Quản lý an toàn cua nuôi

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 46)

1.1. Ngăn chặn địch hại

Trong ao, ruộng nuôi cua có thể xuất hiện nhiều nhóm địch hại, địch hại của cua chủ yếu tác động ở 3 nhóm: nhóm động vật ăn cua, nhóm động vật cạnh tranh thức ăn, nhóm động vật gây bệnh.

1.1.1. Nhóm địch hại là động vật ăn cua:

- Có nhiều loại động vật coi cua là thức ăn như: chim, chuột, rắn, ếch, cá dữ... có thể là địch hại của cua.

(c) (d)

Hình 4.2.1: Một số địch hại ăn cua (a- chim; b- chuột; c- rắn; d- ếch) - Biện pháp ngăn chặn:

+ Làm rào (lưới) chắn để hạn chế địch hại xâm nhập vào ao, ruộng nuôi cua đồng

Hình 4.2.2: Rào để ngăn chặn địch hại + Làm hình nộm ngăn chim

xâm nhập vào ao nuôi cua

+ Săn, bắt triệt để các loại địch hại

Hình 4.2.4: Săn chuột trên ruộng 1.1.2. Nhóm địch hại là động vật cạnh tranh thức ăn, môi trường sống của cua

- Là các động vật có đời sống song song với cua trong môi trường nước. Các nhóm động vật này cạnh tranh môi trường sống với cua, sử dụng thức ăn của cua làm tăng hệ số thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế trong nuôi cua: tôm, cá, ốc bươu vàng...

b

Hình 4.2.5: Địch hại cạnh tranh thức ăn và môi trường với cua đồng nuôi (a- cá rô phi; b- tôm đồng; c- ốc bươu vàng)

- Biện pháp hạn chế: + Bắt địch hại trực tiếp bằng tay

Hình 4.2.6: Bắt ốc bươu vàng c

+ Dùng lưới đánh bắt tôm, cá tạp

Hình 4.2.7: Dùng lưới đánh bắt cá tạp + Đánh bắt cá dữ bằng

lưới rê, câu

Hình 4.2.8: Câu cá quả + Dùng hóa chất diệt

tạp

Hình 4.2.9: Dùng saponin diệt tạp 1.2. Kiểm tra an toàn công trình nuôi

* Kiểm tra an toàn hệ thống rào chắn:

+ Rào chắn bằng tấm fibroximang: cắm xuống đất 0,2- 0,3m; chiều cao 0,3- 0,5m; độ nghiêng 15o vào phía trong ao, ruộng; cọc tre đỡ khoảng cách 2- 3m/ cọc.

+ Rào lưới/ nilon: khoảng chân vùi xuống đất: 0,2- 0,3m; chiều cao rào chắn: 0,5- 0,7m; nẹp tre, cọc tren đỡ khoảng cách 2- 3m.

Hình 4.2.10: Rào chắn bằng tấm fibroximang

- Kiểm tra các hư hỏng của hệ thống rào chắn

+ Hỏng chân móng rào chắn + Rào chắn, tường xây bị đổ + Rào chắn bị đứt, gãy + Rào chắn bị thủng

Hình 4.2.11: Rào chắn bị gãy, đổ - Tu sửa những sai hỏng của

rào chắn: vá lỗ thủng, gia cố chân móng, làm lại chỗ đứt, gãy…

Hình 4.2.12: Sửa rào chắn * Kiểm tra an toàn hệ thống bờ bao

- Tiêu chu n hệ thống bờ bao: + Chiều rộng mái bờ (r): 0,8- 1,2m + Chiều rộng chân bờ (R): 1,5- 2m + Độ nghiêng mái bờ (b/h): >1

+ Chiều cao bờ (h): 0,7- 1m

- Kiểm tra các hư hỏng hệ thống bờ bao: + Sạt lở bờ

+ Rò rỉ nước

+ Lỗ mọi (làm cua vượt thoát khỏi ao nuôi)

Hình 4.2.13. Bờ bao bị sạt lở sau chu kỳ nuôi

- Tu sửa những sai hỏng của hệ thống bờ bao: vá lỗ mọi, đắp lại bờ… 1.3. Đảm bảo chỗ trú n cho cua khi lột xác

Giá thể trong ao nuôi cua có tác dụng tạo chỗ trú n cho cua lột xác, trỗ chú n trốn tránh kẻ thù, trú n khi điều kiện môi trường bất lợi...

Giá thể trong ao nuôi cua được chia làm 2 loại chính: - Giá thể là các loại cây thủy

sinh: bèo, rau rút, cỏ nước… + Rau muống

+ Rau rút

Hình 4.1.14: Rau muống, rau rút làm giá thể cho ao nuôi cua

- Làm giá thể bằng vật liệu nhân tạo (thả chà): bó lưới cước, bó nilon, bó cành dong...

