bảng 2.7: Bảng so sánh mức sản lượng thực tế và sản lượng ước lượng
Đơn vị tính: Tấn Năm Sản lượng Qthực tế (tấn) Q* (tấn) 2010 1.303 2.848,95 2011 1.980 2.952,39 2012 4.376 3.092,53
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ mô hình ước lượng)
Từ bảng trên ta thấy: Sản lượng thực tế của các quý trong năm 2010 và năm 2011 đều thấp hơn sản lượng ước lượng (1.303 (tấn) < 2.848,95 (tấn) và 1.980 (tấn) < 2.952,39 (tấn). Đến năm 2012, sản lượng này vượt quá mức sản lượng ước lượng 4.376 (tấn) > 3.092,53 (tấn). Đến năm 2012, sản lượng này vượt quá mức sản lượng ước lượng 4.376 (tấn) > 3.092,53 (tấn). Để tối đa hóa lợi nhuận, trong năm 2010 công ty cần tăng sản lượng sản phẩm lên mức tối ưu là 2.848,95 (tấn), ứng với mức giá tối ưu là 1.444,465 USD/tấn. Năm 2011 cần tăng mức sản lượng lên 2.952,39 (tấn), mức giá bán tối ưu là 1.510,97 USD/tấn. Năm 2012, công ty cần phải giảm sản lượng thực xuống 3.092,53 (tấn) và tăng giá bán lên 1.609,79 USD/tấn.
2.4. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
2.4.1. Kết luận về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam
Từ việc phân tích kết quả của các mô hình đã xây dựng, tác giả nhận thấy giữa chi phí và lợi nhuận của công ty có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng và tác động trực tiếp với nhau, cụ thể:
Ảnh hưởng của lợi nhuận tới chi phí được thể hiện: Chi phí phụ thuộc vào lợi nhuận của các mặt hàng xuất khẩu của công ty: Kẽm thỏi, đá, cát, sỏi và các khoáng sản xuất khẩu khác. Trong đó, mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của mặt hàng kẽm thỏi là tỷ lệ nghịch trong điểu kiện các yếu tố khác không đổi khi lợi nhuận của mặt hàng kẽm thỏi tăng thêm 1 USD thì chi phí giảm 8,974335 USD. Lợi nhuận của các mặt hàng đá, cát, sỏi và khoáng sản các loại có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí trong điểu kiện các yếu tố khác không đổi khi lợi nhuận của mặt hàng đá, cát, sỏi và các khoáng sản xuất khẩu khác tăng thêm 1 USD thì chi phí cho các mặt hàng lần lượt tăng là 12,22079 USD và 9,241026 USD.
Ảnh hưởng của chi phí của từng mặt hàng đến lợi nhuận của công ty được thể hiện: Với mặt hàng kẽm thỏi khi chi phí tăng lên 1 USD thì lợi nhuận tăng 0,442439 USD. Tương tự, với mặt hàng đá xuất khẩu và mặt hàng cát, sỏi và các khoáng sản khác khi chi phí tăng lên 1 USD thì lợi nhuận tăng lần lượt là 0,403378 USD và 1,057271 USD. Điều này thể hiện đây mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí các mặt hàng và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn vừa qua.
Tóm lại, khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần có sự tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn mặt hàng chủ lực xuất khẩu cũng như trong việc đa dạng hóa các mặt hàng trong danh mục xuất khẩu để làm sao đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.