Tính khối lượng thức ăn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 33 - 37)

4. Cho cua ăn

4.1.Tính khối lượng thức ăn

4.1.1. Xác định lượng cua đồng có trong ao * Xác định tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cua còn lại tại thời điểm đánh giá so với số lượng cua giống thả ban đầu. Đơn vị tính là %.

Số lượng cá thể cuối (con)

Tỷ lệ sống (%) = x 100

Số lượng cá thể đầu (con)

Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu kỹ thuật được dự tính trước khi thả cua giống. Thường được dự tính đạt 70- 80%. Việc dự tính tỷ lệ sống của cua đồng cho một vụ nuôi cần dựa vào những căn cứ sau:

+ Kết quả các vụ nuôi trước; + Chất lượng, cỡ cua giống thả;

+ Kỹ thuật và kinh nghiệm thả cua giống; + Chất lượng chu n bị ao, ruộng nuôi;

+ Chất lượng công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ đàn cua nuôi trong ao, ruộng;

Trong quá trình nuôi định kỳ 1 tháng kiểm tra tỷ lệ sống 1 lần để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

* Xác định khối lượng trung bình của 1 cá thể cua - Thu mẫu:

+ Sử dụng dụng cụ đồng nhất giữa các điểm thu mẫu (vó, đó, thúng…); + Sử dụng loại mồi nhử như nhau (cá tạp, ốc bươu vàng, cám thính…); + Thu mẫu tại 5 điểm trên ao (ruộng) như hình minh họa dưới đây:

Hình 4.1.35: Sơ đồ bố trí các điểm thu mẫu ngẫu nhiên - Xác định khối lượng trung bình cá thể cua:

Khối lượng mẫu thu (g) Khối lượng trung bình 1 con (g/con) =

Số con thu mẫu (con)

Chú ý:

+ Mẫu thu phải ngẫu nhiên, không được lựa chọn con to quá hoặc bé quá. + Số lượng mẫu thu để cân thử càng lớn độ chính xác càng cao.

* Xác định số lượng cua đồng có trong ao (ruộng)

Để xác định số lượng cá tiến hành kéo vó ở ít nhất ở 5 điểm trong ao. Số lượng điểm kéo vó càng nhiều, độ chính xác càng cao.

Chú ý: không sử dụng mồi nhử khi kéo vó.

Giả sử:

Số cua thu được ở vị trí kéo vó 1 là n1 Số cua thu được ở vị trí kéo vó 2 là n2 Số cua thu được ở vị trí kéo vó 3 là n3 Số cua thu được ở vị trí kéo vó 4 là n4 Số cua thu được ở vị trí kéo vó 5 là n5 Số cua thu được ở vị trí i là ni

Diện tích của chài hoặc vó là s (m2) Diện tích của ao là S (m2)

Vậy tổng số cua thu được qua t lần kéo vó là: N = n1 + n2+…+ n4 + ni. Số lượng cua trong ao (ruộng) được tính như sau:

Ví dụ: qua 5 điểm kéo vó trong ao ta tính được tổng cộng là 100 con cua, diện tích miệng vó là 4m2, diện tích ao nuôi là 1.000 m2. Như vậy:

100 x 1.000

Số lượng cua trong ao = --- = 5.000 con 4 x 5

* Xác định khối lượng cua có trong ao

Xác định khối lượng cua có trong ao nuôi quyết định đến việc tính toán lượng thức ăn cần sử dụng. Vì vậy cần phải xác định tương đối chính xác. Để xác định lượng cua có trong ao, dựa vào:

+ Số lượng cua giống thả ban đầu;

+ Số lượng cua có trong ao tại thời điểm xác định; + Khối lượng trung bình của một cá thể cua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định lượng cua có trong ao được tính như sau:

Khối lượng cua trong ao = khối lượng TB 1 con cua X số lượng cua trong ao Ví dụ: tính khối lượng cua trong ao đã nuôi được 2 tháng biết rằng: diện tích ao là 1.000m2, mật độ thả cua là 10 con/ m2, tỷ lệ sống tại thời điểm tính dự kiến là 80%, khối lượng trung bình của 1 con cua là 4g.

