Quản lý các yếu tố môi trường trong ao, ruộng nuôi

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 57 - 64)

2. Quản lý môi trường

2.3.Quản lý các yếu tố môi trường trong ao, ruộng nuôi

2.3.1. Xử lý biến động độ trong- màu nước:

2.3.1.1. Ảnh hưởng của biến động độ trong, màu nước

Độ trong của nước quá cao hay quá thấp đều không tốt với nuôi thủy sản nói chung và cua đồng nói riêng.

Nước quá trong sẽ dẫn đến:

- Ánh sáng xuyên sâu xuống đáy tạo điều kiện cho các loài rong, tảo đáy phát triển, gây hại cho động vật nuôi

- Sinh vật phù du nghèo nàn, dẫn tới chất lượng môi trường ao nuôi kém và năng suất sinh học của ao nuôi giảm thấp.

Nếu nước đục sẽ dẫn đến: - Làm giảm khả năng bắt mồi

- Làm giảm khả năng truyền ánh sáng vào trong nước. Nếu độ đục do các phần tử phù sa (đất sét, bùn, mùn bã hữu cơ...) gây ra sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, từ đó dẫn tới làm giảm năng suất của thủy vực. Nếu độ đục do tảo gây nên sẽ làm thiếu O2 vào sáng sớm, độ pH tăng cao vào buổi trưa và nếu nước ao không được xáo trộn thường xuyên thì một số tảo sẽ chết do thiếu ánh sáng, trường hợp này có khuynh hướng dẫn đến hiện tượng tảo chết đột ngột hàng loạt (tảo tàn).

2.3.1.2. Quản lý độ trong, màu nước

Quản lý độ trong và màu nước trong các ao nuôi thủy sản thực chất là quản lý thành phần và số lượng tảo trong ao nhằm tạo cơ sở thức ăn tự nhiên phong phú và ổn định môi trường ao nuôi.

Trong các ao nuôi thủy sản tảo là thành phần hữu sinh quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ trong và màu nước của ao nuôi. Độ trong giảm khi mật độ tảo tăng và ngược lại. Tảo c n là tác nhân cơ bản gây nên sự biến động pH, oxy h a tan trong ngày đêm ở ao nuôi.

Để quản lý tốt độ trong màu nước trong ao, ruộng nuôi cần nhận biết nguyên nhân gây biến động độ trong, màu nước để từ đó có những biện pháp phù hợp.

Nguyên nhân biến động độ trong, màu nước có thể chia ra các nhóm sau: (1) Độ trong giảm do các vật chất vô cơ lơ lửng trong nước

(2) Độ trong giảm do sự phát triển quá mạnh của tảo (3) Độ trong tăng do thủy vực nghèo dinh dưỡng

Từ các nguyên nhân trên có thể đề ra một số biện pháp quản lý sau: * Xử lý biến động độ trong giảm do vật chất vô cơ lơ lửng trong nước: - Nguyên nhân xuất hiện vật chất vô cơ lơ lửng trong nước:

+ Do nước mưa từ lưu vực của thủy vực rửa trôi một lượng lớn các vật chất vô cơ xuống ao, ruộng nuôi;

+ Do quá trình hoạt động kiếm mối của các thủy sinh vật trong nước (cá, tôm, cua, ốc...);

+ Do hoạt động của con người: di chuyển trong ao, ruộng nuôi; đánh bắt cua; kiểm tra cua...

- Biện pháp xử lý:

+ Hạn chế các nguồn nước rửa trôi từ bên ngoài vào trong thủy vực nuôi; + Bón vôi trước và sau khi mưa để lắng đọng các chất phù sa, keo đất ở trong nước;

+ Thay nước khi độ trong giảm.