Hình 4.2.15: Bó chà làm giá thể - Cua lột xác trên giá thể, để

tránh bị kẻ thù ăn thịt

Hình 4.2.16: Cua đang lột xác 1.4. Diệt cá tạp

- Trong ao nuôi cua, cá tạp là những loài cá sống cùng với cua trong môi trường nước, chúng ăn cua, cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với cua nuôi.

diệt cá tạp trong ao (ruộng) nuôi cua

- Căn cứ vào đặc tính gây độc của các loại hóa chất đối với cá có thể sử dụng một số loại hóa chất để diệt cá tạp như sau:

* Các loại hóa chất:

- Hóa chất rotenon chứa trong Cây thuốc cá: + Cây thuốc cá (dây thuốc cá)

được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh... Rễ có thể phơi khô chế thành dạng bột để sử dụng. Rễ dây thuốc cá chứa hoạt chất chính là rotenon, có tác dụng độc với cá và côn trùng nên thường được dùng để làm cho cá bị say để dễ bắt. Tuy nhiên ít độc hơn với loài giáp xác (tôm, cua).

Hình 4.2.17: Cây thuốc cá + Liều lượng sử dụng: 2- 3kg rễ cây/ 100m3 nước

- Hóa chất saponin (bột bã trà) + Saponin có nhiều nhất trong bã hạt trà, được chiết xuất từ hạt Camellia sp. Saponin được dùng để diệt cá tạp trong các ao nuôi tôm, vì nó là chất độc đối với cá nhưng không gây tác hại trên các loài giáp xác (tôm).

Hình 4.1.18: Saponin

+ Saponin có tác dụng ức chế hô hấp của tất cả các loài động vật ở dưới nước có máu màu đỏ (máu có nhân haemoglobin), cá nằm trong nhóm này. Tôm cũng như các loài giáp xác khác có máu thuộc nhóm nhân haemocyanin (máu màu xanh da trời) nên không bị tác động bởi saponin

+ Liều lượng sử dụng: 1,5- 2kg/ 100m3 nước

* hương pháp sử dụng: (xem lại Mô đun 2, bài 4, mục 5) 2. Quản lý môi trường

2.1. Tiêu chu n các yếu tố môi trường trong ao, ruộng nuôi cua 2.1.1. Độ trong, màu nước 2.1.1. Độ trong, màu nước

* Độ trong

Độ trong của nước phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Chất v n vô cơ (do nước cấp bị đục, từ đất ao…) + Mùn bã hữu cơ

+ Sinh vật phù du (thực vật và động vật phù du)

Độ trong là một chỉ tiêu đơn giản, dễ xác định, thông qua chỉ tiêu này người nuôi có thể đánh giá được tình trạng ao nuôi để có được các biện pháp xử lý thích hợp.

Độ trong thích hợp cho các ao nuôi cua đồng là từ “30- 40cm”. * Màu nước

Nước nguyên chất không có màu, chỉ có lớp nước dày mới có màu xanh lơ. Nước thiên nhiên thường có nhiều màu khác nhau do sự xuất hiện của các hợp chất vô cơ và hữu cơ hoà tan hay không hoà tan, hay sự phát triển của tảo.

Trong ao nuôi cua đồng cần phải duy trì nước ao có màu “xanh vỏ đỗ” hay màu “xanh nõn chuối”.

2.1.2. Giá trị pH

Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính axít và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "giá trị pH".

Độ pH có giá trị từ 0- 14. Nguồn nước mang tính axít, trung tính hay kiềm phụ thuộc vào độ pH, cụ thể như sau:

pH < 7 : Môi trường axít pH = 7 : Môi trường trung tính pH > 7 : Môi trường bazơ

Cua đồng có thể phát triển, sinh trưởng trong môi trường có pH từ “6- 9”; tốt nhất là “pH từ 7,5-8,5”.

2.1.3. Nhiệt độ nước

Nhiệt độ đóng vai tr rất lớn trong chu trình chuyển hoá vật chất trong nước, trong đời sống của động vật thuỷ sinh nói chung và cua đồng nói riêng.

Sự thay đổi nhiệt độ của nước ít là một điều kiện rất thuận lợi cho đời sống của các loài thuỷ sinh vật nói chung và cua đồng nói riêng.

Trong một ngày thì nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 2- 5 giờ, cao nhất vào khoảng 14-16 giờ, và nhiệt độ thường đạt giá trị trung bình vào lúc 10h.

độ nước dao động mạnh, tầng đáy dao động ít hơn và tầng giữa có thể coi là trung bình cộng của 2 tầng.

Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cua đồng mất cân bằng sinh lý cơ thể, giảm sức ăn, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cua nuôi. Do đó nó làm cho cua đồng chậm lớn. Ngược lại, tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối ưu, cua đồng sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh.

Ngưỡng nhiệt độ phù hợp đối với cua “22- 35o

C”; nhiệt độ thích hợp

nhất là từ “25- 30o

C”.

2.1.4. Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

Trong nước tự nhiên hàm lượng oxy thường có biên độ biến động rất lớn, ở các thuỷ vực khác nhau khoảng dao động thường không giống nhau.

Biến động của oxy hoà tan trong nước thường tuân theo các quy luật sau: - Biến động theo chu kỳ ngày đêm

+ Trong ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thực vật kém phát triển biên độ dao động của oxy nhỏ.

+ Trong ao giàu dinh dưỡng thực vật phát triển mạnh, ban ngày chúng quang hợp mạnh làm hàm lượng oxy tăng cao, có thể đạt mức quá bão hoà và mức cao nhất vào khoảng từ 14- 16 giờ. Ban đêm quá trình quang hợp không diễn ra, các quá trình tiêu hao oxy từ sự hô hấp của thuỷ sinh vật và từ các phản ứng hoá học làm oxy giảm dần và đạt mức thấp nhất vào sáng sớm (3- 5 giờ).

+ Những ao quá giàu dinh dưỡng, tảo phù du phát triển mạnh, vào những ngày trời nắng to hàm lượng oxy hoà tan có thể đạt đến mức quá bão hoà vào buôi trưa và sáng sớm có thể giảm về mức 0 mg/l.

- Biến động theo tầng nước

+ Tầng mặt do tiếp xúc trực tiếp với không khí và được cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời, tảo phù du phát triển mạnh nên hàm lượng oxy thường lớn và biến động mạnh.

+ Tầng đáy có hàm lượng oxy hoà tan thấp và ổn định do tầng đáy có cường độ chiếu sáng yếu, tảo phù du kém phát triển và oxy bị tiêu hao nhiều từ các phản ứng hoá học, các quá trình phân huỷ chất hữu cơ.

Bảng 4.2.1: Quan hệ giữa độ sâu nước, oxy hoà tan và thực vật phù du Độ sâu (m) Thực vật phù du (tế bào/l) Hàm lượng ôxy hòa tan (mg/l)

1 390.000 7

2 70.000 4

2.1.5. Biến động hàm lượng các chất khí hòa tan * Biến động hàm lượng sulfuahydro trong nước

H2S tích tụ nhiều dưới nền đáy các ao nuôi chủ yếu là do hai quá trình: Quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh đặc biệt trong điều kiện môi trường thiếu oxy. Quá trình phản sulfate hoá trong điều kiện yếm khí. Hàm lượng H2S tỷ lệ thuận với quá trình phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh trong điều kiện thiếu ôxy.

Giá trị H2S thích hợp trong ao, ruộng nuôi cua “<0,001mg/l” * Biến động khí NH3

Tỷ lệ giữa NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. Khi nhiệt độ và pH của nước tăng, hàm lượng NH3 trong nước cũng tăng và ngược lại.

Bảng 4.2.2: Thay đổi giá trị NH3 phụ thuộc vào pH và nhiệt độ trong tỷ lệ phần trăm với ammonia tổng số

t0 pH 12 0 C 200C 240C 280C 7,0 0,2 0,4 0,5 0,7 8,0 2,1 3,8 5,0 6,6 8,2 3,3 5,9 7,7 10,0 8,4 5,2 9,1 11,6 15,0 8,6 9,7 13,7 17,3 21,8 8,8 12,0 20,1 24,9 30,7 9,0 17,8 28,5 34,4 41,2 9,2 25,8 38,7 45,4 52,6 9,4 35,5 50,0 56,9 63,8 9,6 46,5 61,3 67,6 73,6

Giá trị NH3 thích hợp trong ao, ruộng nuôi cua là “< 0,01mg/l” 2.2. Xác định các yếu tố môi trường

(xem lại mục 2 bài 4 mô đun 2)

2.3.1. Xử lý biến động độ trong- màu nước:

2.3.1.1. Ảnh hưởng của biến động độ trong, màu nước

Độ trong của nước quá cao hay quá thấp đều không tốt với nuôi thủy sản nói chung và cua đồng nói riêng.

Nước quá trong sẽ dẫn đến:

- Ánh sáng xuyên sâu xuống đáy tạo điều kiện cho các loài rong, tảo đáy phát triển, gây hại cho động vật nuôi

- Sinh vật phù du nghèo nàn, dẫn tới chất lượng môi trường ao nuôi kém và năng suất sinh học của ao nuôi giảm thấp.

