Xử lý ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 67 - 69)

3. Quản lý sử dụng thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật

3.3.Xử lý ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật

3.3.1. Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời

Các phản ứng phân huỷ bằng tia cực tím (UV), bằng ánh sáng mặt trời thường làm gãy mạch vòng hoặc gẫy các mối liên kết giữa Clo và Cacbon hoặc nguyên tố khác trong cấu trúc phân tử của chất hữu cơ và sau đó thay thế nhóm Cl bằng nhóm Phenyl hoặc nhóm Hydroxyl và giảm độ độc của hoạt chất.

- Ưu điểm của biện pháp này là hiệu suất xử lý cao, chi phí cho xử lý thấp, rác thải an toàn ngoài môi trường.

- Nhược điểm của biện pháp là không thể áp dụng để xử lý chất ô nhiễm chảy tràn và chất thải rửa có nồng độ đậm đặc. Nếu áp dụng để xử lý ô nhiễm đất thì lớp đất trực tiếp được tia UV chiếu không dày hơn 5mm. Do đó, khi cần xử lý nhanh lớp đất bị ô nhiễm tới các tầng sâu hơn 5 mm thì biện pháp này ít được sử dụng và đặc biệt trong công nghệ xử lý hiện trường.

3.3.2. Phá huỷ bằng vi sóng Plasma

Biện pháp này được tiến hành trong thiết bị cấu tạo đặc biệt. Chất hữu cơ được dẫn qua ống phản ứng ở đây là Detector lasma sinh ra sóng phát xạ electron cực ngắn (vi sóng). Sóng phát xạ electron tác dụng vào các phân tử hữu cơ tạo ra nhóm gốc tự do và sau đó dẫn tới các phản ứng tạo SO2, CO2, HPO3

2-

, Cl2, Br2, … (sản ph m tạo ra phụ thuộc vào bản chất hóa chất bảo vệ thực vật).

Ví dụ: Malathion bị phá huỷ như sau:

Plasma + C10H19OPS2 15O2 + 10CO2 + 9H2O + HPO3

Kết quả thực nghiệm theo biện pháp trên một số loại hóa chất bảo vệ thực vật đã phá huỷ đến 99% (với tốc độ từ 1,8 đến 3 kg/h).

- Ưu điểm của biện pháp này là hiệu suất xử lý cao, thiết bị gọn nhẹ. Khí thải khi xử lý an toàn cho môi trường.

- Nhược điểm của biện pháp này là chỉ sử dụng hiệu quả trong pha lỏng và pha khí, chi phí cho xử lý cao, phải đầu tư lớn.

3.3.3. Biện pháp ozon hoá/UV

Ozon hoá kết hợp với chiếu tia cực tím là biện pháp phân huỷ các chất thải hữu cơ trong dung dịch hoặc trong dung môi. Kỹ thuật này thường được áp

dụng để xử lý ô nhiễm thuốc trừ sâu ở Mỹ. Phản ứng hoá học để phân huỷ hợp chất là:

Thuốc trừ sâu, diệt cỏ + O3 CO2 + H2O + các nguyên tố khác

- Ưu điểm của biện pháp này là sử dụng thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành thấp, chất thải ra môi trường sau khi xử lý là loại ít độc, thời gian phân huỷ rất ngắn.

- Nhược điểm của biện pháp là chỉ sử dụng có hiệu quả cao trong các pha lỏng, pha khí. Chi phí ban đầu cho xử lý là rất lớn.

3.3.4. Biện pháp oxy hoá bằng không khí ướt

Biện pháp này dựa trên cơ chế oxy hoá bằng hỗn hợp không khí và hơi nước ở nhiệt độ cao > 35o

C và áp suất 150 atm. Kết quả xử lý đạt hiệu quả 95%. Chi phí cho xử lý theo biện pháp này chưa được nghiên cứu.

3.3.5. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao

Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao có 2 công đoạn chính:

- Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra hỗn hợp đất bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm.

- Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao có lượng oxy dư để oxy hoá các chất ô nhiễm thành CO2, H2O, NOx, P2O5.

Ưu điểm của biện pháp xử lý nhiệt độ cao là biện pháp tổng hợp vừa tách chất ô nhiễm ra khỏi đất, vừa làm sạch triệt để chất ô nhiễm; khí thải rất an toàn cho môi trường (khi có hệ thống lọc khí thải). Hiệu suất xử lý tiêu độc cao > 95%; cặn bã tro sau khi xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ (0,01%).

Hạn chế của biện pháp này là chi phí cho xử lý cao, không áp dụng cho xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng, cấu trúc đất sau khi xử lý bị phá huỷ, khí thải cần phải lọc trước khi thải ra môi trường.

3.3.6. Biện pháp xử lý tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật bằng phân huỷ sinh học

Biện pháp phân huỷ hóa chất bảo vệ thực vật bằng tác nhân sinh học dựa trên cơ sở sử dụng nhóm vi sinh vật có sẵn môi trường đất, các sinh vật có khả năng phá huỷ sự phức tạp trong cấu trúc hoá học và hoạt tính sinh học của hóa chất bảo vệ thực vật. Quá trình phân huỷ của vi sinh vật có thể gồm một hay nhiều giai đoạn, để lại các sản ph m trung gian và cuối cùng dẫn tới sự khoáng hóa hoàn toàn s n ph m thành CO2, H2O và một số chất khác. Một số loài thuốc thường chỉ bị một số loài vi sinh vật phân huỷ. Nhưng có một số loài vi sinh vật có thể phân huỷ được nhiều hóa chất bảo vệ thực vật trong cùng một nhóm hoặc ở các nhóm thuốc khá xa nhau.

Quá trình phân hủy hóa chất bảo vệ thực vật của sinh vật đất đã x y ra trong môi trường có hiệu xuất chuyển hoá thấp. Để tăng tốc độ phân huỷ hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chất bảo vệ thực vật và phù hợp với yêu cầu xử lý, người ta đã tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như: pH , môi trường, độ m, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ thoáng khí, bổ xung vào môi trường đất chế ph m sinh vật có khả năng phân huỷ hóa chất bảo vệ thực vật.

Một số trở ngại có thể sử dụng vi sinh vật trong xử lý sinh học là những điều kiện môi trường tại nơi cần xử lý, như sự có mặt của các kim loại nặng độc, nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao có thể làm cho vi sinh vật tự nhiên không phát triển được và làm chết vi sinh vật đưa vào, giảm đáng kể ý nghĩa đáng ý nghĩa thực tế của xử lý sinh học.

Có những phát minh mới mở rộng khả sử dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường. hương pháp này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai vì ý nghĩa thực tế của nó khi xử lý các chất thải độc hại ngày càng được mọi người chấp nhận

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 67 - 69)