* Xử lý biến động độ trong giảm do tảo phát triển quá mạnh

- Nguyên nhân: do nguồn chất hữu cơ quá nhiều trong ao (bón phân quá nhiều, thức ăn dư thừa)

- Biện pháp xử lý:

+ Ngừng bón phân, sử dụng thức ăn phù hợp để giảm lượng chất hữu cơ vào trong thủy vực;

+ Thả bèo (lục bình) 1/3 diện tích ao làm giảm lượng chất hữu cơ trong ao. Mặt khác, tảo c n che phủ hạn chế sự phát triển của tảo;

+ Thay nước để làm giảm mật độ của tảo;

+ Định kỳ bón vôi sống CaCO3 hoặc vôi dolomite CaMg(CO3)2 xuống ao với liều lượng từ 1- 2 kg/ 100m2

/10 ngày;

+ Thả cá ăn thực vật phù du để duy trì mật độ tảo (thả cá mè trắng với mật độ 0,5- 1 con/ 10m2

ao, ruộng nuôi cua). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xử lý biến động độ trong tăng (nước quá trong)

- Nguyên nhân: thủy vực nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển - Biện pháp xử lý:

+ Định kỳ dùng men vi sinh hoặc đường cát bón xuống ao thúc đ y sự phân hủy mùn bã hữu cơ của hệ vi sinh vật có lợi, bổ sung muối dinh dưỡng thường xuyên, liên tục cho tảo phát triển.

+ Bón phân vô cơ với liều lượng 0,2- 0,3kg/ 100m3, tỷ lệ bón 2 đạm/ 1 lân

2.3.2. Xử lý biến động độ pH

Độ pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật như: sinh trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống và dinh dưỡng.

pH thích hợp cho cua đồng thường nằm trong khoảng từ 5,6- 8,5 và khoảng pH tối ưu trong khoảng từ 7- 8. Khi pH môi trường nước quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cua đồng. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ th m thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài.

Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của động vật thủy sản. Động vật thủy sản sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ rất ít. Khi pH cao làm làm cua đồng bị tổn thương phụ bộ, mang; cũng như gây trở ngại cho việc lột xác.

Các ảnh hưởng sinh hoá của pH đến vật nuôi cũng là nguyên nhân làm tăng ngưỡng oxy của vật nuôi khi pH giảm.

Khi pH cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới nhiều các quá trình chuyển hoá các chất trong nước, như làm ảnh hưởng tới độ kiềm, hoà tan hay làm kết tủa nhiều kim loại. Tuy nhiên, tác động chủ yếu của chúng đối với môi trường nước chủ yếu qua sự làm ảnh hưởng đến sự chuyển hoá các loại khí độc như NH3, H2S trong nước. Hàm lượng khí NH3 tăng dần khi pH tăng và hàm lượng khí H2S tăng dần khi pH giảm.

Ví dụ:

+ Trong môi trường khi pH = 9 và nhiệt độ là 28o

C thì có tới 41,2% ammonia ở dạng NH3, trong khi đó nếu pH = 7 và cùng nhiệt độ là 28o

C thì chỉ 0,7% ammonia ở dạng NH3.

+ Trong môi trường khi pH = 5 và nhiệt độ là 24o

C thì có tới 99,1% sulfua ở dạng H2S, trong khi đó nếu pH = 8 và cùng nhiệt độ là 24o

C thì chỉ 9,6% sulfua ở dạng H2S.

Để hạn chế độc tính của các loại khí độc này trong ao nuôi cua đồng phải luôn duy trì pH ổn định trong khoảng từ 7 - 8.

2.3.2.2. Quản lý độ pH

- Để duy trì ổn định pH ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Cải tạo ao (ruộng) tốt trước khi nuôi thả.

+ Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao (ruộng). + Kiểm soát sự phát triển của tảo.

+ Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi

- Khi pH thấp:

pH thấp trong ao (ruộng) nuôi thường do axít th m lậu từ đất phèn, axít bị rửa trôi sau các trận mưa, do tích luỹ quá nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo nguyên nhân làm giảm pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

+ Đối với các ao (ruộng) nuôi vùng đất phèn độ pH có thể giảm mạnh (<4,5) gây chết cua, do đó để quản lý pH thấp vùng chịu ảnh hưởng của đất phèn cần chú ý: khi cải tạo không phơi đáy nứt nẻ (tránh đất tiếp xúc với oxy không khí), trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vôi xung quanh bờ ao...

+ Ao (ruộng) mới đào nên thường xuyên trao đổi nước, bón vôi (CaCO3 hay dolomite) và bón phân.