Giải Bước 1: tính số lượng cua trong ao nuôi: 1.000 x 10 x 80% = 8.000 con

Bước 2: tính tổng khối lượng cua trong ao 8.000 x 4 = 32.000g = 32kg

4.1.2. Tính lượng thức sử dụng

Kh u phần thức ăn là số lượng thức ăn cho ăn hằng ngày, kh u phần thức ăn được xác định dựa trên tỷ lệ cho ăn, khối lượng của cua đồng nuôi trong ao, ruộng.

Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cua đồng nói riêng, xác định kh u phần thức ăn tối ưu là việc làm rất khó khăn, vì:

+ Khả năng sử dụng thức ăn của cua đồng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại như: trạng thái sinh lý, tình trạng sức khỏe.

+ Phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sinh thái như: nhiệt độ nước, oxy hoà tan, pH,...

Tuy nhiên, việc xác định được kh u phần thức ăn tối ưu cho cua nuôi là điều rất cần thiết vì kh u phần thức ăn tối ưu sẽ cho tốc độ tăng trưởng tốt nhất, hệ số thức ăn thấp, như vậy vật chất thải sẽ ít nhất và nguy cơ suy thoái môi trường sẽ thấp nhất.

Trong các yếu tố sinh thái, nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn của cua đồng. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng lên, kh u phần thức ăn sẽ tăng.

Kh u phần thức ăn được tính toán dựa trên tỷ lệ cho ăn và sinh khối có trong ao. Tỷ lệ cho ăn không phải là một giá trị bất biến mà thay đổi theo tốc độ phát triển của cua đồng. Cùng với quá trình sinh trưởng số lượng thức ăn cho ăn hàng ngày sẽ tăng vì tổng khối lượng cua đồng trong ao tăng lên.

Khối lượng cua đồng trong ao được xác định thông qua giá trị trung bình của mẫu tại thời điểm tính toán. Giá trị trung bình có thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng từng cá thể, sau đó tính toán bằng phương pháp thống kê. Kh u phần thức ăn có thể xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ cho ăn hàng ngày phụ thuộc vào nhiệt độ nước và kích cỡ của cua đồng. Lượng thức ăn cho cua đồng ăn trong một ngày đêm có thể tham khảo ở bảng sau:

Bảng 4.1.5: Tỷ lệ thức ăn cho cua ăn theo giai đoạn phát triển TT Giai đoạn cho ăn Tỷ lệ cho ăn (%) Ghi chú

1. Cua bột 100 2. 7 ngày – 1 tháng tuổi 50- 100 3. 1 – 2 tháng tuổi 20- 50 4. 2- 3 tháng tuổi 10- 20 5. Từ 3 tháng tuổi 5- 10 Kh u phần thức ăn (g) Khối lượng cua trung bình (g) Số lượng cá thể ban đầu (con) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ cho ăn (%) = X X X

Chú ý

Trong quá trình sử dụng thức ăn người nuôi cần chú ý điều chỉnh lượng thức ăn theo điều kiện thức tế (thời tiết thay đổi, môi trường biến động, tình trạng sức khỏe của cua...)

Ví dụ: Trong 1 ao nuôi cua đồng có diện tích 500 m2, mật độ nuôi ban đầu là: 5con/m2

; khối lượng cá thể sau 40 ngày nuôi trung bình đạt: 5g/con; tỷ lệ sống ước tính 90%; tỷ lệ cho ăn 14%. Hãy tính lượng thức ăn cần dùng.

Bài giải:

Trước hết xác định số lượng cá thể thả ban đầu (N): N = 5 con/m2 x 500m2 = 2500 con.

Tổng khối lượng thức ăn cần dùng là:

Khối lượng thức ăn = 5g/con x 2500 con x 90% x 14% = 1575 (g). Như vậy lượng thức ăn cần dùng là 1575 (g).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 33 - 37)