biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012
2.2.1.1. Đối với tổng chi phí
Với số liệu thu thập được về chi phí của công ty qua các năm 2010 – 2012 ta có hình vẽ thể hiện các chi phí của công ty như sau:
Hình 2.1: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: USD
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Giai đoạn 2010 – 2012, chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng, nhưng mức tăng không cao chỉ dao động nhẹ ở mức dưới 2%. Năm 2010, tổng chi phí là 1.622.227 USD. Năm 2011, tổng chi phí là 2.093.377 USD. Năm 2012, tổng chi phí là 2.832.928 USD. Phụ lục 7, chỉ tiêu về tỷ suất tổng chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm dần, từ 88,93% năm 2010, xuống còn 83,98% năm 2011 và chỉ còn 76,80% năm 2012.
2.2.1.2. Đối với chi phí các mặt hàng xuất khẩu trong tổng chi phí
Thông qua các số liệu thu thập được về chi phí dành cho các mặt hàng xuất khẩu của công ty ta có bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 2.1: Chi phí các mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: USD
Năm Kẽm thỏi Đá Cát, sỏi và các
khoáng sản khác
2010 771.575 593.079 257.573
2011 1.042.636 797.442 253.299
2012 1.401.689 998.411 423.828
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Ta thấy, trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu của công ty, mặt hàng kẽm thỏi là mặt hàng có chi phí lớn nhất năm 2010 là 771.575 USD, năm 2011 là 1.042.636 USD tăng 271.061 USD so với năm 2010 ứng với mức gia tăng là 2,25%, năm 2012 chi phí cho mặt hàng kẽm thỏi tăng lên 1.401.689 USD tăng 359.053 USD so với năm 2011. Đứng thứ 2 trong danh sách này là chi phí dành cho mặt hàng đá xuất khẩu cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2010 là 593.079 USD tăng thêm 204.363 USD vào năm 2011 đẩy mức chi phí cho năm này lên 797.442 USD, đến năm 2012 mức chi phí là 998.411 USD tăng 200.969 USD so với năm 2011. Cuối cùng là chi phí dành cho cát, sỏi và các khoáng sản khác cũng có mức tăng nhẹ, năm 2010 là 257.573 USD, năm 2011 giảm nhẹ còn 252.299 USD, năm 2012 chi phí tăng lên 423.828 USD. Nhìn chung trong giai đoạn này chi phí của tất cả các mặt hàng của công ty đều tăng lên. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, kinh tế nước nhà cũng chưa có nhiều khởi sắc sau khủng hoảng năm 2008, lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên nhanh chóng đẩy chi phí dành cho xuất khẩu các mặt hàng của công ty tăng lên là điều dễ hiểu.
2.2.1.2. Đối với chi phí cố định
Tổng chi phí cố định của công ty tăng qua các năm, năm 2010 tổng chi phí cố định là 60.998 USD chiếm 3,76%, đến năm 2011 tổng chi phí tăng gấp hơn 3 lần là 2.093.377 USD. Nguyên nhân là do năm 2011, công ty tiến hành mở rộng và xây mới thêm 2 khu nhà kho đồng thời sửa sang và nhập thêm một số thiết bị mới phục vụ hoạt động kinh doanh. Từ phụ lục 7, tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu của công ty cũng tăng từ 3,24% năm 2010 lên 3,39% năm 2011. Điều này, chứng tỏ việc sử dụng chi phí cố định của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Phụ lục 8, với từng các loại chi phí cố định:
Chi phí khấu hao, gìn giữ, bảo dưỡng thiết bị: Khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục chi phí cố định của công ty, 51,68% năm 2010, 51,02% năm
2011 nhưng đến năm 2012 chỉ còn 45,41%, chứng tỏ việc quản lý chi phí khấu hao đã có những bước chuyển biến tích cực.
Chi phí trả lãi vay: Khoản chi phí tương đối cao trong danh mục chi phí cố định. Năm 2010 là 33,86%, năm 2011 là 26,65% và 37,97% vào năm 2012. Điều này được giải thích là do trong những năm qua lãi suất cho vay có nhiều biến động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, bởi nguồn vốn vay là một trong số những nguồn cấp vốn quan trọng của công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Khoản mục chi phí có xu hướng tăng lên. Năm 2010 là 8.819 USD, năm 2011 là 18.494 USD tăng 9.675 USD so với năm 2010, năm 2012 là 18.980 tăng nhẹ thêm 486 USD so với năm 2011.
2.2.1.4. Đối với chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của công ty. Năm 2010, tổng chi phí biến đổi là 1.561.229 USD chiếm 96,24%. Năm 2011, tổng chi phí biến đổi là 2.010.898 USD chiếm 96,06% tăng 449.669 USD về chỉ tiêu tuyệt đối nhưng giảm nhẹ 0,18% về chỉ tiêu tương đối so với năm 2010. Năm 2012, tổng chi phí biến đổi là 2.718.761 USD tăng 707.863 USD so với năm 2011. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ suất chi phí biến đổi trên doanh thu ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm. Năm 2010 là 85,59%, năm 2011 là 80,68% giảm 4,91%, năm 2012 là 73,70% giảm 6,98%. Chứng tỏ, công ty đã nắm bắt được tín hiệu thị trường và có những điều chỉnh thích hợp. Cụ thể, với từng loại:
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: Khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục chi phí biến đổi của công ty. Năm 2010 là 75,29%, năm 2011 là 76,04% tăng 0,75% so với năm 2010, năm 2012 là 76,36% tăng 0,32% so với năm 2011. Bên cạnh nguyên nhân do ảnh hưởng của lạm phát và những biến động kinh tế vĩ mô thì một nguyên nhân nữa đó là việc công ty mở rộng quy mô sản xuất hơn do đó nhu cầu về nguyên, vật liệu đầu vào tăng lên kéo theo chi phí tăng lên.
Chi phí điện, nước: Đã có nhiều đợt điều chỉnh giá điện: Ngày 13/12/2011 Bộ Công Thương cho phép được điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành hay gần đây nhất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) họp báo công bố điều chỉnh giá điện tăng 5% từ ngày 22/12/2012. Các lần điều chỉnh này đã làm cho khoản chi phí này chiếm 1 con số không hề nhỏ trong tổng chi phí biến đổi. Năm 2010 là 289.243 USD, năm 2012 là 382.041 tăng 92.798 USD so với năm 2010, năm 2013 là 508.227 tăng đến 126.186 USD.
Chi phí vận chuyển: Khoản mục chi phí tăng khá nhanh, năm 2010 là 55.805 USD, năm 2011 là 74.943 USD tăng 19.138 USD so với năm 2010 và năm 2012 là 97.169 tăng 22.226 USD so với năm 2011. Nguyên nhân do công ty có sửa sang và mở
rộng thêm 2 khu nhà kho và mua bổ sung thêm 2 xe chở hàng 1 xe trọng tải 2 tấn và 1 xe trọng tải 5 tấn. Do đó, chi phí cho việc vận chuyển tăng lên đáng kể.