+ Khi pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nước hay cấp nước mới.

+ Khi pH thấp do tảo tàn, có thể thay nước rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm, vớt bỏ bọt không tan, bơm đảo nước và giảm cho ăn.

- Khi pH cao:

Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thay nước : thay nước sạch với 20% thể tích nước ao/ngày.

+ Các ao (ruộng) nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng to độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các hoá chất diệt tảo như CuSO4, FGC Mycin, BKC... hoặc dùng formol phun xuống ao với nồng độ 3- 4 ml/m3.

+ Khi pH tăng cao có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát (2 kg/1000m3) dải xống ao nhằm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, các axit hữu cơ làm giảm pH xuống.

+ Dùng phèn chua [Al2(SO4)3.14H2O] hoà tan ra nước và té đều khắp mặt ao (ruộng) nuôi cua.

+ Ngoài ra khi pH tăng cao do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống.

2.3.3. Xử lý biến đông nhiệt độ nước 2.3.3.1. Ảnh hưởng của biến động nhiệt độ - Làm giảm quá trình hòa tan của O2 trong nước.

- Khi nhiệt độ cao làm tăng các chất h a tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần các chất trong ao (ruộng) nuôi, do khi nhiệt độ tăng sự tăng cường các quá trình phân huỷ chất hữu cơ và làm tăng khả năng hoà tan của nhiều chất.

- Ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của mầm bệnh (tăng mức nhạy cảm của cua đối với mầm bệnh).

- Ảnh hưởng tới hiệu quả tác dụng của thuốc. Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc phòng, trị bệnhsẽ mạnh hơn.

2.3.3.2. Quản lý nhiệt độ

Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi, làm thay đổi tính chất lý hóa của ao (ruộng) nuôi, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn và khả năng sinh trưởng của cua đồng. Do vậy, để ổn định nhiệt độ trong ao (ruộng) nuôi ta phải tuân thủ chặt chẽ yêu cầu sau:

- Luôn luôn duy trì ổn định mực nước trong ao, khi biên độ biến động nhiệt độ trong ngày quá 3oC.

- Tạo nơi trú n có nhiệt độ phù hợp vào những thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh (làm khung bèo che). Nhưng sau đó cần phải vớt bỏ để tránh bèo làm mất dinh dưỡng ao nuôi hoặc làm giảm ôxy hòa tan.

- Ngoài ra khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh chúng ta cũng có thể thay nước hoặc cấp thêm nước trong phạm vi cho phép.

Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho cua, không để nhiệt độ trung bình nước trong ao, (ruộng) nuôi vượt quá 33oC. Các biện pháp thông thường: làm giàn che mát, thả bổ sung chà, bèo trong ao (ruộng), tăng mực nước trong ao (ruộng), thay nước mới...

Mùa lạnh cần chống rét cho cua (các tỉnh phía Bắc), cố gắng giữ cho nhiệt độ nước ao nuôi luôn trên 15oC. Các biện pháp thông thường: giữ nước ao sâu trên 1,2m, mặt ao thả bèo kín hoặc che chắn đỡ bị gió lạnh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, nơi có nguồn nước nóng nên tận dụng đưa qua ao nuôi, nâng nhiệt độ nước ao nuôi lên 20- 30o

C.

2.3.4. Xử lý biến động hàm lượng ôxy hòa tan

2.3.4.1. Ảnh hưởng của biến động hàm lượng ôxy hòa tan

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hoà tan trong nước. Oxy phong phú là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật nói chung và cua đồng nói riêng. Trong ao, ruộng nuôi cua đồng khi hàm lượng oxy hoà tan thấp các chất phân huỷ trong điều kiện yếm khí thường tạo ra nhiều loại chất độc không tốt cho cua.

Khi hàm lượng oxy thấp nó ảnh hưởng tới cua đồng do xuất hiện nhiều độc tố như: H2S, NH3, NO2...

2.3.4.2. Quản lý oxy trong ao nuôi thuỷ sản

Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta cần chú ý các điểm sau:

- Ao, ruộng nuôi cần thoáng khí, không cớm rợp.... Muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, tạo điều kiện cho ao có nhiều ánh sáng, thực vật thủy sinh quang hợp mạnh.