Nếu nước đục sẽ dẫn đến: - Làm giảm khả năng bắt mồi

- Làm giảm khả năng truyền ánh sáng vào trong nước. Nếu độ đục do các phần tử phù sa (đất sét, bùn, mùn bã hữu cơ...) gây ra sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, từ đó dẫn tới làm giảm năng suất của thủy vực. Nếu độ đục do tảo gây nên sẽ làm thiếu O2 vào sáng sớm, độ pH tăng cao vào buổi trưa và nếu nước ao không được xáo trộn thường xuyên thì một số tảo sẽ chết do thiếu ánh sáng, trường hợp này có khuynh hướng dẫn đến hiện tượng tảo chết đột ngột hàng loạt (tảo tàn).

2.3.1.2. Quản lý độ trong, màu nước

Quản lý độ trong và màu nước trong các ao nuôi thủy sản thực chất là quản lý thành phần và số lượng tảo trong ao nhằm tạo cơ sở thức ăn tự nhiên phong phú và ổn định môi trường ao nuôi.

Trong các ao nuôi thủy sản tảo là thành phần hữu sinh quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ trong và màu nước của ao nuôi. Độ trong giảm khi mật độ tảo tăng và ngược lại. Tảo c n là tác nhân cơ bản gây nên sự biến động pH, oxy h a tan trong ngày đêm ở ao nuôi.

Để quản lý tốt độ trong màu nước trong ao, ruộng nuôi cần nhận biết nguyên nhân gây biến động độ trong, màu nước để từ đó có những biện pháp phù hợp.

Nguyên nhân biến động độ trong, màu nước có thể chia ra các nhóm sau: (1) Độ trong giảm do các vật chất vô cơ lơ lửng trong nước

(2) Độ trong giảm do sự phát triển quá mạnh của tảo (3) Độ trong tăng do thủy vực nghèo dinh dưỡng

Từ các nguyên nhân trên có thể đề ra một số biện pháp quản lý sau: * Xử lý biến động độ trong giảm do vật chất vô cơ lơ lửng trong nước: - Nguyên nhân xuất hiện vật chất vô cơ lơ lửng trong nước:

+ Do nước mưa từ lưu vực của thủy vực rửa trôi một lượng lớn các vật chất vô cơ xuống ao, ruộng nuôi;

+ Do quá trình hoạt động kiếm mối của các thủy sinh vật trong nước (cá, tôm, cua, ốc...);

+ Do hoạt động của con người: di chuyển trong ao, ruộng nuôi; đánh bắt cua; kiểm tra cua...

- Biện pháp xử lý:

+ Hạn chế các nguồn nước rửa trôi từ bên ngoài vào trong thủy vực nuôi; + Bón vôi trước và sau khi mưa để lắng đọng các chất phù sa, keo đất ở trong nước;

+ Thay nước khi độ trong giảm.

* Xử lý biến động độ trong giảm do tảo phát triển quá mạnh

- Nguyên nhân: do nguồn chất hữu cơ quá nhiều trong ao (bón phân quá nhiều, thức ăn dư thừa)

- Biện pháp xử lý:

+ Ngừng bón phân, sử dụng thức ăn phù hợp để giảm lượng chất hữu cơ vào trong thủy vực;

+ Thả bèo (lục bình) 1/3 diện tích ao làm giảm lượng chất hữu cơ trong ao. Mặt khác, tảo c n che phủ hạn chế sự phát triển của tảo;

+ Thay nước để làm giảm mật độ của tảo;

+ Định kỳ bón vôi sống CaCO3 hoặc vôi dolomite CaMg(CO3)2 xuống ao với liều lượng từ 1- 2 kg/ 100m2

/10 ngày;

+ Thả cá ăn thực vật phù du để duy trì mật độ tảo (thả cá mè trắng với mật độ 0,5- 1 con/ 10m2

ao, ruộng nuôi cua).

* Xử lý biến động độ trong tăng (nước quá trong)

- Nguyên nhân: thủy vực nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển - Biện pháp xử lý:

+ Định kỳ dùng men vi sinh hoặc đường cát bón xuống ao thúc đ y sự phân hủy mùn bã hữu cơ của hệ vi sinh vật có lợi, bổ sung muối dinh dưỡng thường xuyên, liên tục cho tảo phát triển.

+ Bón phân vô cơ với liều lượng 0,2- 0,3kg/ 100m3, tỷ lệ bón 2 đạm/ 1 lân

2.3.2. Xử lý biến động độ pH

Độ pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật như: sinh trưởng, sinh sản, tỉ lệ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)