- Không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, vì như vậy sẽ dễ dàng đưa đến hiện tượng thực vật phù du nở hoa làm nồng độ oxy hoà tan giảm thấp vào ban đêm (có khi hết hẳn), có thể trong cả ban ngày. Khi thực vật phù du chết đi quá trình phân huỷ của chúng tiêu hao nhiều oxy của môi trường và tạo ra nhiều CO2, NH3, H2S... gây độc cho cua đồng và các thuỷ sinh vật trong ao (ruộng).

- Kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong.

- Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước.

- Giảm thiểu chất thải ở đáy ao. Những ao nuôi cua đồng lâu năm, thường có lớp bùn dày, trước vụ nuôi cần phải cải tạo ao, vét bớt bùn đáy ao.

2.3.5. Xử lý biến động các chất khí hòa tan

2.3.5.1. Ảnh hưởng của biến động chất khí hòa tan * Ảnh hưởng của H2S (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nước H2S phân ly theo các phương trình sau: H2S HS- + H+

HS- S2- + H+

Dạng tự do (H2S) thì rất độc đối với động vật thủy sản nhưng khi phân ly thành các ion (HS-, S2-) thì không độc. Khi pH càng thấp (nước chua) thì dạng tự do tồn tại càng nhiều và ngược lại.

Khi H2S có mặt trong nước nó sẽ gây ra một số tác hại như sau: - Làm tiêu hao oxy hòa tan trong ao, làm giảm độ pH nước.

- Nếu vật nuôi hít phải H2S, tuỳ theo nồng độ H2S trong nước nó làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.

- Tiêu thụ nhiều oxy trong máu, không cung cấp được cho các tế bào làm cho thuỷ sinh vật chết vì thiếu oxy.

- Gây tê liệt hệ thần kinh. * Ảnh hưởng của NH3

NH3 là khí độc đối với động vật thủy sinh, độ độc của NH3 tăng lên khi ôxy hòa tan thấp và sẽ giảm khi nồng độ CO2 cao.

Sự ảnh hưởng của NH3 dưới mức gây chết đối với động vật thủy sinh nói chung và cua đồng nói riêng là:

+ Gia tăng tính mẫn cảm của động vật đối với những điều kiện không thuận lợi của môi trường như sự dao động của nhiệt độ, thiếu ôxy.

+ Ức chế sự sinh trưởng bình thường. + Giảm khả năng mắn đẻ.

+ Giảm khả năng chống bệnh.

Nhưng nếu nồng độ NH3 trong nước ao nuôi cua đồng quá thấp, tảo không thể phát triển được.

2.3.5.2. Quản lý các chất khí hòa tan

* Các biện pháp hạn chế hàm lượng khí sulfuahydro trong ao nuôi

Để tránh sự hình thành và tích luỹ nhiều khí H2S gây độc cho các ao nuôi cần hạn chế sự tích luỹ chất hữu cơ ở đáy ao và tình trạng yếm khí.

- Phải luôn duy trì ổn định độ pH và oxy hoà tan trong ao.

- Sau một chu kỳ nuôi, ao (ruộng) nuôi cần được tát cạn, vét bớt bùn đáy, phơi khô.

- Quản lý tốt thức ăn và hạn chế thức ăn thừa.

- Khi sử dụng phân bón, nhất là phân hữu cơ nên hoà thành dung dịch tưới khắp mặt ao. Lá dầm (phân xanh) trong ao phải được giữ ở tầng mặt và thường xuyên đảo trộn để chúng phân huỷ nhanh.

- Ao (ruộng) nuôi cua đồng đúng yêu cầu kỹ thuật, không sâu quá, không bị cớm rợp.

- Nên chu n bị máy đảo nước (sục khí) để đ y H2S thoát ra khỏi nước khi hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép.

- Định kỳ bón khoáng zeolite hoặc thuốc tím cũng góp phần làm giảm khí H2S trong ao nuôi.

* Biện pháp quản lý NH3:

Để hạn chế NH3 trong ao nuôi, cần:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO CUA ĂN VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI CUA (Trang 57 - 64)